ĐIỀU HOÀ THÂN NHIỆT

Một phần của tài liệu Sinh lý bệnh học (2012) (Trang 464 - 467)

5. STRESS VÀ HỘI CHỨNG THÍCH ỨNG CHUNG

6.4. ĐIỀU HOÀ THÂN NHIỆT

Ngoài vai trò giữ hậng định nội môi như đã thấy rõ trên, nội tiết còn có vai trò giúp cơ thể thích nghi với ngoại cảnh. Chẳng hạn, thích nghi tích cực và thích nehi tiêu cực mà chúng ta sẽ đề cập phần dưới. Duy trì thân nhiệt cũng là một chức năng khác về thích nghi với ngoại cảnh.

6.4.1. T ru n g tâm điều nhiệt

Thần kinh điều hoà thân nhiệt qua sự duy trì cân bằng giữa thải nhiệt và tạo nhiệt.

Thải nhiệt chủ yếu nhờ các biện pháp vật lý : truyền nhiệt, bức xạ nhiệt (khi nhiệt độ m ôi trường thấp hơn thân nhiệt) và bay hơi nước qua mồ hôi, hơi thở (khi nhiệt độ môi trường cao). Vai trò thần kinh là chủ yếu.

Tạo n h iệ t: nhờ các biện pháp hoá học (ôxy hoá các thức ăn chứa năng lượng), ngoài vai trò thần kinh, còn vai trò quan trọng của nội tiết.

6.4.2, Sự tham gia của nội tiế t

- Thyroxin - một hormon tuyến giáp có vai trò quan trọng bậc nhất chi phối quá trình tạo nhiệt ở người lớn và cả trẻ lớn (từ trên 3 tuổi). Dưới tác dụng của hormon này, các chất glucid, lip id (và cả protid) bị ôxy hoá mạnh mẽ trong mọi tế bào nhưng mạnh nhất là ở tế bào cơ, và gan - để biến thẳng thành nhiệt mà không tạo ra ATP.

Nhờ vậy cơ thể nhanh chóng sinh được một lượng nhiệt rất lớn. K h i hormon tuyến giáp tiết nhiều, các cơ sẽ co dưới dạng rét run, không sinh ra công mà sinh nhiệt. Đó là trường hợp khi cơ thể nhiễm lạnh đột ngột, nhiệt lượng mất đi rất lớn cần cấp tốc được bù đắp ; cũng như trong trường hợp chất gây sốt (pyrogen) tác động mạnh mẽ lên trung tâm điều nhiệt khiến cơ thể phải khẩn cấp sinh ra một nhiệt lượng lớn để thân nhiệt tăng nhanh. Rét run gặp trong một số trường hợp sốt do nhiễm khuẩn chính là do độc tố của v i sinh vật có tác dụng gây sốt mạnh mẽ và đột ngột, đòi h ỏ i cơ thể cấp tốc sản nhiệt.

N or-adrenalin - một hormon khác hiệp đồng với hormon tuyến giáp trong thực hiện tạo nhiệt, bằng cách làm tăng chuyển hoá cơ bản, thể hiện ở quá trình ôxy hoá trong tế bào được đẩy mạnh khi tiêm hormon này cho con vật thí nghiệm. Ở trẻ em nhỏ tuổi, thyroxin chưa tham gia tạo nhiệt, nên nor-adrenalin có vai trò tạo nhiệt quan trọng nhất. Do vậy, khi trẻ bị nhiễm lạnh hay bị sốt, ta không gặp dấu hiệu "rét run" như ở người lớn.

Nhiều hormon khác cũng tham gia duy trì thân nhiệt, hoặc giúp cơ thể thực hiện phản ứng sốt, cùng với thần kinh và hai hormon trên. Đó là những hormon làm tăng nồng độ glucose trong máu, để cung cấp cho các tế bào (adrenalin, glucagon, glucocorticoid...). '

- ư u năng hay nhược năng các tuyến nói trên

K hi có rố i loạn sản xuất và hiệp đồng của các hormon này _ ngoài những biểu hiện bệnh lý riêng cho m ỗi hormon - bao giờ cũng có những rố i loạn chung về điều hoà duy trì thân nhiệt.

6.5. HORMON VÀ s ự RỐI LOẠN THÍCH NGHI TR〇NG c ơ CHẾ ĐỀ KHÁNG CHUNG

6.5.1. Đề kháng tích cực và đề kháng th ụ động

K hi cơ thể bị chấn thương, đau đớn, giai đoạn đầu có tăng nhịp tim , nhịp hô hấp, tăng cường độ chuyển hoá và hưng phấn thần kinh. Có thể tăng cả huyết áp. Số năng lượng chi dùng tăng lên rất lớn. Trạng thái này cũng gặp khi con vật ở tư thế tấn công con m ồi, hoặc tư thế phòng ngự tích cực, gồm cả chạy trốn. K hi nhiễm lạnh giai đoạn đầu, cơ thể huy động mọi năng lượng dự trữ để tạo nhiệt (bù đắp), ta cũng thấy các biểu hiện như trên.

Đó đều là sự đề kháng tích cực, gặp phổ biến khi cơ thể phản ứng lạ i các tác nhân gây stress. Đa số trường hợp, sau quá trình đề kháng tích cực, tình trạng stress qua đi, cơ thể sẽ trở về trạng thái bình thường (ban đầu).

Trong trường hợp stress kéo dài, sau giai đoạn đề kháng tích cực, cơ thể chuyển sang giai đoạn hai : sốc (sau chấn thương), nhiễm lạnh, hạ thân nhiệt (sau giai đoạn cố giữ thân nhiệt)..., đó chính là chuyển sang giai đoạn đề kháng tiêu cực (hay đề kháng thụ động).

Cơ chế đề kháng tích cực có vai trò của *thần kinh và nội tiết, trong đó quan trọng nhất là thần kinh giao cảm và adrenalin. Còn đề kháng thụ động thì vai trò hàng đầu thuộc về glucocorticoid.

6.5.2, V ai trò của adrenalin tro ng đề kháng tích cực a) Đ ặc điểm của a d ren a lin :

quá trình tiến hoá sinh vật, nó có những tác dụng m ới, co mạch làm tăng huyết áp, hưng phấn thần kinh, tăng Adrenalin được hình thành từ nor-adrenalin trong

nhờ được gắn thêm một nhóm methyl (-CH3). Do vậy, ngoài các tác dụng mà nor-adrenalin cũng có, như : gây giảm trương lực cơ trơn, tăng trương lực cơ vân, gây chuyển hoá, tăng tạo nhiệt".

Cụ thể, adrenalin có thêm các tác dụng sau đây :

- Làm dãn nở p h ế quản, giúp cơ thể thu nhận thêm ôxy cần thiết cho đề kháng tích cực; trong khi nor-adrenalin không có tác dụng này..

- Dãn mao mạch cơ vân giúp nuôi dưỡng cơ, kéo dài khả năng co cơ;

- D ãn mạch vành, giúp cơ tim có thể tăng chức năng kéo dài;

Đ ộng viên glucose từ gan vào máu. Tác dụng này nhanh hơn glucagon;

- Gây dãn đồng tử, dựng lông, và tiết mồ hôi;

Tăng ngưỡng đau (giúp chịu đau tốt hơn).

Tất cả các đặc điểm kể trên đều có tác dụng hiệp đồng, hỗ trợ phản ứng đề kháng tích cực của cơ thể với những tác nhân kích thích từ ngoại cảnh (sinh lý và bệnh lý), giúp cơ thể vượt qua được những thử thách sinh học và bệnh học, cụ thể là vượt qua được trạng thái stress.

Adrenalin có vai trò quan trọng bậc nhất trong huy động m ọi tiềm năng phản ứng và đề kháng của cơ thể với stress (có sự phối hợp với một số hormon khác, nhất là glucocorticoid). V ài ví dụ:

- K h i động vật tấn công hay tích cực chạy trốn; kh i bị thương;

- K h i thi đấu căng thẳng;

- Giai đoạn đầu của sốc chấn thương; sốc mất máu;

- Giai đoạn đầu của nhiễm lạnh, sốt;

- Phản ứng tích cực khi đau đớn;

- Phản ứng chống stress trong lo sợ, hoảng hốt, tức giận quá mức...;

- ...vân vân.

N hờ đề kháng tích cực, cơ thể vượt qua được các trạng thái stress nặng, loại trừ được nó, nhưng hậu quả là sự hao hụt hay cạn kiệt nguồn năng lượng dự trữ. M ặt khác, nếu tác nhân kích thích quá mạnh hoặc quá kéo dài, cơ thể sẽ chuyển sang đề kháng thụ động với số dự trữ năng lượng đã cạn.

6.5.3- Cơ chê đề kháng th ụ động

s*

Có vai trò quan trọng bậc nhất của glucocorticoid.

Cùng với glucagon, thyroxin..., hormon này tham gia ngay từ giai đoạn đề kháng tích cực nhưng chưa giữ vai trò chính. Nó giúp duy trì nồng độ glucose cao tron? máu, đáp ứng tình trạng tăng sử dụng năng lượng.

Sang giai đoạn 2, glucocorticoid giữ vai trò chủ yếu, như trong h ộ i chứng thích nghi (với các stress) đã nói ở trên. Lúc này, thần kinh (vỏ não và giao cảm) bị ức chế;

trương lực cơ giảm, huyết áp hạ, chuyển hoá giảm. Cơ thể sử dụng năng lượng ở mức rất thấp.

a) Tác dụng của g lu co co rtico id :

Nó có những tác dụng rất phù hợp trong đề kháng thụ động :

(1) Tân tạo glucose từ acid amin. Tác dụng này có vai trò rất quan trọng khi nguồn dự trữ glucose đã cạn kiệt do tiêu thụ trong giai đoạn đề kháng tích cực trước đó.

(2) Ngăn cản gìucose vào các tế bào, nhất là tế bào cơ. Chỉ tế bào não (vốn không phụ thuộc insulin) là tiếp tục được nuôi dưỡng. Nhờ vậy, sự tiêu thụ glucose sẽ giảm. Từ 2 tính chất trên, nó có thêm tính chất thứ 3.

(3) T iế t kiệm nguồn glucose ít ỏi và quý hiếm này, để nuôi tế bào não.

b) Vai trò của adrenalin trong đề kháng tích cực

Cách đề kháng này giúp cơ thể duy trì được sự sống lâu dài, trước hết là duy trì sự sống của thần kinh (não). V ai trò của corticosteroid là rất quyết định trong các ví dụ sau đây:

- Giai đoạn muộn của sốc chấn thương, mất máu, và các sốc khác...

- Giai đoạn muộn của nhiễm lạnh

- G iai đoạn sau của phản ứng với đau đớn - Giai đoạn sau của trạng thái đói... vân vân.

Trong những trường hợp đặc biệt, cơ thể đi thẳng vào đề kháng thụ động (không qua đề kháng tích cực), nhờ vậy tránh được những phản ứng Mồn ào, lãng phí và tuyệt vọng" (theo Laborit).

V í dụ, con dơi về mùa đông đã ngủ trạng thái đề kháng thụ động, nhờ vậy với số thức ăn dự trữ không lớn lắm trong cơ thể, nó chịu đựng được nhiều tháng nhịn đói. Trạng thái cơ thể lúc đó là : tim chậm, huyết áp thấp, giảm chuyển hoá, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm thân nhiệt, giảm trương lực cơ, ức chế thần kinh... Các tuyến tham gia đề kháng tích cực giảm tiết đến tối thiểu, ngược lại, glucocorticoid lại tăng tiết. Đang ngủ đông, nếu được tiêm liên tục cafein hoặc adrenalin, con dơi sẽ thức dậy và đề kháng tích cực với rét và đói và sẽ chết vì cạn nhanh dự trữ.

Tình trạng ’’ngủ đông nhân tạo" trướo đây vẫn thực hiện để mổ tim , mổ não...thực chất là đưa cơ thể vào ngay trạng thái đề kháng phòng ngự - mà không qua đề kháng tích cực.

ở thí nghiệm gây sốc chấn thương, nếu sớm sử dụng morphin và glucocorticoid sẽ làm mất giai đoạn sốc cường, hoặc sốc cường chỉ thoảng qua, sẽ giúp con vật cầm cự được rất lâu. Trong thực nghiệm gây sốc chấn thương cho chó thì giai đoạn "sốc cường" chính là sự huy động cơ chế đề kháng tích cực (sử dụng rất nhiều năng lượng) ; sau đó, giai đoạn "sốc nhược’,là sự thể hiện cơ chế đề kháng thụ động, duy trì được khá dài.

Một phần của tài liệu Sinh lý bệnh học (2012) (Trang 464 - 467)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(470 trang)