Sinh trưởng và phát triển các giống bơ 10 tuổi (năm 2013)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống bơ (Persea americana Miller) thích hợp cho một số tỉnh Tây Nguyên (Trang 88 - 101)

3.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC GIỐNG BƠ CHỌN LỌC ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC GIỐNG MỚI NHẬP GIỐNG BƠ CHỌN LỌC ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC GIỐNG MỚI NHẬP

3.1.2. Sinh trưởng và phát triển các giống bơ 10 tuổi (năm 2013)

TT Giống Đường kính gốc (m) Chiều cao cây (m) Nhóm hoa

1 TA1 0,29 5,80 A

2 TA2 0,24 5,50 B

3 TA3 0,20 4,50 A

4 TA4 0,27 4,70 A

5 TA5 0,36 7,20 B

6 TA6 0,34 5,50 B

7 TA7 0,25 4,00 A

8 TA8 0,39 5,70 B

9 TA9 0,29 4,80 A

10 TA16 0,23 5,30 A

11 TA17 0,27 6,40 A

12 TA19 0,28 5,60 A

13 TA20 0,32 6,20 B

TT Giống Đường kính gốc (m) Chiều cao cây (m) Nhóm hoa

14 TA21 0,33 5,80 B

15 TA26 0,33 5,10 B

16 TA31 0,39 5,90 A

17 TA36 0,27 5,70 B

18 TA37 0,30 6,00 B

19 TA39 0,25 4,60 A

20 TA40 0,24 5,80 B

21 TA44 0,20 5,50 A

22 TA45 0,38 5,60 A

23 TA47 0,23 4,40 A

24 TA48 0,34 6,00 A

25 TA50 0,28 6,54 B

26 TA54 0,25 6,78 B

27 Số 5 0,24 5,10 B

28 Booth 7 0,30 6,20 B

29 Hass 0,28 5,80 A

30 Tiger 0,40 5,80 B

31 Ardith 0,26 6,00 A

32 Reed 0,33 6,00 A

33 Ettinger 0,29 5,60 B

34 Fuerte 0,25 5,70 B

35 Sharwill 0,30 4,00 B

36 GA 0,38 4,60 A

37 GB 0,33 4,00 B

38 GC 0,24 3,40 A

Trung bình 0,29 5,45

CV (%) 18,44 15,25

Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các giống bơ phụ thuộc lớn vào điều kiện sinh thái từng vùng. Ngoài yếu tố về đất đai thì khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển nhanh hay chậm của cây bơ, tại hầu hết địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có nhiệt độ không khí bình quân năm khoảng từ 22 - 230C là điều kiện lý tưởng để các giống bơ sinh trưởng, phát triển tốt và đặc biệt tại địa bàn Đăk Lăk có nhiệt độ không khí bình quân năm khoảng 240C thích hợp nhất cho các giống bơ sinh trưởng, phát triển. Quá trình đánh giá khả năng thích ứng của các giống bơ tại Đăk Lăk cho thấy, sau 10 năm trồng các giống sinh trưởng, phát triển khá tốt và các chỉ tiêu này được thể hiện rõ ở mức độ tăng trưởng đường kính gốc, khả năng phát triển mạnh về chiều cao cây và đường kính tán. Chi tiết về khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống nhƣ sau.

Tăng trưởng đường kính gốc, các giống có đường kính trung bình đạt 0,29 m, cây có đường kính gốc lớn nhất đạt 0,40 m và nhỏ nhất đạt 0,20 m.

Qua phân tích thống kê cho hệ số biến động khá cao, khoảng 18%, điều này chứng tỏ có sự khác nhau rất lớn về mức độ tăng trưởng về đường kính và các giống sinh trưởng không đồng đều. Tương tự, khả năng phát triển về chiều cao cây cũng cho thấy có sự khác biệt rất lớn giữa các giống trong vườn với độ biến động khá lớn khoảng 15%. Giống có chiều cao lớn nhất đạt trên 7 m thể hiện đƣợc ƣu thế về chiều cao cây, giống thấp nhất 3,40 m. Về mặt canh tác, đặc điểm về chiều cao cây có thể quyết định đến các hình thức thâm canh hay trồng xen khác nhau. Các giống TA1, TA5, TA17, TA20, TA21, TA31, TA40, TA48, TA50, TA54, Booth 7, Reed và GA có tốc độ sinh trưởng, phát triển mạnh nhất chứng tỏ đƣợc ƣu điểm vƣợt trội của các giống này trong điều kiện sinh thái Đăk Lăk. Tuy nhiên việc chọn lọc giống đáp ứng mục tiêu xuất khẩu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố quan trọng hơn nhƣ năng suất và chất lƣợng của giống.

Nhóm hoa, đặc biệt rất quan trọng trong chọn giống bởi chúng liên quan đến khả năng thụ phấn và hình thành năng suất của các giống khác nhau.

Qua theo dõi cho thấy có 19 giống mang nhóm hoa A và 19 giống mang nhóm hoa B, đây là chỉ tiêu quan trọng để xác định các cặp lai thích hợp cho các thí nghiệm tiếp theo. Đặc điểm thực vật học của 2 nhóm hoa A và B đƣợc nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu rất kỹ lƣỡng và đã chứng minh đƣợc ở cả 2 nhóm hoa trên tất cả các giống bơ đều mang hoa lƣỡng tính mà không có hoa đực và cái riêng biệt. Trên cùng 1 hoa đều có nhị đực và nhụy cái hình thành song song nhau, tuy nhiên cấu trúc của 2 nhóm hoa này rất khác nhau và trên cùng một giống chỉ có một nhóm hoa duy nhất A hoặc B.

Quan sát cấu trúc 2 nhóm hoa cho thấy; hoa nhóm A có 6 nhị phân bố thẳng đứng xung quanh và cao bằng với đầu nhụy cái, bao phấn cụm vào phía trong nên các giống mang nhóm hoa này có thể tự thụ phấn đƣợc nhƣng tỷ lệ chỉ đạt trung bình rất thấp 0,47%, ngƣợc lại hoa nhóm B có 6 nhị đực đổ về hai bên phía ngoài nhụy cái nên các giống mang nhóm hoa này không thể tự thụ phấn đƣợc. Điều này khẳng định cây bơ là loài giao phấn chéo bắt buộc.

Sự trao đổi phấn giữa 2 nhóm hoa đặc biệt có ý nghĩa trong cải thiện giống, giảm thiểu khả năng thoái hóa giống do thụ phấn trong cùng một nhóm hoa.

Cấu trúc hoa nhóm A và B của cây bơ

Nhóm hoa A Nhóm hoa B

Núm nhụy Vòi nhụy Bao phấn

Chỉ nhị Bầu nhụy Cánh hoa

Đế hoa Cuống hoa

Nhóm hoa A

Nhóm hoa B

Noãn Bầu nhụy

Đế hoa Chỉ nhị Bao phấn Cánh hoa

Lá một trong những bộ phận quan trọng nhất của cây trồng, bởi vì chúng không chỉ ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây mà còn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lƣợng của quả bơ.

Bảng 3.5. Đặc điểm lá của các giống bơ

TT Giống Dài cuống (cm) Rộng lá (cm) Dài lá (cm) Số cặp gân

1 TA1 2,50 6,00 12,00 8,33

2 TA2 3,20 6,73 13,10 6,33

3 TA3 2,57 5,70 15,07 7,00

4 TA4 1,93 6,23 13,57 7,67

5 TA5 2,47 5,67 11,87 7,67

6 TA6 2,63 6,77 13,27 8,00

7 TA7 3,47 8,83 18,93 7,33

8 TA8 3,60 6,83 19,40 7,00

9 TA9 2,30 7,90 16,00 7,33

10 TA16 2,43 6,17 13,33 6,00

11 TA17 2,70 7,83 17,57 9,00

12 TA19 2,93 6,57 12,73 7,00

13 TA20 2,50 7,60 13,83 6,67

14 TA21 3,03 6,37 18,10 6,67

15 TA26 1,40 4,43 11,17 7,00

16 TA31 3,10 8,30 14,03 6,33

17 TA36 1,43 6,37 13,33 7,33

18 TA37 3,23 6,20 13,83 8,00

19 TA39 2,97 5,37 14,60 6,67

20 TA40 2,93 7,63 12,20 7,33

TT Giống Dài cuống (cm) Rộng lá (cm) Dài lá (cm) Số cặp gân

21 TA44 4,30 6,80 14,60 5,67

22 TA45 2,53 7,47 14,40 7,67

23 TA47 1,90 5,37 14,67 8,33

24 TA48 3,23 8,07 15,67 7,67

25 TA50 2,73 5,50 11,77 6,67

26 TA54 2,03 4,30 13,33 6,67

27 Số 5 2,67 6,70 11,10 5,67

28 Booth 7 2,90 7,77 13,67 8,00

29 Hass 3,43 7,10 16,00 8,67

30 Tiger 1,93 7,33 16,00 5,00

31 Ardith 3,53 6,17 15,33 6,33

32 Reed 2,77 5,63 13,53 7,00

33 Ettinger 2,90 7,31 18,27 7,00

34 Fuerte 2,00 4,93 13,17 6,33

35 Sharwill 1,43 5,80 13,90 6,33

36 GA 3,03 7,57 14,87 7,67

37 GB 1,67 4,97 10,97 6,33

38 GC 1,35 4,80 12,90 5,33

Trung bình 2,62 6,50 14,27 7,03

CV (%) 26,14 17,28 14,91 12,93

Bảng 3.5 cho thấy; thông qua việc mô tả chi tiết đặc điểm các tính trạng về lá như hình dạng, kích thước và số gân của lá đã thể hiện sự khác nhau rất rõ nét giữa các giống bơ. Độ dài cuống lá trung bình của các giống khoảng 2,62 cm, trong đó cuống lá ngắn nhất giống GC và dài nhất giống TA44.

Rộng lá trung bình 6,50 cm, hẹp nhất là giống TA54 và rộng nhất là giống TA7. Dài lá trung bình 14,27 cm, giống GB có lá ngắn nhất và giống TA8 có

lá dài nhất. Gân lá trung bình khoảng 7 gân/ lá, giống Tiger có số gân lá ít nhất và giống TA17 có số gân lá nhiều nhất. Hệ số biến động giữa các chỉ tiêu theo dõi về đặc điểm lá giữa các giống lớn hơn 13% khá cao, điều này thể hiện sự khác biệt rất rõ nét, đồng thời cũng cho phép chúng ta nhận biết và phân biệt đƣợc sự khác nhau của các giống.

Từ kết quả trên có thể phân nhóm các giống theo kích cỡ lá trong vườn vật liệu giống gồm nhóm lá nhỏ 5 giống, lá trung bình 20 giống và lá to 13 giống. Như vậy, hầu hết các giống bơ trong vườn có kích thước lá vừa phải, rất ít giống có nhóm lá nhỏ. Bảng 3.6 thể hiện rõ các đặc điểm này.

Bảng 3.6. Phân nhóm các giống theo chiều rộng lá (cm) Kích cỡ lá (cm) Số giống Tên các giống

≤ 5,00 5 TA26, TA54, Fuerte, GB, GC

5,00 - 7,00 20

TA1, TA2, TA3, TA4, TA5, TA6, TA8, TA16, TA19, TA21, TA36, TA37, TA39, TA44, TA47, TA50, Số 5, Ardith, Reed, Sharwill

≥ 7,00 13

TA7, TA9, TA17, TA20, TA31, TA40, TA45, TA48, Booth 7, Hass, Tiger, Ettinger, GA

Tổng 38

Là loại cây ăn quả lâu năm, cây bơ có khả năng sinh trưởng, phát triển khá tốt và thực tế theo dõi cho thấy thuông thường cứ 3 tuần ra một đợt lá non. Lá là cơ quan quan trọng bậc nhất của cây trồng có chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp, về mặt lý thuyết thông thường những giống bơ có lá to, tiết diện bề mặt lá rộng và phẳng sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn giống có lá nhỏ do khả năng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đƣợc nhiều hơn và tổng hợp dinh dƣỡng tốt hơn.

Bảng 3.7. Màu sắc, hình thái đặc trƣng của lá các giống bơ TT Giống Dạng lá Màu sắc lá

Mép phiến lá Non Bánh tẻ

1 TA1 Trái xoan Xanh vàng Xanh Phẳng 2 TA2 Trứng ngƣợc Xanh vàng Xanh Phẳng

3 TA3 Thuôn Nâu đỏ Xanh đậm Phẳng

4 TA4 Mũi mác Xanh vàng Xanh đậm Phẳng

5 TA5 Mũi mác Xanh vàng Xanh Phẳng

6 TA6 Hình thuôn Xanh vàng Xanh Gợn sóng nhiều 7 TA7 Mũi mác-thuôn Nâu đỏ Xanh đậm Phẳng

8 TA8 Mũi mác-thuôn Xanh vàng Xanh đậm Phẳng 9 TA9 Mũi mác Xanh vàng Xanh đậm Phẳng 10 TA16 Trái xoan Xanh vàng Xanh đậm Phẳng

11 TA17 Trái xoan Xanh vàng Xanh Gợn sóng ít 12 TA19 Mũi mác-thuôn Xanh vàng Xanh Phẳng

13 TA20 Mũi mác Xanh vàng Xanh đậm Phẳng 14 TA21 Mũi mác Nâu đỏ Xanh đậm Gợn sóng ít 15 TA26 Mũi mác Xanh vàng Xanh Gợn sóng ít 16 TA31 Mũi mác Xanh vàng Xanh đậm Gợn sóng ít

17 TA36 Mũi mác Xanh vàng Xanh Phẳng

18 TA37 Trái xoan Nâu đỏ Xanh Gợn sóng ít

19 TA39 Mũi mác Xanh vàng Xanh Phẳng

20 TA40 Trứng ngƣợc Nâu đỏ Xanh đậm Phẳng

21 TA44 Mũi mác Xanh vàng Xanh Phẳng

22 TA45 Trái xoan Xanh vàng Xanh Gợn sóng ít

23 TA47 Mũi mác Nâu đỏ Xanh Phẳng

TT Giống Dạng lá Màu sắc lá

Mép phiến lá Non Bánh tẻ

24 TA48 Trái xoan Xanh vàng Xanh Phẳng 25 TA50 Mũi mác Xanh vàng Xanh đậm Phẳng 26 TA54 Mũi mác Nâu đỏ Xanh đậm Phẳng 27 Số 5 Trái xoan Nâu đỏ Xanh đậm Phẳng 28 Booth 7 Tròn Nâu đỏ Xanh đậm Gợn sóng ít 29 Hass Trái xoan Nâu đỏ Xanh đậm Phẳng 30 Tiger Mũi mác-thuôn Nâu đỏ Xanh Phẳng

31 Ardith Mũi mác Nâu đỏ Xanh Phẳng

32 Reed Tròn Nâu đỏ Xanh đậm Phẳng

33 Edtinger Tròn Nâu đỏ Xanh Phẳng

34 Fuerte Tròn Nâu đỏ Xanh đậm Gợn sóng nhiều 35 Sharwill Mũi mác Xanh vàng Xanh đậm Gợn sóng nhiều 36 GA Mũi mác Xanh vàng Xanh Gợn sóng ít

37 GB Mũi mác Nâu đỏ Xanh Phẳng

38 GC Mũi mác Nâu đỏ Xanh Gợn sóng ít

Các giống có dạng lá biến động từ hình thuôn dài đến tròn, trong đó chủ yếu hình mũi mác và điều này cũng cho thấy rằng đây là đặc điểm chung của các giống bơ trồng trong vườn vật liệu giống gốc, mặc dù giữa các giống có sự khác nhau về hình dạng lá nhưng không đáng kể. Tương tự như vậy, đối với màu sắc lá non của các giống biến động từ xanh đến nâu đỏ và màu trung gian xanh vàng chiếm ƣu thế ở hầu hết các giống. Đối với màu sắc của lá trưởng thành thường có màu xanh đến xanh đậm. Mép phiến lá một trong những đặc trưng của từng giống, thông thường các giống có mép lá từ gợn sóng nhiều đến phẳng. Tất cả những đặc điểm trên đây cho phép nhà chọn giống có thể phân biệt dễ dàng các giống khác nhau.

Dựa vào đặc điểm thực vật học của từng giống khi phân nhóm đánh giá, so sánh sự khác nhau giữa các giống người ta thường dựa vào kiểu hình đặc trƣng với các tính trạng thể hiện ra bên ngoài của từng giống. Đặc biệt là sự sai khác về các đặc điểm thân, lá, cành, rễ, năng suất và khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống bơ. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống bơ như chiều cao thân, đường kính gốc, đường kính tán, số lượng cành cấp 1 và 2 thường có mối tương quan rất chặt với nhau.

Màu sắc lá non, một trong những tính trạng đặc trƣng của từng giống, để có thể phân biệt đƣợc sự khác nhau giữa các giống thì ngoài sự kết hợp bởi nhiều tính trạng khác nhau, các nhà chọn giống thường dựa vào đặc điểm màu sắc lá non của các giống. Theo phân nhóm có thể thấy phần lớn các giống trong vườn tập đoàn giống có màu xanh vàng và nâu đỏ, Bảng 3.8 thể hiện rõ các đặc điểm này.

Bảng 3.8. Phân nhóm các giống theo màu sắc lá non Màu sắc lá Số giống Tên các giống

Xanh vàng 21

TA1, TA2, TA4, TA5, TA6, TA8, TA9, TA16, TA17, TA19, TA20, TA26, TA31, TA36, TA39, TA44, TA45, TA48, TA50, Sharwill, GA.

Nâu đỏ 17

TA3, TA7, TA21, TA37, TA40, TA47, TA54, Số 5, Booth 7, Hass, Tiger, Ardith, Reed, Ettinger, Fuerte, GB, GC

Tổng 38

Trong chọn giống các nhà khoa học thường đặc biệt quan tâm đến năng suất và chất lượng. Nhằm đạt được mục tiêu chọn giống người ta thường tiến hành các thí nghiệm, theo dõi, đánh giá và so sánh rất kỹ lƣỡng giữa nhiều giống với nhau nhằm lựa chọn đƣợc những giống ƣu tú phục vụ sản xuất. Sau đây là kết quả theo dõi, đánh giá đặc điểm ra hoa và đậu quả của các giống trong vườn tập đoàn giống.

Bảng 3.9. Biểu thời gian ra hoa của các giống bơ (tháng)

Quá trình quan trắc cho thấy; hầu hết các giống bơ ra hoa tập trung vào các tháng 1, 2, 3, 4 và kéo dài khoảng từ 2 đến 3 tháng. Cụ thể, có 7 giống ra hoa vào tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Có 12 giống ra hoa vào tháng 1, 2 và 3. Có 3 giống hoa vào tháng 2, 3 và tháng 4. Có 5 giống ra hoa vào tháng 1 và 2. Có 6 giống ra hoa vào tháng 2 và tháng 4. Có 5 giống ra hoa muộn nhất là vào tháng 3 và tháng 4. Cây bơ rất nhạy cảm với điều kiện môi trường, đặc biệt là thời kỳ phát dục của chúng, trong đó có 3 yếu tố chính là độ ẩm không khí, nhiệt độ và ánh sáng. Vì vậy, thời gian ra hoa của các giống bơ thường biến động theo năm.

Đối với địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có mùa khô kéo dài tới 6 tháng, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm kéo theo độ ẩm không khí rất thấp dưới 65%, biên độ nhiệt chênh lệch giữa ngày và đêm rất cao khoảng trung bình 7 - 110C rất thuận lợi cho các giống bơ phân hóa mầm hoa tốt. Tuy nhiên do độ ẩm không khí trong thời kỳ này rất thấp, đặc biệt vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 4 làm cho hiệu quả thụ phấn rất thấp do hạt phấn không nảy mầm trong ống nhụy đƣợc và teo đi. Những giống bơ nở hoa muộn trong thời điểm này thường cho năng suất thấp. Một nguyên nhân nữa dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp do cơ chế thụ phấn của các giống bơ rất phức tạp, nhiều giống có khả năng phối hợp chung rất kém, thông thường chỉ nhận phấn bởi một vài giống khác. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cũng khẳng định vấn đề này và cho kết quả tương tự.

T12 T1 T2 T3 T4 Các giống

TA2, TA45, TA50, TA54, Fuerte, Sharwill, GC TA1, TA3, TA6, TA7, TA19, TA21, Ardith, Booth 7, GA, Hass, Tiger, Số 5

TA31, Ettinger, GB

TA4, TA9, TA17, TA47, TA48

TA16, TA20, TA37, TA39, TA40, TA44 TA5, TA8, TA26, TA36, Reed

Bảng 3.10. Thời điểm thu hoạch của các giống bơ (tháng) T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Các giống

TA6, TA26, TA45

TA7, TA17, TA19, TA21

TA1, TA4, TA8, TA20, Ardith, Ettinger, Fuerte, Hass, Sharwill, Tiger, GC, Số 5

TA9, TA16, TA48 TA2, TA47

TA3, TA37, TA40

TA5, TA31, TA36, TA39, TA44 Booth 7, GA, Reed

Trong điều kiện Đăk Lăk thông thường cây bơ có 3 thời điểm thu hoạch chính, sớm vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 4, nhƣng rất hiếm khi có những giống này; thời điểm thu hoạch chính vụ chiếm đa số các giống và có số lƣợng lớn sản phẩm nằm trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 và thời điểm thu muộn vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 12. Trong điều kiện thí nghiệm cho thấy; hầu hết các giống có thời điểm chín chính vụ vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 với 35 giống chiếm 92%, có rất ít các giống chín muộn từ tháng 10 đến tháng 12 với 3 giống chiếm 8%.

Trong thực tế sản xuất thời điểm thu hoạch thường kéo dài trong khoảng từ 2 - 3 tháng, qua theo dõi tất cả các giống đều cho thu hoạch trong vòng 3 tháng. Có thể thấy thời gian thu hoạch càng ngắn thì mùa vụ càng tập trung, đây là những đặc điểm quý cần đƣợc quan tâm và ngƣợc lại nếu các giống bơ có thời gian thu hoạch quá dài sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng bảo quản rất khó khăn cũng như làm giảm lợi nhuận kinh tế cho người làm vườn.

Thời gian mang quả trên cây dài hay ngắn sẽ quyết định đến thời điểm thu hoạch, có một số giống cho khả năng mang quả trên cây rất dài nhƣ Booth 7, GA, Reed,... đặc điểm này sẽ đƣợc phân tích rõ hơn ở phần sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống bơ (Persea americana Miller) thích hợp cho một số tỉnh Tây Nguyên (Trang 88 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)