Đặc điểm chung về điều kiện sinh thái của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống bơ (Persea americana Miller) thích hợp cho một số tỉnh Tây Nguyên (Trang 59 - 64)

1.2. CÁC NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM

1.2.3. Đặc điểm chung về điều kiện sinh thái của địa bàn nghiên cứu

Tỉnh Đăk Lăk có địa hình hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.

Khí hậu toàn tỉnh đƣợc chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt, mùa mƣa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất thường tập trung vào các tháng

7, 8 và 9, chiếm trên 60% lƣợng mƣa trong năm. Riêng vùng phía Đông do chịu ảnh hưởng của dãy Đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng.

Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1.600 - 1.800 mm.

Tỉnh Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Khí hậu ở đây đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Trong đó, mùa mƣa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 22 - 250C. Vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 - 1.750 mm và vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm từ 2.200 - 2.500 mm.

Tỉnh Lâm Đồng do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, chính vì vậy khí hậu Lâm Đồng đƣợc chia làm 2 mùa riêng biệt mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ cũng thay đổi rõ rệt giữa các khu vực và càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 - 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm. Lượng mưa trung bình 1.750 - 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 - 87%.

Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.

1.2.3.2. Đất đai

Tỉnh Đăk Lăk có diện tích tự nhiên 13.085 km2, trong đó chủ yếu có nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác nhƣ: đất phù sa, đất gley, đất đen. Các đất hình thành từ đá bazan có độ phì khá cao, độ pH từ trung tính đến chua, đạm và lân tổng số khá. Sự đồng nhất cao giữa độ phì nhiêu tự

nhiên và độ phì nhiêu thực tế của các nhóm đất và loại đất, đƣợc phân bố trên cao nguyên Buôn Ma Thuột trải dài khoảng 90 km theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và rộng khoảng 70 km. Phía Bắc cao nguyên là huyện Ea H’Leo cao gần 800 m, phía Nam cao 400 m, càng về phía Tây chỉ còn 300 m và bề mặt cao nguyên rất bằng phẳng chỉ còn điểm một vài đồi núi.

- Nhóm đất phù sa (Fuvisols): Đƣợc hình thành và phân bố tập trung ven các sông suối trong tỉnh. Tính chất của loại đất này phụ thuộc vào sản phẩm phong hoá của mẫu chất,…

- Nhóm đất Gley (Gleysols): Phân bố tập trung ở các khu vực thấp trũng thuộc các huyện Lăk, Krông Ana và Krông Bông.

- Nhóm đất xám (Acrisols): Là nhóm lớn nhất trong số các nhóm đất có mặt tại Đăk Lăk, phân bố ở hầu hết các huyện.

- Nhóm đất đỏ (Ferrasol, trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan): Là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ hai (sau đất xám) chiếm tới 55,6% diện tích đất đỏ bazan toàn Tây Nguyên. Đất đỏ bazan còn có tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62 - 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao,... rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế nhƣ cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh Đăk Lăk.

Tỉnh Gia Lai có 26 loại đất, gồm 7 nhóm chính:

- Nhóm đất phù sa có diện tích 46.430 ha, chiếm 3% diện tích tự nhiên, phân bố ở nơi có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước (sông suối lớn) và có tầng đất dày. Đây là loại đất tốt, thích hợp cho việc trồng các loại rau, hoa màu và lương thực.

- Nhóm đất xám có diện tích 364.806 ha, chiếm 23,55% diện tích tự nhiên tập trung thành vùng dọc theo sông Ba, sông Ayun ở Tây Nam huyện

Chƣ Prông và các huyện, thị nhƣ An Khê, Đăk Pơ, Ayun Pa và Ia Pa. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, khả năng giữ chất dinh dưỡng kém nên nghèo dinh dƣỡng. Loại đất này thích hợp với những loại cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ mía, vừng, sắn, thuốc lá, đậu đỗ các loại hoặc trồng rừng để giữ đất.

- Nhóm đất đen có tổng diện tích 27.870 ha, chiếm 1,8% diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở các huyện Mang Yang, Chƣ Prông, Chƣ Sê và Đức Cơ. Trên diện tích này thích hợp cho việc trồng rừng, khôi phục thảm thực vật để bảo vệ đất.

- Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 781.765 ha, chiếm 50,44% diện tích tự nhiên tập trung ở các huyện trên cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hnừng, thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, chè, hồ tiêu, cao su và cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu, lương thực.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi có diện tích 175.582 ha chiếm 11,35% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc và Đông Bắc tỉnh, có độ cao từ 1.000 m trở lên. Loại đất này chủ yếu dành cho phát triển lâm nghiệp.

- Nhóm đất thung lũng dốc tụ có diện tích 14.140 ha, chiếm 0,91% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 300 - 700 m, độ dốc từ 3 - 800 trên địa bàn các huyện Mang Yang, Chƣ Sê, vùng Ayun Pa và Thành phố Pleiku.

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 113.423 ha, chiếm 7,32%

diện tích tự nhiên tập trung ở các huyện, thị nhƣ An Khê, Ayun Pa, Phú Thiện, Krông Pa. Nhóm đất này không có khả năng khai thác để phát triển nông nghiệp và thích hợp cho việc trồng rừng bảo vệ đất.

Tỉnh Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất:

- Nhóm đất phù sa (fluvisols).

- Nhóm đất glây (gleysols).

- Nhóm đất mới biến đổi (cambisols).

- Nhóm đất đen (luvisols).

- Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols).

- Nhóm đất xám (acrisols).

- Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols).

- Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols).

Đất có độ dốc dưới 250 chiếm trên 50%, đất dốc trên 250 chiếm gần 50%. Đất của Lâm Đồng rất tốt, màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó 200.000 ha đất đỏ bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao nhƣ cà phê, chè, dâu tằm,...

Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao.

Đất dùng cho canh tác nông nghiệp còn lại khá lớn nhƣng nằm rải rác xa các khu dân cƣ, khả năng khai thác thấp vì bị úng ngập hoặc bị khô hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu hoặc kết von, độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng không cao... Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60% và còn lại là đất trống đồi núi bỏ hoang (khoảng 40%).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống bơ (Persea americana Miller) thích hợp cho một số tỉnh Tây Nguyên (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)