Phương pháp đánh giá đặc điểm nông sinh học trong hệ thống xen canh

Một phần của tài liệu nghiên cứu công thức trồng xen ngô và cây họ đậu trên vùng đất phù sa không được bồi đắp hàng năm ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Phương pháp đánh giá đặc điểm nông sinh học trong hệ thống xen canh

Các chỉ tiêu hình thái và các đặc điểm nông sinh học của các giống trong thí nghiệm được đánh giá theo tiêu chuẩn của Trung tâm Cải lương

TT Công thức Tỉ lệ xen canh ngô/Lạc

Mật độ Ngô (cây/ha)

Mật độ lạc (cây/ha)

Khoảng cách trồng

ngô

Khoảng cách trồng

Lạc

1 Ngô thuần 100 57.000 - 70x25 -

2 1 ngô-3 lạc 48,3/51,7 27.531 147.714 70x25 35x10 3 1 ngô-5 lạc 35,9/64,1 20.463 183.143 70x25 35x10

4 2 ngô-3 lạc 65,1/34,9 37.107 99.714 70x25 35x10

5 2 ngô-5 lạc 52,8/47,2 30.096 134.857 70x25 35x10

6 3 ngô-3 lạc 73,7/26,3 42.090 75.143 70x25 35x10

7 3 ngô-5 lạc 62,7/37,3 35.739 106.571 70x25 35x10

8 Lạc thuần 100 - 285.714 - 35x10

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

ngô và lúa mì quốc tế, Viện Nghiên cứu Ngô, Trung tâm Nghiên cứu và PT Đậu đỗ,

Các chỉ tiêu nông sinh học đánh giá trên cây ngô + Đánh giá các chỉ tiêu hình thái bao gồm:

Thời gian sinh trưởng (từ gieo – mọc, gieo – tung phấn, gieo đến chín sinh lý);

Chiều cao cây (đo từ gốc đến điểm bắt đầu phân nhánh cờ cấP 1);

Cao đóng bắp (được đo từ gốc đến đốt cho bắp hữu hiệu);

Các chỉ tiêu theo dõi về sâu bệnh chính gây hại (Sâu xám, Sâu ăn lá, Sâu đục thân, bệnh chết héo cây con do nhiều tác nhân, Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, thối thân, rỉ sắt,...);

Độ hở lá bi, hở bắp ( độ che phủ kín bắp của lá back bằng cách cho điểm điểm 1 tốt – điểm 5 không che kín 100% số bắp, độ hở đầu bắp cho điểm đánh giá độ kết hạt kín đầu bắp không hở lõi điểm 1 đóng kín – điểm 5 hở toàn bộ, đuôi chuột dài);

Khả năng chống đổ rễ, gãy thân ( theo mức độ đổ rễ và gãy thân; nhiều hay ít, nặng hay nhẹ cho điểm 1 không bị đổ, gãy – điểm 5 100% số cây bị đổ, gãy);

+ Đánh giá các chỉ tiêu về năng suất, và các yếu tố cấu thành năng suất:

Dài bắp được tính chiều dài bắp từ cuống bắp đến đỉnh đóng hạt, đường kính bắp đo điểm trung bình giữa bắp;

Số hàng hạt tính tổng số hàng/bắp, số hạt/ hàng tính tổng số hạt/1 hàng có độ dài trung bình;

Khối lượng 1000 hạt đếm 2 mẫu mỗi mẫu 500 hạt

Năng suất thực thu là năng suất thu được trên 1ô thí nghiệm chia cho diện tích ô tính trên diện tích 1 ha

Các chỉ tiêu nông sinh học đánh giá trên lạc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

- Thời gian sinh trưởng ( Gieo đến Mọc, Gieo đến ra hoa, Gieo đến đậu quả - ngày héo hoa, Gieo đến quả chắc, Gieo đến chín sinh lý);

- Sâu bệnh hại theo dõi một số loại sâu bệnh hại chủ yếu trên ngô và lạc. - Tỉ lệ quả chắc/cây;

- Số hạt/quả tính trung bình của các quả trên cây;

- Khối lượng 100 hạt;

Các chỉ tiêu nông sinh học đánh giá trên đậu tương - Thời gian sinh trưởng ;

- Sâu bệnh;

- Chỉ số diện tích lá, động thái tăng trưởng chiều cao cây,...

- Tỉ lệ quả chắc/cây;

- Số hạt/quả;

- Khối lượng 100 hạt;

+ Hiệu quả kinh tế so với trồng thuần.

Được tính theo công thức tính

HQKT = Tổng giá trị sản phẩm – Tổng chi phí sản xuất/ đơn vị diện tích

+ Các đại lượng cạnh tranh

Hệ số sử dụng đất tương đương Land Equivalent ratio (LER): Là tỉ lệ giữa năng suất cây trồng xen và cây trồng thuần trên đơn vị diện tích đất canh tác.

Trong các nghiên cứu trồng xen, việc sử dụng hệ số sử dụng đất tương đương đã trở nên rất phổ biến. (Theo Willey, 1979 ); hệ số sử dụng đất tương đương cũng có thể được tính toán riêng rẽ cho từng loại cây trồng như LER a và LERb.

Ngay khi bắt đầu thí nghiệm thì hệ số sử dụng đất tương đương có quan hệ về diện tích của cây trồng chủ yếu, để cây trồng chủ yếu này có thể đạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

được năng suất trong hệ thống xen canh.

Hệ số cạnh tranh (Competition coefficemt) được ký hiệu bằng chữ C trong các công thức xen canh, đó là tỉ số của hệ số quần tụ tương đối của 1 loại cây trồng ở trong hỗn hợp với tổng của hệ số quần tụ tương đối của tất cả các loại cây trồng trong hỗn hợp và được ( theo Okigbo, 1979) xem như là một phép đo tin tưởng.

Độ xâm thực (A): khái niệm này được đề xuất bởi Mc. Gilchrist 1965, Mc. Gilchirist đã đề ra ký hiệu bằng chữ (A)chỉ tiêu này được tính như sau:

Yab Yba Aab = --- - ---

Yaa x Zab Ybb x Zba Trong đó:

Yab: Năng suất cây trồng a trong hệ thống xen canh ab Yaa: Năng suất cây trồng a trong hệ thống trồng thuần Zab: Tỷ lệ gieo cây trồng a trong hệ thống xen canh ab Yba: Năng suất cây trồng b trong hệ thống xen canh ab Ybb: Năng suất cây trồng b trong hệ thống trồng thuần Zba: Tỷ lệ gieo cây trồng a trong hệ thống xen canh ab

Nếu A=0 điều đó đã chỉ ra rằng các cây trồng trong hệ thống xen canh canh tranh như nhau,

Nếu A >0 thì cây trồng chính cạnh tranh vượt trội cây trồng xen.

Nếu A<0 thì cây trồng chính bị lấn át bởi cây trồng xen.

- Hệ số quần tụ tương đối (Rcc-K):

Yab x Zab

Kab = --- (Yaa – Yab) x Zab

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

Nếu K<1 bất lợi về năng suất.

K=1 không có sự khác nhau về năng suất.

K>1 có thuận lợi về năng suất.

Trong đó:

Một phần của tài liệu nghiên cứu công thức trồng xen ngô và cây họ đậu trên vùng đất phù sa không được bồi đắp hàng năm ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)