3.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC GIỐNG BƠ CHỌN LỌC ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC GIỐNG MỚI NHẬP GIỐNG BƠ CHỌN LỌC ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC GIỐNG MỚI NHẬP
3.1.1. Đặc điểm hình thái của các giống bơ 10 tuổi (năm 2013)
Đặc điểm về hình thái của giống bao gồm; khả năng phát triển cành nhánh, hình dạng, kích thước tán, số lượng gân, màu sắc lá non,… là những tính trạng cơ bản chỉ có thể định tính đƣợc, thể hiện rõ đặc điểm di truyền của từng giống. Trong chọn tạo giống, nhiều tác giả thường mô tả khá kỹ lưỡng và chi tiết nhằm phân biệt sự khác nhau về kiểu hình của từng giống. Các giống bơ trong vườn tập đoàn được trồng năm 2002 bằng cây ghép trên giống gốc ghép TA44, đề tài đã tiến hành theo dõi, đánh giá nhiều năm và số liệu đƣợc cập nhật, thu thập trong luận án ở các năm từ 2011 - 2013. Tuy nhiên trong báo cáo này, các số liệu chỉ đƣợc phân tích tập trung vào năm gần nhất 2013, các năm trước đó được đưa vào phần phụ lục tại các bảng 3.1.1 và 3.4.1 của báo cáo này.
Cơ sở khoa học để xác định mật độ trồng thích hợp cho các giống bơ là đường kính tán, bởi chúng ảnh hưởng lớn đến khả năng quang hợp của cây thông qua việc tiếp xúc và hấp thu ánh sáng mặt trời. Sự chênh lệch và khác nhau về đường kính tán giữa các giống thể hiện qua bảng 3.1.
Bảng 3.1. Dạng tán, độ dày và đường kính tán các giống bơ (năm 2013) TT Giống Đường kính tán (m) Hình dạng tán, độ dày tán
1 TA1 5,00 Tán trung bình, tròn dẹt, cây yếu 2 TA2 5,80 Tán thƣa, hình trụ, cây yếu 3 TA3 5,40 Tán thƣa, tròn dẹt, cây yếu
4 TA4 6,50 Tán trung bình, tròn dẹt, cây khỏe
5 TA5 8,00 Tán dày, hình trụ, cây khỏe
6 TA6 9,00 Tán thƣa, hình chóp, cây khỏe
7 TA7 5,50 Tán trung bình, tròn dẹt
8 TA8 7,30 Tán thƣa, tròn dẹt, cây khỏe
9 TA9 4,00 Tán dày, hình chóp, khỏe
10 TA16 5,50 Tán thƣa, hình trụ, cây yếu
11 TA17 7,30 Tán dày, tròn dẹt
12 TA19 6,20 Tán trung bình, hình chóp, khỏe 13 TA20 8,00 Tán dày, hình chóp, cây khỏe 14 TA21 8,00 Tán thƣa, hình chóp, cây yếu 15 TA26 6,30 Tán dày, tròn dẹt, cây yếu
16 TA31 5,90 Tán trung bình, tròn dẹt, cây khỏe 17 TA36 7,30 Tán thƣa, tròn dẹt, cây yếu
18 TA37 6,70 Tán thƣa, tròn dẹt, cây yếu 19 TA39 6,50 Tán dày, hình chóp, cây khỏe 20 TA40 6,40 Tán thƣa, hình chóp, cây yếu 21 TA44 5,00 Tán dày, tròn dẹt, cây khỏe 22 TA45 6,30 Tán thƣa, tròn dẹt, cây yếu 23 TA47 5,50 Tán dày, hình chóp, cây khỏe 24 TA48 5,60 Tán dày, hình chóp, cây khỏe
TT Giống Đường kính tán (m) Hình dạng tán, độ dày tán 25 TA50 7,10 Tán dày, tròn dẹt, cây khỏe 26 TA54 5,90 Tán dày, tròn dẹt, cây khỏe 27 Số 5 5,50 Tán thƣa, hình chóp, cây yếu 28 Booth 7 8,00 Tán trung bình, hình trụ 29 Hass 6,00 Tán dày, tròn dẹt, cây yếu 30 Tiger 9,00 Tán dày, hình chóp, cây khỏe 31 Ardith 6,20 Tán thƣa, hình chóp, cây yếu 32 Reed 5,50 Tán thƣa, hình trụ, cây khỏe 33 Edtinger 6,30 Tán thƣa, hình trụ, cây khỏe 34 Fuerte 6,00 Tán thƣa, hình trụ, cây yếu 35 Sharwill 6,30 Tán dày, tròn dẹt, cây khỏe
36 GA 4,20 Tán thƣa, hình trụ, cây yếu
37 GB 5,20 Tán thƣa, hình chóp, cây khỏe
38 GC 5,60 Tán dày, dẹt, cây khỏe
Trung bình 6,31
CV(%) 18,44
Đường kính tán thể hiện đặc điểm di truyền của từng giống và năng suất cao hay thấp có thể còn đƣợc quyết định bởi chính yếu tố này, về lý thuyết thì đường kính tán càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao vì cây bơ ra quả chủ yếu ở đầu cành. Tuy nhiên, mối tương quan này cần những nghiên cứu sâu hơn mới có thể kết luận chính xác đƣợc. Quá trình theo dõi và đánh giá các giống bơ trong vườn cho thấy giống có đường kính tán lớn nhất đạt 9 m, nhỏ nhất đạt 4 m. Nhìn chung các giống có khả năng phát triển bộ tán khá tốt, đạt trung bình 6,31 m, tuy nhiên có sự khác nhau lớn giữa các giống, phân tích thống kê cho hệ số biến động rất cao, khoảng 18% đã chứng minh sự khác biệt này. Trong điều kiện thí nghiệm tại một số tỉnh thuộc Tây
Nguyên, các giống đƣợc trồng trên vùng đất đỏ ba zan màu mỡ có độ phì cao trên 4,5%, lƣợng mƣa trung bình nhiều năm trên 1.800 mm và nhiệt độ bình quân 220C rất thích hợp cho các giống bơ phát triển mạnh, đặc biệt các giống nhập nội từ Mỹ có tốc độ phát triển rất mạnh gần gấp 2 lần so với nơi trồng bản địa. Tuy nhiên, các giống phát triển quá mạnh sẽ dẫn đến hầu hết các giống cho năng suất thấp do khả năng thu nhận phấn bị hạn chế bởi bộ tán quá dày. Thông thường ở nhiều vùng thuộc các nước mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa do có nhiệt độ cao, mƣa nhiều nên các giống bơ phát triển rất mạnh về cành nhánh, cành dài hơn so với các nước mang đặc điểm khí hậu á nhiệt đới và lạnh.
Dạng tán là một đặc điểm khá đặc trƣng của các giống, dựa vào cấu trúc bộ tán cũng có thể phần nào phân biệt đƣợc sự khác nhau giữa các giống.
Sự hình thành bộ tán thƣa, trung bình hay dày tùy thuộc vào cấu trúc cũng nhƣ hệ thống các cành cấp 1 và các cành thứ cấp nhiều hay ít. Qua theo dõi cho thấy hầu hết các giống có bộ tán thƣa và dày, còn lại rất ít giống có bộ tán trung bình.
Bảng 3.2. Phân nhóm các giống theo đường kính tán Dạng tán Số giống Tên các giống
Thƣa 17
TA2, TA3, TA6, TA8, TA16, TA21, TA36, TA37, TA40, TA45, Số 5, Ardith, Reed, Ettinger, Fuerte, GA, GB.
Trung bình 6 TA1, TA4, TA7, TA19, TA31, Booth 7.
Dày 15
TA5, TA9, TA17, TA20, TA26, TA29, TA44, TA47, TA48, TA50, TA54, Hass, Tiger, Sharwill, GC
Tổng 38
Việc phân nhóm đường kính tán của các giống rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn và khoa học sẽ quyết định đến 2 yếu tố chủ yếu là việc lựa chọn khoảng cách trồng thích hợp và hình thức canh tác trồng xen canh với các loài cây trồng khác. Thông thường những giống có bộ tán thưa và trung bình được trồng dày hơn, như ở các nước Mỹ, Úc, Mêxicô,… trồng thuần ở khoảng cách rất dày 3 x 3 m tương đương với mật độ trồng 1.100 cây/ ha thay vì ở Việt Nam trồng thuần với khoảng cách 6 x 8 m, tương đương với mật độ 210 cây/
ha và chỉ bằng 1/5 mật độ của các nước trồng bơ trên thế giới. Ngược lại, đối với các giống có dạng tán dày hơn thông thường trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5 m hoặc 3 x 3 m, tương đương với mật độ dày khoảng 1.100 cây/ ha.
Bảng 3.3. Khả năng phát triển cành nhánh các giống bơ 10 tuổi (năm 2013)
TT Giống Số cành
Tổng số Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
1 TA1 14 14 154 182
2 TA2 10 21 231 262
3 TA3 12 28 252 292
4 TA4 10 13 117 140
5 TA5 12 31 372 415
6 TA6 13 25 275 313
7 TA7 10 17 187 214
8 TA8 12 20 240 272
9 TA9 6 11 88 105
10 TA16 11 18 162 191
11 TA17 7 9 72 88
12 TA19 8 15 135 158
13 TA20 11 13 91 115
TT Giống Số cành
Tổng số Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
14 TA21 6 19 95 120
15 TA26 7 23 276 306
16 TA31 9 14 98 121
17 TA36 14 25 325 364
18 TA37 11 26 130 167
19 TA39 10 13 78 101
20 TA40 12 23 92 127
21 TA44 10 16 128 154
22 TA47 12 12 120 144
23 Số 5 10 21 126 157
24 Booth 7 11 24 312 347
25 Hass 6 18 126 150
26 Tiger 15 28 252 295
27 Ardith 12 17 119 148
28 Reed 7 19 114 140
29 Ettinger 14 26 208 248
30 Fuerte 9 13 104 126
31 Sharwill 9 19 133 161
32 GA 11 17 119 147
33 GB 7 15 90 112
34 GC 7 14 112 133
Trung bình 10 19 163 192
CV% 10,15 18,73 162,73
Ở hầu hết các loài cây trồng, sự hình thành và phát triển các loại cành sơ cấp, thứ cấp là một trong những yếu tố quan trọng nhất liên quan đến khả năng cho năng suất của cây trồng. Cấu trúc bộ tán của các giống bơ đƣợc quyết định bởi hệ thống số lƣợng các cành nhánh cấp một và cành thứ cấp khác, chủ yếu vẫn là hệ thống các cành nhánh chính bao gồm cành cấp 1, 2 và 3. Thực tế quan sát cho thấy, giống có bộ tán thưa thường có trung bình dưới 150 cành, bộ tán trung bình trong khoảng từ 150 - 250 cành và tán dày trên 300 cành. Tại các nước trồng bơ trên thế giới chưa thấy một nghiên cứu nào liên quan đến cấu trúc bộ tán và hệ thống các cành nhánh trên cây bơ, các giống mới được chọn tạo ra chủ yếu theo hướng mục tiêu cho năng suất cao, chất lượng tốt và sản xuất thường áp dụng theo phương thức thâm canh cao.