Các chỉ tiêu nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống bơ (Persea americana Miller) thích hợp cho một số tỉnh Tây Nguyên (Trang 75 - 81)

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu cụ thể

2.3.2.1. Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các giống bơ chọn lọc địa phương và các giống mới nhập nội tại Đăk Lăk

- Phân tích đặc điểm di truyền các tính trạng kiểu hình theo phương pháp của IPGRI, 1995. Tính đa hình (Polymorphous) của các giống bơ, bao gồm dạng tán, kích thước tán, số lượng cành cấp 1, 2 và 3, khả năng phân cành, dạng tán lùn, cao, trung bình,…).

- Nghiên cứu đặc điểm ra hoa, đậu quả của các giống theo phương pháp so sánh sự lệch pha giữa nhóm hoa A và B của Bergh, 1969. Cụ thể:

Bảng 2.2. Đặc điểm các nhóm hoa A và B

TT Các chỉ tiêu theo dõi Nhóm hoa A Nhóm hoa B 1 Thời gian nở hoa

+ Nở lần 1 Buổi sáng Giữa trƣa

+ Nở lần 2 Trƣa ngày hôm sau Sáng ngày hôm sau

2

Thời gian chín của nhụy cái và nhị đực trên cùng một hoa (1 nhụy cái và 6 nhị đực)

Nhụy chín vào buổi sáng (nở lần 1) và nhị tung phấn vào buổi trƣa (nở lần 2)

Nhụy chín vào buổi trƣa (nở lần 1) và nhị tung phấn vào buổi sáng (nở lần 2)

3 Vị trí chùm hoa Nách lá và đầu cành Chỉ có ở đầu cành

4

Hình thức của nhị đực khi chƣa bung bao phấn ở trên đầu

Thẳng đứng xung quanh nhụy cái và cụm bao phấn vào phía trong

Đổ sang hai bên phía ngoài nhụy cái

5 Chu kỳ hoa nở 36 giờ 20 giờ

Nguồn: Tham khảo từ nghiên cứu của B.O. Bergh, 1969.

- Tổng số cây thí nghiệm: 38 giống x 10 cây/ giống = 380 cây.

- Các chỉ tiêu theo dõi:

+ Quá trình ra hoa, đậu quả của các giống bơ trong vườn tập đoàn giống.

+ Tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống bơ.

+ Tình hình sâu, bệnh hại trên cây và quả.

+ Quá trình chín của quả (Trước chín sinh lý, chín sinh lý và sau chín sinh lý) và thời điểm thu hái, quả rụng, tình trạng ra quả cách năm.

+ Phân tích, đánh giá chất lƣợng quả thông qua 5 chỉ tiêu cơ bản; tỷ lệ thịt quả, hàm lượng chất khô, lipít, đường và protein.

+ Mô tả cấu trúc hoa đực, hoa cái, hoa lƣỡng tính các nhóm hoa A & B.

+ Phân tích dạng quả các giống bơ (Dài, tròn,… đặc điểm cổ quả, độ dày vỏ, kích thước, khối lượng,…) và khả năng tăng trưởng quả.

2.3.2.2. Nghiên cứu so sánh và đánh giá một số giống bơ triển vọng tại các vùng sinh thái ở Tây Nguyên

- Thiết kế các thí nghiệm so sánh giống dựa vào đặc tính sinh vật học cây bơ theo phương pháp của Razeto và cộng sự năm 1994. Cụ thể:

- Mật độ trồng 210 cây/ ha, khoảng cách trồng 7 m x 7 m.

- Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (Randomized Complete Block Design, RCBD), 1 yếu tố và nhắc lại 3 lần.

- Tổng diện tích thí nghiệm: 6 ha (tại 3 tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng, mỗi tỉnh 2 ha).

- Tổng số cây thí nghiệm: 12 giống x 3 địa điểm x 3 lần nhắc x 12 cây/

giống = 1.296 cây.

- Xác định khối lƣợng quả và năng suất các giống bơ: Mỗi giống thu 10 quả và tính khối lƣợng trung bình /quả; giám định năng suất bằng cách đếm số quả trên cây và nhân với khối lƣợng trung bình /quả.

- Tiêu chuẩn chọn lọc: Đƣợc xây dựng trên cơ sở tham khảo tổng hợp tiêu chuẩn về thị trường, thương mại UNECE STANDARD FFV-42 và Codex standard for Avocado - Codex stan 197 -1995 của thế giới và của Châu Âu CX/FFV 11/16/5.

+ Về cây: Tuổi cây  7 tuổi, năng suất  50 kg quả/cây/năm, sinh trưởng, phát triển tốt và ít sâu, bệnh gây hại nghiêm trọng.

+ Về quả: Khối lƣợng  300 g, quả tròn đến bầu dục dễ đóng gói. Vỏ dày  1 mm, dễ bóc. Hàm lƣợng chất khô  23%, tỷ lệ thịt  65%, màu vàng kem đến vàng đậm, ít hoặc không có xơ, hàm lƣợng chất béo  13%. Hạt đóng khít vào thịt quả nhƣng vỏ hạt không dính chặt vào thịt quả và dễ tách hạt ra khỏi thịt quả khi chín.

- Các chỉ tiêu đánh giá và theo dõi:

+ Khả năng sinh trưởng, phát triển, thời điểm thu hoạch và năng suất

của các giống bơ.

+ Quá trình ra hoa, đậu quả, tăng trưởng quả,… của các giống bơ.

+ Khả năng chống chịu các giống bơ với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh nhƣ khô hạn, sâu, bệnh hại trên cây và quả,…

+ Đánh giá, phân tích thành phần dinh dƣỡng thịt quả bằng 4 chỉ tiêu chính (%): Hàm lượng chất khô, lipít, đường và protein trong phòng thí nghiệm chuyên ngành.

+ Đo đếm, phân tích và mô tả hình thái quả nhƣ: Khối lƣợng quả, màu sắc vỏ, thịt quả khi chín ăn đƣợc, độ cứng, dày vỏ, tỷ lệ (%) phần ăn đƣợc và hạt,… bằng cân đo, cảm quan thông thường.

+ Thời điểm thu hoạch các giống xác định bằng thời điểm thu chính.

- Tình hình sâu, bệnh hại chủ yếu của các giống bơ triển vọng tại Tây Nguyên.

+ Đăk Lăk: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

+ Lâm Đồng: Huyện Bảo Lộc.

+ Gia Lai: Thành phố Pleiku.

- Chỉ tiêu theo dõi: Thành phần sâu bệnh, mức độ phổ biến, tỷ lệ cây bị hại (%), mức độ gây hại của sâu, bệnh (%) trên từng giống. Mức độ phổ biến của sâu, bệnh hại đƣợc phân thành 4 cấp:

+ : < 25% số cây trong vườn xuất hiện sâu, bệnh (Rất ít phổ biến).

++ : 25 - 50% số cây trong vườn xuất hiện sâu, bệnh (Ít phổ biến).

+++ : > 50 - 75% số cây trong vườn xuất hiện sâu, bệnh (Phổ biến).

++++: > 75-100% số cây trong vườn xuất hiện sâu, bệnh (Rất phổ biến) * Tỷ lệ cây bị sâu, bệnh hại (%) đƣợc tính theo công thức:

 cây bị sâu, bệnh hại

Tỷ lệ cây bị hại (%) = --- x 100  cây thí nghiệm

* Mức độ gây hại sâu, bệnh hại (%) của từng giống bơ đƣợc phân thành 3 cấp:

+ : < 25% số cây trong vườn xuất hiện sâu, bệnh (Nhẹ).

++ : 25 - 75% số cây trong vườn xuất hiện sâu, bệnh (Trung bình).

+++ : > 75 - 100% số cây trong vườn xuất hiện sâu, bệnh (Nặng).

+ Đối với sâu hại: Thu thập sâu trưởng thành đem về phòng để mô tả màu sắc, đo kích thước của sâu. Kết hợp với việc sử dụng một số tài liệu mô tả đặc điểm hình thái sâu hại để xác định loài sâu hại.

+ Đối với bệnh hại: Thu thập mẫu bệnh mang về phòng thí nghiệm để phân lập và xác định tác nhân gây bệnh.

2.3.2.3. Nghiên cứu xác định thời điểm thu hoạch ở một số giống bơ triển vọng tại Đăk Lăk

- Đề tài tiến hành các thí nghiệm về xác định thời điểm thu hoạch cho 6 giống bơ triển vọng được chọn lọc trong nước: TA1, TA4, TA5, TA17, TA21, TA40 và 3 giống nhập nội Booth 7, Fuerte và Reed.

- Phương pháp thí nghiệm: Đánh dấu cây, cành và quả theo dõi, treo thẻ và ghi nhận ngày ra hoa, đậu quả trên từng giống. Thời điểm đậu quả đƣợc xác định khi quả đậu có đường kính từ 0,5 - 1 cm.

- Theo dõi và xác định thời điểm thu hoạch: Sau khi cây ra hoa đậu quả đƣợc 4 tháng tiến hành theo dõi diễn biến phần trăm chất khô trong quả, cách thức như sau: 20 ngày thu mẫu 1 lần, mỗi lần thu 5 quả (4 quả ở 4 hướng bên ngoài tán và 1 quả ở bên trong tán cây) sau đó tiến hành xác định tỷ lệ chất khô trong quả.

- Phương pháp xác định tỷ lệ chất khô như sau:

+ Quả sau khi thu hái tiến hành loại bỏ phần vỏ quả và vỏ hạt, chỉ lấy phần thịt quả, sau đó cắt thành từng lát mỏng theo chiều dọc của quả (yêu cầu các lát cắt phải có độ dày tương đối đều nhau và trong khoảng 0,5 mm), cho

và đĩa pettri 10 g mẫu tươi sau đó sấy khô đến trọng lượng không đổi xác định tỷ lệ phần trăm chất khô. Có thể sấy mẫu bằng lò vi sóng hoặc lò sấy.

+ Sấy mẫu bằng lò vi sóng National (do Nhật Bản sản xuất): Chế độ nhiệt của lò đƣợc đặc trƣng bởi các mức (vạch): high, medium high, medium, medium low, low defrozen. Do lò vi sóng có chế độ nhiệt không giống với lò sấy bình thường, nhiệt độ được tăng cường quá nhanh, nên khi ta sấy mức cao thì nước trong mẫu không thoát ra ngoài kịp làm cho bề mặt mẫu bị cháy mà bên trong nước vẫn còn, dẫn đến việc xác định hàm lượng chất khô không chính xác. Mức nhiệt độ đƣợc xem tốt nhất là medium low (3 vạch), dùng mức này để sấy mẫu trong thời gian 5 phút, sau đó sấy lại hai lần (mỗi lần ba phút) cho đến khi trọng lƣợng mẫu không đổi hoặc thay đổi rất ít thì hoàn tất quá trình sấy.

+ Sấy mẫu trong lò sấy cũng tương tự như lò vi sóng, nhưng thời gian sấy mẫu kéo dài hơn. Nhiệt độ sấy 1050C trong thời gian 4 giờ đối với bơ xanh (mới thu hái - chƣa chín), bơ chín chỉ cần sấy trong thời gian 3 - 3,5 giờ.

Tỷ lệ hàm lƣợng chất khô đƣợc tính theo công thức sau:

% 100

*

% B A

A DM C

 

Trong đó:

A: Trọng lƣợng đĩa;

B: Trọng lượng mẫu trước khi sấy gồm thịt quả tươi và trọng lượng đĩa;

C: Trọng lƣợng của mẫu sau sấy gồm thịt quả khô và trọng lƣợng đĩa.

- Các chỉ tiêu theo dõi: Diễn biến về phần trăm chất khô trong quả, sự thay đổi về hình thái của quả trong quá trình già chín: Biến đổi về màu sắc vỏ quả, màu sắc cuốn quả, màu sắc vỏ hạt,... và thời gian từ lúc thu hái đến khi quả chín.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống bơ (Persea americana Miller) thích hợp cho một số tỉnh Tây Nguyên (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)