Gieo trồng và chăm sóc thí nghiệm, đặc điểm thời tiết khí hậu trong 2 vụ Xuân Hè và Hè Thu 2014

Một phần của tài liệu nghiên cứu công thức trồng xen ngô và cây họ đậu trên vùng đất phù sa không được bồi đắp hàng năm ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.4. Gieo trồng và chăm sóc thí nghiệm, đặc điểm thời tiết khí hậu trong 2 vụ Xuân Hè và Hè Thu 2014

Vụ Xuân Hè 2014

Thí nghiệm vụ Xuân Hè gieo ngày 30/1/2014, vụ Hè Thu ngày 24/7/2014 gồm 3 lần nhắc mỗi lần 8 công thức, mỗi ô thí nghiệm có diện tích 15,25 m2

Cả ngô và đậu đều được gieo đồng thời với chế độ bón phân khác nhau Các ô gieo trồng ngô trên nền phân bón đồng đều, độ dài của hàng là hàng 5 m khoảng cách giữa các hàng là 70cm

Nền phân bón cho ô như sau: 0,963 kg vi sinh + 0,193 kg vôi bột + 0,151 kg urea + 0,289 kg super lân + 0,077 kg Kali clorua. Lượng phân bón quy đổi cho 1ha là 2.500 kg vi sinh hữu cơ + 500 kg vôi bột + 180N +120P2O5 +100K2O,

Lượng phân được tính theo diện tích của từng loại cây trồng trong 1 ô và chia ra để bón lót trước khi gieo, bón thúc được chia làm 3 lần vào các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ngô cụ thể như sau:

Bón lót: Bón toàn bộ lượng phân vi sinh và lân

Bón thúc lần 1 (thúc đợt 1): Khi ngô từ 4-5 lá hoặc từ 20-25 ngày sau gieo lượng bón 20% tổng lượng đạm + 30% tổng lượng Kali.

Bón thúc lần 2 (thúc đợt 2): Ngô 7-9 lá sau gieo từ 35- 40 ngày bón 60% lượng đạm + 70% lượng Kali.

Bón thúc lần 3 (thúc đợt 3): Vào thời kỳ xoáy nõn – chuẩn bị trỗ bón nốt lượng đạm còn lại.

Lượng phân bón bón lót cho đậu tương chúng tôi chia theo từng hàng cho 1 hàng 5 m khoảng cách 35 cm là 0,481 kg vi sinh + 0,096 kg vôi bột + 0,017 kg urea + 0,072 kg lân + 0,012 kg kali

Đậu tương mọc ngày: 10/2/2014.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Ngô mọc ngày: 10/2/2014.

Trong vụ Xuân Hè năm 2014 đầu vụ lạnh, ít mưa nhiệt độ trung bình trong tháng 2 là từ 10,5 – 15,80C; trời ít nắng số giờ chiếu sáng trung bình trong tháng 2, tháng 3 ít dẫn đến các loại cây trồng phát triển có xu hướng vóng, kéo dài thời gian sinh trưởng.

Tháng 4 nhiệt độ trung bình tăng, ánh sáng dầy đủ cả về số giờ chiếu sáng và cường độ ánh sáng lúc này đậu tương đang chuyển dần sang giai đoạn ra hoa (4/4/2014) đậu quả, ngô ở thời kỳ xoáy nõn – trỗ cờ tung phấn, phun râu (20/4/2014).

Thời tiết từ thượng tuần tháng 4 trở đi, nhất là sau tiết cốc vũ (20/4) thời tiết cực đoan luôn xảy ra, các hình thái thời tiết luôn có sự biến đổi đổi trái chiều liên tục như: Nhiệt độ cao, mưa dông nhiều gây nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và thí nghiệm nói riêng đặc biệt ngày 28- 29/4 có trận bão lớn gây mưa to tới 150 mm kèm theo gió lớn làm ảnh hưởng lớn tới thí nghiệm.

Thời tiết trong tháng 5 đặc biệt trong giai đoạn trung tuần tháng 5 từ 10/5 – 25/5 thời gian này biểu hiện nắng nóng trên diện rộng, nhiệt độ không khí từ 38 – 410C trên toàn miền Bắc.

Độ ẩm không khí thấp chỉ từ 30 – 40% do vậy cây trồng sẽ mất nhiều nước hơn do cơ chế thoát hơi nước mặt lá và khoảng trống, nếu hiện tượng hạn kèm theo ẩm độ không khí thấp kéo dài sẽ dẫn đến héo lá và hư hại nặng bộ lá. Từ đó hiệu suất quang hợp của các loại cây trồng giảm, cây có hiện tượng héo lá cục bộ sẽ giảm năng suất.

Mặc dù điều kiện thời tiết trong vụ xuân hè 2015 rất khắc nghiệt nhưng do chăm sóc và bón phân, tưới nước kịp thời và đầy đủ, thí nghiệm vẫn cho hiệu quả tốt. Đặc biệt khi thời tiết khô hạn, rét cây trồng phát triển kém nhưng các công thức thí nghiệm các loại cây trồng chính và cây trồng xen vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Trong Xuân Hè 2014 chúng tôi đã thực hiện 2 thí nghiệm trồng xen giữa Ngô và Đậu tương, Ngô và Lạc tại xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Thí nghiệm gieo ngày 27/1/2014 thu hoạch ngày 15/6/2014

V Hè thu 2014

Thí nghiệm được gieo ngày 28/7/2014 tại Phương Đình – Đan Phượng – Hà Nội, với giống ngô là NK67, giống đậu tương ĐT-26, thí nghiệm được gieo ngày 24/7/2014, ngô mọc ngày 29/7/2014, đậu tương mọc ngày 28/7/2014.

Liều lượng và mức bón phân được giữ nguyên như vụ Hè Thu năm 2014, ngô trỗ ngày 22/9 tung phấn ngày 23/9 chín sữa ngày 7/10, chín sáp 17/10, chín sinh lý ngày 14/11 thí nghiệm thu hoạch ngày 17/11/2014.

Đậu tương mọc đều vào ngày 28 – 29/7, đậu tương ra hoa ngày 5/9/2014, héo hoa ngày 15/9/2014, quả vào chắc ngày 5/10/2014, quả chín sinh lý 27/10/2014, thu hoạch đậu tương ngày 30/10/ 2014.

Trong vụ Hè Thu 2014 có đặc điểm thời tiết khá thuận lợi đầu vụ có mưa vừa, nhiều nắng, ẩm độ và nhiệt độ thích hợp cho các loại cây trồng trong hệ thống trồng xen sinh trưởng phát triển mạnh. Thời gian từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 dương lịch trời có mưa + kết hợp các cơn bão số 3,4 gây ảnh hưởng bất lợi tới thí nghiệm, tuy nhiên thí nghiệm được chăm sóc, đào rãnh thoát nước kịp thời do vậy ít ảnh hưởng tới năng suất của ngô cũng như đậu tương trong các công thức trồng xen.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Một phần của tài liệu nghiên cứu công thức trồng xen ngô và cây họ đậu trên vùng đất phù sa không được bồi đắp hàng năm ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)