5. STRESS VÀ HỘI CHỨNG THÍCH ỨNG CHUNG
6.2. TĂNG VÀ GIẢM CA++ HUYẾT
Nồng độ calci giảm có thể gây co giật các cơ, nguy hiểm ; còn kh i nồng độ chất này tăng có thể gây đọng calci và vôi hoá nhiều mô, cơ quan. Việc giữ ổn định nồng độ sinh lý của calci chủ yếu nhờ hoạt động cân bằng các tuyến nội tiết.
Lượng calci của cơ thể khoảng 1000 g, trong đó 99% tham gia cấu tạo xương ở dạng m uối không tan. Calci từ xương (và cơ) có thể trao đổi với máu, trở thành dạng ion hoá (Ca+ + ) tham gia đông máu, cũng như điều chỉnh hoạt động tế bào cơ và thần kinh. Chính các tuyến nội tiết có vai trò quyết định duy trì ổn định nồng độ Ca++ này.
- Parathorm on của tuyến cận giáp có tác dụng tăng cường hấp thu calci từ ruột và ống thận vào máu nhưng quan trọng nhất là tăng cường huy động calci từ xương.
Như vậy, tuyến này có vai trò làm tăng nồng độ calci trong máu mà tác dụng là chống chảy máu và chống co giật tự phát (sinh lý ) đồng thời cũng tạo ra nguy cơ vôi hoá các mô (bệnh lý). Tác nhân làm tuyến cận giáp tăng cường sản xuất hormon là sự giảm nồng độ calci trong máu. Tuy nhiên, dưới tác dụng của parathormon, các xương dần dần bị hao hụt lượng caloi của mình, có thể tớ i chỗ "loãng", "rỗ", kể cả gẫy tự phát.
- C alcitonin của tuyến giáp có tác dụng ngược lại : làm giảm calci trong máu theo cơ c h ế :
(1) Ngăn cản huy động calci từ xương ra
(2) Tăng cường đào thải calci ở thận. Như vậy, nó đối lập với parathormon. Vai trò sinh lý của nó là chống tăng quá mức nồng độ calci, chống vôi hoá các mô. Tác nhân kích thích sản xuất calcitonin là sự tăng cao nồng độ calci trong máu. Hai hormon phối hợp hoạt động (dựa vào sự tăng giảm nồng độ Ca++ ở máu) để duy trì Ổn định nồng độ calci trong máu. Tuy vậy, hậu quả chung là nguồn calci từ xương sẽ bị hao hụt dần.
- Vitam in D. Trong quá trình tiến hoá sinh vật, vitam in này đã từng là một
"hormon", với đầy đủ 4 tiêu chuẩn : (1) N ơi sản xuất là da
(2) Nguyên liệu ban đầu là cholesterol (3) Tác nhân kích thích là tia tử ngoại (4) Cơ quan đích là xương.
Lâu ngày, quần áo che bớt tia tử ngoại, cơ thể ta phải trông cậy vào nguồn vitam in D ngoại sinh. Từ đó, một hormon trở thành một vitam in. Nhưng vẫn như xưa, nó hợp tác hoạt động và bổ khuyết những thiếu sót của hai hormon trên. Cụ thể, vitam in D có các tác dụng :
(1) Tăng cường sự hấp thu calci (và phosphat) từ ruột
(2) Tạo điều kiện để calci lắng đọng vào xương, tránh được tác dụng âm tính của parathormon đối với xương.
- Giảm ca lci huyết bệnh lý : thường do giảm thật sự chức năng cận giáp mà hậu quả là những cơn co giật tự phát. Xương không bị ảnh hưởng.
- Tăng ca lci huyết bệnh lý : chủ yếu do ưu năng cận giáp. Nồng độ calci ở máu cao, lượng calci bài tiết rất lớn. Hậu quả là gây loãng xương, rỗ xương và gãy xương không nguyên cớ.
- Thiếu vitam in D : biểu hiện bằng dự trữ calci của xương bị hao hụt, đưa đến rố i loạn cấu tạo xương. Cơ chế : số calci huy động từ xương (để chống co giật) được đào thải qua thận vẫn chỉ ở mức bình thường (không tăng lên) nhưng không được bổ sung. Trường hợp này, nồng độ calci ở máu ít thay đổi nên không thể dựa vào để chẩn đoán chứng thiếu vitam in D ệ
Parathorm on duy tr ì nồng độ Ca++ ỏ máu, có tấc dụng chống co g iậ t tự phát, nhưng đe dọa loãng xương và vôi hoá cơ quan. C alcito nin cố tác dụng khắc phục hậu quả (vô i hoá) bằng cách th ải caỉci nếu nồng độ chất này cao vượt ngưỡng. V itam in D tăng cường hấp thu caỉci ở ruột, trả về xương, khắc phục hậu quả loãng xương (có sự hiệp đồng của estrogen).
6.3.1. Sự liên quan - Các yếu tố chi p h ố i:
Huyết áp :
r Do nhiều yếu tố duy t r ì :
- Lực bóp của tim và trương lực mạch (sức cản): cả hai yếu tố đều có vai trò điều hoà của thần kinh (trung ương và thực vật) và của nội tiế t (adrenalin của tủy thượng thận).
- M ột yếu tố nữa quyết định huyết áp là khối lượng máu trong mạch, cũng chịu sự điều hoà của nội tiết. Cụ thể là,
(1) khối lượng máu của cơ thể được duy trì phần quan trọng là nhờ hormon AD H, với khả năng hấp thu nước rất triệt để ở ống thận. Vai trò sinh lý của AD H là rất lớn khi cơ thể bị mất nước hay thiếu nước.
(2) khối lượng máu còn được duy trì nhờ áp lực thẩm thấu, mà vai trò của Na+
là chủ yếu ở dịch ngoại bào. Chính aldosteron (vỏ thượng thận) có tác dụng hấp thu rất triệt để Na+ ở ống thận.
一 Chất renin cũng là một yếu tố quan trọng. Đó là một enzym do thận tiết ra, nhưng lại được tiế t vào máu và hoạt động ở ngoài tế bào (tức là như hormon), với vai trò biến angiotensinogen thành angiotensin - có tác dụng gây co mạch, duy trì huyết áp.
6.3.2. Sự tham gia của nội tiết
- Aldosteron có tác dụng tăng cường hấp thu Na+ từ ống thận (cùng theo nó vào máu là c r và cả H20 ). Hormon này có tác dụng rất lớn khi chế độ ăn thiếu muối NaCl, khi mất nhiều muối (vã mồ hôi, mất máu, tiêu chảy cấp...). M ột chế độ ăn nhạt làm nước tiểu chỉ chứa một lượng Na+ cực tiểu, đó là nhờ vỏ thượng thận tiế t tối đa aldosteron. Trái lại, nếu đưa vào cơ thể lượng NaCl gấp 1 0 - 2 0 lần nhu cầu, aldosteron sẽ ngừng tiết và số muối trên sẽ được đào thải hết. Như vậy, aldosteron có tác dụng rất quyết định việc duy trì ổn định áp lực thẩm thấu của cơ thể, và qua đó duy trì khối lượng nước trong máu để ổn định huyết áp.
- A n ti-D iu re tic H orm on (A D H ), trước đây còn có tên gọi vasopressin vì tác dụng gây tăng huyết áp của nó. Chính chất này cũng chi phối áp lực thẩm thấu và nhất là khối lượng máu, qua đó duy trì huyết áp. Hormon này giúp ống thận hấp thu tố i đa lượng nước đào thải (khi cần thiết, ví dụ khi cơ thể mất nước, AD H sẽ làm cho thận bài tiết nước ở mức tối thiểu hoặc thậm chí không bài tiết). Trường hợp đưa vào cơ thể số nước gấp 5 - 10 lần nhu cầu, AD H sẽ được giảm hoặc ngừng tiết để cơ thể có thể đào thải 25 - 30 lít nước m ỗi ngày. Chính sự thay đổi áp lực thẩm thấu là một tín hiệu quan trọng điều chỉnh tiết aldosteron và ADH.
6.3. HUYẾT ÁP, ÁP LỰC THAM t h ấ u v à k h ố i l ư ợ n g m á u
Khi giảm áp tới thận, Renin sẽ tiết ra có vai trò nâng huyết áp, đồng thời thông qua aìdosteron đ ể hấp thu N a+ ở ống thận (duy trí áp lực thẩm thấu). Ngoài ra, giảm áp còn tác dụng kích thích tiết ADH (hấp thu nước), thiếu oxy thận làm sản xuất erythropoietin (phục hồi khối hồng cầu).
- Nhờ áp lực thẩm thấu ổn định ở mức đẳng trương mà :
(1) Tế bào hoạt động bình thường, không trương lên hoặc teo đi
(2) K hối lượng nước của cơ thể dễ dàng duy trì hơn, trong đó có khối lượng huyết tương (một yếu tố quan trọng tạo nên huyết áp).
- Có nhiều tác nhân gây tăng hay giảm huyết áp, làm thay đổi áp lực thẩm thấu và khối lượng nước (làm chúng lệch khỏi các trị số sinh lý, vượt quá thời gian cho phép). Đó là :
(1) Bệnh lý của bản thán tim và mạch : ở đây không đ i sâu (có thể xem Sinh lý bệnh tuần hoàn)
(2) Các tình trạng có rố i loạn (nguyên phát hay thứ phát) sự hiệp đồng và điều hoà của các hormon aldosteron, A D H , renin, tủy thượng thận, như :
- R ối loạn chuyển hoá, mất máu, mất nước vượt ra khỏi khả năng điều chỉnh của nội tiết, thần kinh
- Sốc các loại (mất máu, chấn thương, phản vệ, nhiễm khuẩn) - Tăng tiết renin trong cao huyết áp do thận....