3.2. Nghiên cứu về trồng xen Ngô – Lạc năm 2014
3.2.1. Những nghiên cứu về trồng xen ngô lạc trong vụ Xuân Hè 2014
Bảng 3.15. Thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm nông sinh học của ngô trong hệ thống xen canh Ngô Lạc vụ Xuân Hè năm 2014.
TT Công thức
Thời gian từ gieo đến
(ngày) Chiều cao
(cm) Mọc Tung
phấn Phun
râu Chín
sinh lý Cây Bắp
1 Ngô thuần 12 74 75 124 235,4 120,5
2 1 ngô - 3 lạc 12 74 75 124 229,0 122,0
3 1 ngô - 5 lạc 12 74 75 124 230,0 125,0
4 2 ngô - 3 lạc 12 74 75 124 233,2 122,0
5 2 ngô - 5 lạc 12 74 75 124 228,0 123,3
6 3 ngô - 3 lạc 12 74 75 124 230,2 121,4
7 3 ngô - 5 lạc 12 74 74 124 227,0 123,0
CV(%) 10,9 10,5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60
Từ bảng 3.15 cho thấy thời gian sinh trưởng của giống ngô NK67 trong các công thức trồng xen là không ảnh hưởng.
Thời gian từ gieo đến mọc là 12 ngày, từ gieo đến tung phấn là 74 ngày, từ gieo đến trỗ cờ là từ 74-75 ngày, thời gian từ gieo đến chín sinh lý là 124 ngày. Các công thức có chiều cao cây từ 227,0 cm đến 235,4 cm trong đó cao nhất ở công thức ngô thuần, thấp nhất ở công thức 3 ngô 5 lạc; chiều cao đóng bắp từ 120,5 cm đến 125,0 cm trong đó công thức có chiều cao đóng bắp cao nhất là 1 ngô 5 lạc thấp nhất là ngô thuần. (số liệu tại bảng 3.15)
Kết quả theo dõi về thời gian sinh trưởng của giống lạc L14 trong vụ xuân 2014 tại bảng 3.16
Thời gian từ gieo đến mọc trong vụ Xuân Hè 15 ngày ; thời gian ra hoa trong vụ Xuân Hè 60 ngày; thời gian từ gieo đến héo hoa (xuống củ) trong vụ Xuân Hè 83 ngày, thời gian chín sinh lý (củ già) trong vụ Xuân Hè là 120 ngày.
Bảng 3.16.Thời gian sinh trưởng của giống lạc L-14 trong 2 vụ Xuân Hè năm 2014 tại Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội
TT Vụ
Thời gian từ gieo đến (ngày)
Mọc Ra hoa Héo hoa Chín
1 1 ngô - 3 lạc 15 60 80 128
2 1 ngô - 5 lạc 15 60 80 128
3 2 ngô - 3 lạc 15 60 80 128
4 2 ngô - 5 lạc 15 60 80 128
5 3 ngô - 3 lạc 15 60 80 128
6 3 ngô - 5 lạc 15 60 80 128
7 Lạc Thuần 15 60 80 128
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
Giữa các công thức trồng xen so với trồng thuần hầu như không có sự khác biệt đáng kể nào về thời gian sinh trưởng. (số liệu tại bảng 3.16)
Tính chống chịu với sâu bênh hại và điều kiện bất thuận của ngô NK67, lạc L14 trong hệ thống xen canh ngô – lạc
Trong điều kiện khí hậu thời tiết cả 2 vụ Xuân Hè 2014 diễn biế tạp khó lường, theo hướng cực đoan.(đầu vụ lạnh và khô, cuối vụ nóng và ẩm)
Các hình thái thời tiết trái ngược nhau thường xảy ra trong cùng một vụ, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các loại cây trồng nông nghiệp nói chung, cây ngô và lạc nói riêng, đây là điều kiện lý tưởng cho sâu bệnh hại phát triển mạnh, đặc biệt ở các loại cây trồng mẫn cảm với sâu bệnh.
Bảng 3.17 . Tính chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất thuận của giống ngô NK67 trong vụ Xuân Hè năm 2014
TT Công thức Đổ
rễ điểm
Gãy thân điểm
Sâu hại
(điểm) Bệnh hại
Ăn
lá Sâu đ.th
Đốm lá điểm
Khô vằn (%)
Thối thân điểm
Gỉ sắt điểm
1 Ngô thuần 2 1,5 2 2,5 2,5 2 1 1
2 1 ngô - 3 lạc 2,5 1,5 2,5 3 3 1 1 1
3 1 ngô - 5 lạc 2 1,5 2 2 2 1 1 1
4 2 ngô - 3 lạc 2 1,5 2 2 2 1,5 1 1
5 2 ngô - 5 lạc 2 1,5 2 2 2 1 1 1
6 3 ngô - 3 lạc 2 1,5 2 2 2 1,5 1 1
7 3 ngô - 5 lạc 2,5 1,5 3 3 3 2 1 2
CV(%) 32,5 - 40,6 43,2 43,2 54,0 - 55,3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62
Từ kết quả bảng 3.17 cho thấy mức độ đổ rễ và gãy thân ở các công thức ngô trồng xen so với trồng thuần là không có khác biệt lớn.
sâu ăn lá và căn nõn ngô Leucania loreyi, và sâu đục thân ngô Ostrinia nubilalis về hai loại sâu hại này ở các công thức trồng xen 1 ngô 3lạc, 3 ngô 5 lạc cao hơn công thức trồng ngô thuần, các công thức trồng xen còn lại tương đương với trồng thuần.
Bệnh đốm lá hại ngô Helmithosporium Maydis, bệnh khô vằn hại ngô Rhozotonia Sonani Kuhn ở các công thức trồng xen đều thấp hơn so với trồng thuần. Bệnh thối thân do vi khuẩn hại ngô Erwinia carotovora và bệnh gỉ sắt hại ngô Pucinia maydis Ber không có sự khác biệt giữa các công thức trồng xen và trồng thuần. ( số liệu tại bảng 3.17)
Các yếu tố cấu thành năng suất của ngô trong hệ thống xen canh ngô lạc vụ Xuân Hè năm 2014 ( trình bày tại bảng 3.18)
Bảng 3.18. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô NK67 trong thí trồng xen ngô – lạc vụ Xuân Hè 2014
TT Công thức Dài bắp (cm)
Đường kính bắp(cm)
Số hàng hạt(hàng)
Số hạt /hàng (hạt/hàng)
Khối lượng
1000 (gam) hạt
1 Ngô thuần 16,0 4,4 13,0 33,7 390,5
2 1 ngô 3 lạc 15,8 4,6 13,0 30,0 394,0
3 1 ngô 5 lạc 16,3 4,6 13,2 34,9 395,0
4 2 ngô 3 lạc 16,2 4,5 13,5 35,0 395,5
5 2 ngô 5 lạc 16,6 4,5 13,0 35,4 395,5
6 3 ngô 3 lạc 16,0 4,7 13,5 33,8 394,0
7 3 ngô 5 lạc 15,9 4,6 13,0 32,5 394,0
CV(%) 12,5 14,1 12,9 22,7 6,4
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63
Từ bảng 3.18 cho thấy chiều dài bắp giữa các công thức biến động từ 15,8 cm – 16,6cm đường kính bắp từ 4,4 cm đến 4,7 cm.
Số hàng hạt biến động không nhiều từ 13,0 đến 13,5 hàng hạt/bắp, số hạt/hàng có sự chênh lệch khá lớn giữa các công thức
Độ biến động số hạt/hàng từ 30,0 đến 35,4 hạt/hàng tùy theo từng công thức. ( số liệu tại bảng 3.18)
Khối lượng 1000 hạt đạt từ 390,5 gam đến 395,5 gam, công thức có khối lượng 1000 hạt lớn nhất là 2 ngô 3lạc và 2 ngô 5 lạc. ( số liệu bảng 3.18)
Các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L14 vụ Xuân Hè 2014 Kết quả được trình bày tại bảng 3.19.
Bảng 3.19. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L14 vụ Xuân Hè 2014 tại Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội
TT Công thức trồng xen
Số cành
(cành) Số củ chắc/cây
Tỷ lệ nhân (%)
Khối lượng100 hạt (gram)
1 1 ngô 3 lạc 4,6 5,9 71,66 57,3
2 1 ngô 5 lạc 4,2 5,7 72,33 61,2
3 2 ngô 3 lạc 4,5 5,5 70,33 56,7
4 2 ngô 5 lạc 4,2 6,6 70,66 57,6
5 3 ngô 3 lạc 4,1 6,4 70,33 56,8
6 3 ngô 5 lạc 3,8 5,9 71,00 57,7
7 Lạc thuần 4,7 7,7 70.66 61,2
CV(%) 26,1 33,3 10,1 17,7
Từ số liệu bảng 3.19 các yếu tố cấu thành năng suất của lạc L14 tại bảng 6 cho thấy số cành lớn nhất ở công thức lạc thuần. Lần lượt đạt 4,7 cành, tính trang này là một trong những tính trạng đặc trưng thể hiện cho độ lớn của thân lá cây lạc tùy theo từng công thức biến động từ 3,8 đên 4,7 cành/cây.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64
Tỷ lệ củ chắc (quả chắc)/cây, cao nhất ở công thức trồng lạc thuần đạt 7,7 quả chăc/cây, các công thức trồng xen có tỷ lệ củ chắc/ cây thấp hơn trồng thuần. (số liệu tại bảng 3.19)
Tỷ lệ nhân của các công thức có sự chênh lệch không lớn đạt từ 70,33 đến 72,33, tỷ lệ nhân đạt cao nhất ở công thức 1 ngô 5 lạc và thấp nhất ở công thức 2 ngô 3 lạc.
Tương tự trọng lượng 100 hạt cao nhất là ở công thức lạc thuần và thấp nhất là ở công thức 1 ngô 3 lạc. (bảng 3.19)
Năng suất ngô, lạc và năng suất của hệ thống xen canh
Năng suất vụ Xuân Hè chúng tôi quy đổi năng suất quả hệ thống theo công thức quy đổi cứ 1kg lạc đổi thành 2,5 kg ngô. (số liệu bảng 3.20).
Bảng 3.20. Năng suất ngô và lạc trong hệ thống xen canh TT Công thức
NS thực thu của ngô
(kg/ha)
NS thực thu của lạc qui ra
ngô (kg/ha)
NS hệ thống qui ra ngô
(kg/ha)
1 Ngô thuần 8.940,0 - 8.940,00
2 1 ngô - 3 lạc 4.399,6 911,75 5.311,35
3 1 ngô - 5 lạc 4.360,7 1.129,25 5.489,95
4 2 ngô - 3 lạc 5.773,6 1.250,25 7.023,85
5 2 ngô - 5 lạc 5.171,7 1.770,75 6.942,45
6 3 ngô - 3 lạc 6.136,3 1.089,50 7.225,80
7 3 ngô - 5 lạc 5.413,9 1.497,50 6.911,40
8 Lạc thuần - 3.453,75 3.453,75
CV(%) 5,0%
LSD 0,05 4,15%
Dựa vào giá bán tại thị trường trong vụ Xuân 2014:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
1kg ngô vụ Xuân Hè 14 bán với giá bán buôn là: 5.600đ/1kg.
1kg lạc củ tươi bán với giá bán buôn là: 15.000đ/1kg .
Vì vậy đơn vị quy đổi được tính theo 1kg lạc củ qui đổi = 2,5 kg ngô Từ kết quả bảng 3.20 cho thấy năng suất ngô trong đạt từ 4.360,7 kg/ha đến 8.940,9 kg/ha. Thấp nhất là ở công thức 1 ngô 5 lạc cao nhất ở công thức trồng ngô thuần.
Năng suất qui đổi của lạc đạt từ 911,75 kg đến 3.453,75 kg qui ra ngô. Cao nhất là ở công thức trồng lạc thuần. (kết quả tại bảng 3.20)
Từ bảng 3.20 cho thấy, năng suất của ngô trong hệ thống đạt từ 3.453,75 kg/ha đến 8.940,0 kg/ha tùy theo từng công thức, năng suất Lạc trong các công thức trồng xen vụ Xuân Hè 2014
Trong đó công thức có năng suất toàn hệ thống cao nhất là công thức trồng ngô thuần và năng suất của hệ thống thấp nhất ở công thức trồng lạc thuần. (số liệu tại bảng 3.20)
Trong đó năng suất của các công thức trồng xen vụ Hè Thu thấp hơn trồng thuần do điều kiện thời tiết vụ Hè Thu khá khắc nghiệt
Nghiên cứu các đại lượng cạnh tranh của hệ thống trồng xen ngô lạc trong vụ Xuân Hè năm 2014 tại Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội
Từ kết quả bảng 3.21 hệ số quần tụ tương đối của ngô trong hệ thống trồng xen biến động từ 0,95 đến 2,19 trong đó có 2 công thức 1 ngô 3 lạc và 1 ngô 5 lạc có hệ số quần tụ tương đối lớn hơn gần bằng 1, ở các công thức này cây ngô và đậu sinh trưởng, phát triển tốt trong hệ thống trồng xen có lợi về năng suất.
Đối với các công thức 1 ngô 3 lạc và 1 ngô 5 hệ số quần tụ tương đối ở nhỏ hơn 1 gặp bất lợi về năng suất, các công thức trồng xen còn lại có hệ số có hệ số quần tụ tương đối lớn hơn 1 thuận lợi về năng suất so với trồng thuần.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66
Bảng 3.21. Các đại lượng cạnh tranh ngô lạc trong vụ Xuân Hè 2014 tại Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội
TT Công thức
Hệ số quần tụ tương đối
(Rcc-K)
Hệ số canh tranh
(C)
Hệ số sử dụng đất tương đương (LER)
Độ xâm thực (And) Ngô Lạc Ngô Lạc LER
ngô
LER lạc
LER hth
1 Ngô thuần - - - 1,000 -
2 1Ngô - 3Lạc 0,97 1,07 0,475 0,525 1,02 0,999 1,010 0,999 3 1Ngô - 5Lạc 0,95 1,78 0,348 0,652 1,36 0,990 1,122 0,359 4 2Ngô - 3Lạc 1,82 0,54 0,740 0,229 0,99 1,000 0,993 -0,007 5 2Ngô - 5Lạc 1,37 0,89 0,606 0,394 1,09 1,000 1,047 0,098 6 3Ngô - 3Lạc 2,19 0,36 0,859 0,141 0,93 1,000 0,948 -0,068 7 3Ngô - 5Lạc 1,54 0,59 0,723 0,277 0,96 0,990 0,971 -0,033
8 Lạc thuần - - - 1,000 -
Từ bảng 3.21 hệ số quần tụ tương đối của lạc biến động từ 0,36 đến 1,78 trong đó các công thức 1 ngô 3 lạc và 1 ngô 5 lạc có hệ số quần tụ tương đối lớn hơn 1. Ở các công thức này cây lạc thuận lợi về năng suất hơn trồng lạc thuần. Các công thức trồng xen còn lại hệ số quần tụ tương đối nhỏ hơn 1, cây lạc ở các công thức này ít nhiều cũng gặp bất lợi về năng suất.
Kết quả nghiên cứu về tính cạnh tranh giữa cây trồng chính và cây trồng xen ( số liệu bảng 3.21) cho thấy hệ số cạnh tranh của ngô trong hệ thống biến động từ 0,348 đến 0,859. Trong đó các công thức 2 ngô 3 lạc, 3 ngô 3 lạc, 3 ngô 5 lạc có hệ số cạnh tranh của ngô trong hệ thống cao nhất, các công thức trồng xen 1 ngô 3 lạc, 1 ngô 5 lạc có hệ số cạnh tranh của ngô ở mức thấp, các công thức 2 ngô 5 lạc, có hệ số cạnh tranh của ngô ở mức trung bình. (số liệu bảng 3.21).
Công thức 1ngô 3lạc và 2ngô 5lạc có hệ số cạnh tranh ngô lạc gần
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67
bằng nhau vì vậy sự cạnh tranh giữa cây trồng chính và cây trồng xen là ít.
Hệ số cạnh tranh của lạc trong hệ thống trồng xen biến động từ 0,141 đến 0,652 trong đó, công thức 1ngô 3lạc và 1ngô 5lạc có hệ số cạnh tranh của lạc trong hệ thống cao, các công thức trồng xen còn lại có hệ số cạnh tranh của lạc trong hệ thống ở mức thấp. (số liệu bảng 3.21)
Nghiên cứu về hệ số cạnh tranh và chỉ số xâm thực của hệ thống trồng xen ngô lạc kết quả bảng 3.21.
Từ bảng 3.21 cho thấy hệ số sử dụng đất tương đương của ngô trong hệ thống trồng xen ngô lạc trong vụ xuân 2014 biến động không nhiều giá trị đạt từ 0,93 đến 1,36 trong đó thấp nhất là công thức trồng xen 2ngô 3lạc, 3ngô 3lạc, 3ngô 5lạc ở các công thức này hệ số sử dụng đất tương đương<1.
Các công thức trồng xen 1ngô 3lạc, 1Ngô 5Lạc, 2Ngô 3Lạc, 2ngô 5lạc có hệ số sử dụng đất tương đương của ngô tương lớn hơn 1 từ đó các công thức này có lợi về năng suất so với trồng thuần.
Hệ số sử dụng đất tương đương của lạc trong các công thức xen canh Ngô – Lạc đạt từ 0,999 đến 1,000 nhìn chung các công thức trồng xen Ngô - Lạc ít có sự khác biệt về hệ số sử dụng đất tương đương, hệ số này ở các công thức tương đương với hệ số sử dụng đất của công thức trồng Lạc thuần.
Hệ số này của toàn hệ thống trồng xen Ngô – Lạc đạt từ 0,948 đến 1,122 trong đó cao nhất ở công thức trồng xen 1Ngô 5Lạc, thấp nhất ở công thức trồng xen 3 Ngô 3 Lạc.(số liệu tại bảng 3.21)
Chỉ số xâm thực của các công thức trồng xen trong vụ Xuân Hè 2014 biến động từ -0,068 đến 0,999.
Trong đó các công thức 2 Ngô 5 Lạc, 1 Ngô 5 Lạc có chỉ số xâm thực nhỏ, công thức 1 Ngô 3 Lạc có chỉ số xâm thực lớn, các công thức là 2 Ngô 3 Lạc, 3 Ngô 3 Lạc và 3 Ngô 5 Lạc có chỉ số xâm thực âm ở các công thức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68
này cây ngô không có xâm thực cây Lạc hay nói cách khác cây Lạc không có sự bổ xung dinh dưỡng cho Ngô.