CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Các thí nghiệm được thiết kế và tiến hành theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng của Hiệp hội Quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV), TG/97/4, ngày 05/4/2006.
SƠ ĐỒ CHỌN LỌC GIỐNG BƠ TẠI TÂY NGUYÊN Đánh giá 26 dòng, giống thu
thập ở Tây Nguyên và 12 giống nhập nội trong vườn tập đoàn
tại Đăk Lăk (2002 - 2014)
Công nhận 4 giống TA1, TA3, TA5 và Booth 7 (2011)
Khảo nghiệm, so sánh và đánh giá 12 giống bơ triển vọng ở các
vùng sinh thái khác nhau tại Tây Nguyên (2006 - 2014)
Chọn lọc đƣợc 8 giống bơ triển vọng TA1, TA3, TA5, TA6, TA17, TA40, Booth 7 và Reed (2010)
2.3.1.2. Phương pháp tuyển chọn giống
- Thu thập các thông tin liên quan được ghi chép, lưu giữ đầy đủ theo phương pháp mô tả giống bơ của IPGRI, 1995 kết hợp với phỏng vấn PRA.
- Tiêu chuẩn tuyển chọn: Đƣợc xây dựng trên cơ sở tham khảo tổng hợp tiêu chuẩn về thị trường, thương mại UNECE STANDARD FFV - 42 và Codex standard for Avocado - Codex stan 197 - 1995 của thế giới và của Châu Âu CX/FFV 11/16/5. Cây tuyển chọn đƣợc theo dõi trong 2 - 3 năm liên tiếp, đạt các tiêu chuẩn chính nhƣ sau;
+ Cây: Sinh trưởng khỏe, không nhiễm một số bệnh nghiêm trọng như:
Chảy mủ gốc, thối gốc, thán thƣ. Tuổi cây 10 tuổi, năng suất 100 kg/cây/năm.
+ Quả: Khối lƣợng 300 g, quả tròn đến bầu dục dễ đóng gói. Vỏ dày 1 mm, dễ bóc khi chín. Hàm lƣợng chất khô 23 %, tỷ lệ thịt 65 %, màu vàng kem đến vàng đậm, ít hoặc không xơ, hàm lƣợng lipít 13 %. Hạt đóng khít vào thịt quả nhƣng vỏ hạt không dính chặt vào thịt quả, dễ tách hạt khỏi thịt quả khi chín.
+ Thời vụ: Có khả năng thu hoạch sớm, chính vụ và muộn.
- Các chỉ tiêu theo dõi và phân tích:
+ Mô tả chiều cao, đường kính thân, tán, tuổi, chỉ tiêu về năng suất, mùa vụ và kinh tế,…
+ Mỗi cây thu 10 quả, sau đó tiến hành đo đếm và phân tích thành phần dinh dƣỡng thịt quả trong phòng thí nghiệm về một số chỉ tiêu:
√ Đo đếm, phân tích và mô tả hình thái quả nhƣ: Khối lƣợng quả, màu sắc vỏ, thịt quả khi chín ăn đƣợc, độ cứng, dày vỏ và tỷ lệ (%) phần ăn đƣợc và hạt,… bằng cân đo, cảm quan thông thường.
√ Phân tích thành phần dinh dƣỡng quả bằng 4 chỉ tiêu chính (%): Hàm lượng chất khô, lipít, đường và protein trong phòng thí nghiệm chuyên ngành.
√ Thời gian thu hoạch của các cây đầu dòng đƣợc xác định bằng thời điểm thu chính.
2.3.1.3. Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu hóa lý tính đất
- Nguồn: Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng của Viện Nông hoá Thổ nhƣỡng (nhà xuất bản Nông nghiệp năm 1998).
- Đạm tổng số (N %): Công phá bằng H2SO4 và xúc tác. Chƣng cất mẫu bằng phương pháp Kjendalh.
- Hàm lượng Các bon, Chất hữu cơ (OM): Phương pháp Walkley-Black.
- Lân (P2O5 dễ tiêu): Theo phương pháp Bray II.
- Lân tổng số (P2O5 tổng số): Công phá bằng hỗn hợp axít sunfuric (H2SO4) và axít pecloric (HClO4). Tạo màu với Molipdatamon và đo mẫu bằng máy hấp thụ phân tử (Đo quang).
- Catrion trao đổi (CEC): Xác định bằng ống chiết có khóa (theo thủ tục phân tích đất của ISRIC - 1987).
- Nhôm (Al3+): Trao đổi bằng KCl 1 M, xác định bằng phương pháp chuẩn độ liên tiếp (theo thủ tục phân tích đất của ISRIC - 1987).
- Kali (K2O dễ tiêu): Trao đổi bằng H2SO4 0,1 N đốt mẫu trên máy hấp thụ nguyên tử (AAS).
- Kali tổng số (K2O tổng số): Công phá bằng hỗn hợp acidsunfuric (H2SO4) và Acidpecloric (HClO4). Đốt mẫu bằng máy hấp thụ nguyên tử (AAS).
- Canxi, Magie, Natri (Na), Mangan (Mn) trao đổi bằng CH3COONH4
1 M (pH = 7). Đốt mẫu bằng máy hấp thụ nguyên tử (AAS).
- Sắt dễ tiêu (Fe): Trao đổi bằng NH4-OAC 1 M (pH = 4,8). Đốt mẫu bằng máy hấp thụ nguyên tử (AAS).
- Đồng (Cu) và Kẽm (Zn): Trao đổi bằng HCl 0,1 N. Đốt mẫu bằng máy hấp thụ nguyên tử (AAS).
- pHH2O trao đổi với nước cất với tỉ lệ 1:2,5.
- pHKCl trao đổi bằng KCl 1 M với tỉ lệ 1:2,5.
- Tỷ trọng theo phương pháp Picnomet.
- Thành phần cơ giới theo phương pháp Pipet.
- Đoàn lạp theo phương pháp Rây ướt.
2.3.1.4. Phương pháp phân tích một số hàm lượng dinh dưỡng chủ yếu trong quả bơ
- Nguồn: Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng của Viện Nông hoá Thổ nhƣỡng (nhà xuất bản Nông nghiệp năm 1998).
- Chất béo (Lipít): Phân tích bằng phương pháp Soxhlet.
+ Mẫu đƣợc sấy ở nhiệt độ 600C đến khối lƣợng không đổi và sau đó tiến hành nghiền mịn.
+ Cân khoảng 3 g mẫu và gói bằng giấy lọc.
+ Cho mẫu vào bộ Soxhlet và chiết bằng dietylete trong thời gian 8 giờ.
+ Lấy mẫu ra, sấy đến khối lƣợng không đổi, để nguội trong bình hút ẩm và cân khối lƣợng.
+ Tính phần trăm chất béo (%).
- Prôtêin (%): Phân tích nitơ protein rồi quy về protein.
+ Cân khoảng 1 g mẫu cho vào cốc thuỷ tinh.
+ Thêm 50 ml nước nóng và đun đến sôi.
+ Kết tủa amino axit bằng Cu2+ trong môi trường kiềm (25 ml CuSO4
6% và 25 ml dung dịch NaOH 1,25%).
+ Để yên từ 2 - 3 giờ.
+ Lọc, rửa và làm khô kết tủa.
+ Phân tích nitơ trong kết tủa bằng phương pháp Kjendhal.
+ Tính hàm lƣợng nitơ rồi quy ra protein (% N x 6,25).
- Đường khử (%): Phân tích bằng phương pháp Bertrand.
+ Cân khoảng 5 g mẫu tươi mịn cho vào bình tam giác 500 ml đã có 100 ml nước cất, đun cách thuỷ trong 15 phút. Để nguội đến nhiệt độ thường, cho thêm 1 g Pb (CH3COO)2, thêm dung dịch Na2CO3 bão hoà đến môi trường kiềm để kết tủa tạp chất và thêm nước cất đến 500 ml.
+ Lấy 50 ml dung dịch lọc cho vào bình tam giác 250 ml đã có sẵn 10 ml dung dịch Feling A (CuSO4 0,4 M) và 10 ml dung dịch Feling B (Kali natri tartrat 1,6 M và NaOH 2,5 M). Đun sôi hỗn hợp trong 5 phút, Cu2O kết tủa sẽ xuất hiện. Lọc, rửa kết tủa.
+ Hoà tan kết tủa bằng dung dịch Fe2(SO4)3 0,1 M nóng (khoảng 10 ml). Dung dịch hứng đƣợc chuẩn độ bằng KMnO4 1/30.
+ Từ số ml KMnO4 tiêu tốn tra bảng sẽ có được lượng đường khử.
- Vật chất khô (%): Theo phương pháp sấy khô.
Cân chính xác 30 - 50 g mẫu tươi cho vào đĩa petri đã biết trước khối lƣợng. Đặt mẫu vào tủ sấy, tăng dần nhiệt độ lên đến 1050C, duy trì nhiệt độ 6 - 8 giờ (đến khi khối lƣợng không đổi). Cân khối lƣợng sau khi sấy.