Quy hoạch chi tiết vùng chuyên canh NTTS

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH HÀNG HÓA (LÚA, RAU MÀU, THỦY SẢN) TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 154 - 163)

4.2. Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản

4.2.2. Quy hoạch các vùng chuyên canh NTTS

4.2.2.4. Quy hoạch chi tiết vùng chuyên canh NTTS

Dựa trên lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện cơ sở hạ tầng và mức độ tập trung vùng nuôi, trong giai đoạn 2014 – 2020, tỉnh An Giang sẽ hình thành các vùng chuyên canh NTTS ở 6 địa phương: Long Xuyên, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân và Thoại Sơn.

Đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 6 vùng chuyên canh NTTS với tổng diện tích là 2.845 ha, chiếm gần 80% tổng diện tích NTTS; trong đó:

1) Vùng chuyên canh trên địa bàn Tp. Long Xuyên với tổng diện tích là 495 ha, tập trung ở phường Mỹ Thới (220 ha), phường Mỹ Thạnh (120 ha) và xã Mỹ Hòa Hưng (155 ha).

2) Vùng chuyên canh trên địa bàn huyện Châu Thành với tổng diện tích là 430 ha, tập trung ở các xã Bình Thạnh (250 ha), Vĩnh Hanh (60 ha), Vĩnh Bình (70 ha) và Cần Đăng (50 ha).

3) Vùng chuyên canh trên địa bàn huyện Châu Phú với tổng diện tích là 715 ha, tập trung ở các xã Mỹ Đức (80 ha), Vĩnh Thạnh Trung (100 ha), Mỹ Phú (120 ha) và Bình Thủy (165 ha), Bình Mỹ (50 ha), và Khánh Hòa (200 ha).

4) Vùng chuyên canh trên địa bàn huyện Chợ Mới với tổng diện tích là 370 ha, tập trung ở các xã Kiến An (35 ha), Mỹ Hiệp (35 ha), Hòa Bình (40 ha), Xã Bình Phước Xuân (45 ha), Long Giang (45 ha), Nhơn Mỹ (65 ha), Tấn Mỹ (105 ha).

155 Bảng 3.23: Vùng chuyên canh NTTS đến năm 2020

Vùng chuyên canh

Quy mô diện tích đến

năm 2020 (ha)

Phân kỳ đầu tư: 2014-2020 Giai đoạn 1

2014-2015

Giai đoạn 2 2016-2017

Giai đoạn 3 2018-2020

# Toàn tỉnh 2.845 ha (100%)

805 ha (28%)

980 ha (34%)

1.060 ha (37%)

1 Long Xuyên 495 340 155 -

1.1 Phường Mỹ Thới 220 220 - -

1.2 Phường Mỹ Thạnh 120 120 - -

1.3 Xã Mỹ Hòa Hưng 155 - 155 -

2 Châu Thành 430 120 210 100

2.1 Xã Bình Thạnh 250 60 90 100

2.2 Xã Vĩnh Hanh 60 60 - -

2.3 Xã Vĩnh Bình 70 - 70 -

2.4 Xã Cần Đăng 50 - 50 -

3 Châu Phú 715 200 315 200

3.1 Xã Mỹ Đức 80 - - 80

3.2 Xã Vĩnh Thạnh Trung 100 - 100

3.3 Xã Mỹ Phú 120 - - 120

3.4 Xã Bình Thủy 165 - 165 -

3.5 Xã Bình Mỹ 50 - 50 -

3.6 Xã Khánh Hòa 200 200 - -

4 Chợ Mới 370 110 75 185

4.1 Xã Kiến An 35 - 35 -

4.2 Xã Mỹ Hiệp 35 - - 35

4.3 Xã Hòa Bình 40 - 40 -

4.4 Xã Bình Phước Xuân 45 - 45

4.5 Xã Long Giang 45 45 - -

4.6 Xã Nhơn Mỹ 65 65 - -

4.7 Xã Tấn Mỹ 105 - - 105

5 Phú Tân 335 35 75 225

5.1 Xã Bình Thạnh Đông 35 35 - -

5.2 Xã Phú Bình 75 - 75 -

5.3 Xã Hòa Lạc 225 - - 225

6 Thoại Sơn 500 - 150 350

6.1 Xã Phú Thuận 500 - 150 350

Mô tả vùng nuôi chi tiết xem ở Phụ lục.

5) Vùng chuyên canh trên địa bàn huyện Phú Tân với tổng diện tích là 335 ha, tập trung ở các xã Bình Thạnh Đông (35 ha), Phú Bình (75 ha), Hòa Lạc (225 ha).

6) Vùng chuyên canh trên địa bàn huyện Thoại Sơn với tổng diện tích là 500 ha, tập trung ở xã Phú Thuận (500 ha), chủ yếu là nuôi tôm càng xanh.

+ Định hướng đến năm 2030: tiếp tục mở rộng vùng chuyên canh NTTS:

156 Trong giai đoạn 2021-2030, nếu điều kiện thuận lợi cả về nguồn lực đầu tư và thị trường tiêu thụ sản phẩn NTTS, tỉnh có thể mở rộng các vùng chuyên canh trên địa bàn các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân và Thoại Sơn; đồng thời, phát triển mới 3 vùng chuyên canh ở Tân Châu, Châu Đốc và An Phú. Tổng diện tích mở rộng và phát triển mới ở giai đoạn 2021 - 2025 là 655 ha, giai đoạn 2026 - 2030 là 770 ha.

Bảng 3.24: Mở rộng vùng chuyên canh NTTS giai đoạn 2021-2030

Vùng chuyên canh

Quy mô diện tích đến

năm 2030 (ha)

Phân kỳ đầu tư: 2021-2030 Giai đoạn 1

2021-2025

Giai đoạn 2 2026-2030

# Toàn tỉnh 1.425 ha (100%)

655 ha (46%)

770 ha (54%)

7 Châu Đốc 160 75 85

7.1 Xã Vĩnh Châu 75 75 -

7.2 Xã Vĩnh Tế 85 - 85

8 An Phú 465 170 295

8.1 Xã Đa Phước 170 170 -

8.2 Xã Phú Hội 295 - 295

9 Tân Châu 110 65 45

9.1 Xã Vĩnh Hòa 65 65 -

9.2 Xã Tân Thạnh 45 - 45

2 Châu Thành 150 100 50

2.5 Xã Vĩnh Nhuận 50 50 -

2.6 Xã Vĩnh Lợi 50 50 -

2.7 Xã Vĩnh Thành 50 - 50

3 Châu Phú 200 100 100

3.1 Xã Bình Chánh 50 50 -

3.2 Xã Bình Phú 50 - 50

3.3 Xã Bình Long 50 50 -

3.4 Xã Thạnh Mỹ Tây 50 - 50

5 Phú Tân 90 45 45

5.4 Xã Tân Trung 90 45 45

6 Thoại Sơn 250 100 150

6.2 Xã Bình Thành 100 100 -

6.3 Xã Vọng Đông 150 - 150

Mô tả vùng nuôi chi tiết xem ở Phụ lục.

Như vậy, định hướng đến hết năm 2030, có 9/11 địa phương (ngoại trừ 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn) đều có các vùng chuyên canh NTTS trên địa bàn, với tổng diện tích là 4.350 ha, chiếm 90% diện tích đất NTTS toàn tỉnh (tổng diện tích NTTS năm 2030 là 4.860 ha).

157

158

159 + Vùng chuyên canh cá tra, cá basa:

Xác định là sản phẩm NTTS chủ lực của tỉnh, chủ yếu cho chế biến xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu từ cá tra, cá basa từ các vùng chuyên canh có thể đạt trên 400 – 450 triệu USD năm 2015, 700 – 750 triệu USD năm 2020 và trên 1 tỷ USD năm 2030.

Vùng nuôi cá tra, cá basa: vùng phát triển chính là Tp. Long Xuyên và các huyện:

Thoại Sơn, Tân Châu, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới và Phú Tân;

Nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cá tra. Theo kết quả điều tra tại các nhà máy chế biến, tỷ lệ philê cá tra thường đạt khoảng 35%, còn lại 65% là phế phẩm như xương, da, thịt vụn, nội tạng, mỡ… Đối với các phế phẩm này, ngoài một số phần được tách riêng để chế biến tiếp thành những sản phẩm giá trị gia tăng tiêu dùng nội địa như bong bóng, bao tử, thịt vụn, mỡ thì phần còn lại chủ yếu vẫn được bán xô để làm bột cá. Theo thống kê, tỉnh hiện có trên 20 nhà máy chế biến thủy sản (chủ yếu là cá tra) với tổng công suất thiết kế gần 500 ngàn tấn/năm. Chính vì vậy, lượng phế phẩm sau khi philê cá là rất lớn. Do đó, cần đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu vừa nhằm phân tán rủi ro (do tình trạng tập trung xuất khẩu một mặt hàng philê với khối lượng lớn vào một thị trường), vừa nâng cao giá trị gia tăng cho con cá (nhờ tận dụng các phế phẩm khác), mục tiêu sau cùng là tăng thêm lợi nhuận cho người nuôi và doanh nghiệp so với việc chỉ xuất khẩu cá tra philê truyền thống. Các mặt hàng mới từ cá tra như cá tra cắt miếng tẩm bột, cá tra cắt sợi tẩm bột, cá đông lạnh cắt khoanh, chả giò cá tra rế, chả giò cá tra bía, chạo cá sả...

+ Vùng chuyên canh tôm càng xanh:

Quy hoạch vùng chuyên canh tôm càng xanh là nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên mặt đất, mặt nước NTTS, tạo nên sự đa dạng các sản phẩm chế biến xuất khẩu có giá trị và sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần khẳng định vị trí chủ lực của ngành NTTS trong sản xuất nông nghiệp. Xem ngành hàng tôm càng xanh là một trong những ngành hàng chiến lược xuất khẩu tiềm năng (sau cá tra, basa) để đẩy mạnh đầu tư phát triển.

Tỉnh xác định 3 vùng nuôi tôm càng xanh chính là ở các huyện: Thoại Sơn, Châu Phú và Châu Thành. Đến năm 2020, quy mô vùng nuôi như sau:

 Vùng nuôi huyện Thoại Sơn (xã Phú Thuận): 500 ha;

 Vùng nuôi huyện Châu Thành (xã Vĩnh Hanh, xã Cần Đăng): 50 ha;

 Vùng nuôi huyện Châu Phú (xã Vĩnh Thạnh Trung, xã Bình Phú): 150 ha;

160 Hiện nay, năng suất bình quân đạt là 1,8 tấn/ha/năm34. Nếu áp dụng mô hình nuôi toàn đực thì năng suất có thể đạt 2,5 - 3 tấn/ha/vụ và có thể sản xuất 2 vụ/năm. Như vậy, giai đoạn 2015 – 2020, khả năng cung ứng tôm ra thị trường tiêu thụ ở 3 vùng nuôi chuyên canh là 1.700 - 4.000 tấn/năm. Trong trường hợp khai thác triệt để diện tích vùng nuôi, nuôi thâm canh 2 vụ/năm bằng công nghệ mới (nuôi toàn đực) cho năng suất cao, bình quân là 3 tấn/vụ thì sản lượng thu hoạch cả năm sẽ đạt trên 4.000 tấn (sản lượng tối đa). Để giải quyết “bài toán đầu ra”, tự nông dân nuôi tôm sẽ khó có “lối thoát” mà cần sự liên kết với doanh nghiệp công nghiệp chế biến, doanh nghiệp tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Hỗ trợ phát triển nghề nuôi tôm càng xanh luân canh với lúa (1 vụ tôm - 1 vụ lúa) nhằm khai thác tốt tiềm năng mùa nước nổi và giải quyết việc làm cho nhiều người dân vùng nông thôn. Nghiên cứu thí điểm, nhân rộng các mô hình nuôi tôm thâm canh tiên tiến, nuôi tập trung – nuôi công nghiệp có năng suất cao, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa, hạn chế phụ thuộc vào tự nhiên.

Phát triển vùng nuôi trồng theo hướng GAP, đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi có thể chuyển đổi và đáp ứng linh hoạt với yêu cầu của thị trường, xây dựng lộ trình ứng dụng các CNC, hình thức kinh doanh hiện đại vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ…

Để phát triển bền vững, ngành hàng tôm rất cần sự hỗ trợ của UBND tỉnh An Giang nhằm vừa tăng năng lực cung ứng vừa chủ động thích ứng các yếu tố từ phía cầu [quyết định nhất là thị trường tiêu thụ cho tôm thương phẩm của nông dân], thực hiện vai trò thông tin, xúc tiến thương mại – quảng bá thương hiệu, kết nối, làm hài hòa lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị của ngành hàng từ người nuôi, doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ, Nhà nước, nhà khoa học, nhà băng… Tất cả nhằm giúp cho người nông dân bán được sản phẩm với lợi nhuận thu được từ con tôm đủ sức cạnh tranh với các con, cây khác; từng bước xây dựng đội ngũ nuôi chuyên nghiệp, thích ứng với thị trường người tiêu dùng; hạn chế và tiến đến giảm hẳn tình trạng “được mùa, dội chợ”. Về lâu dài, tiến đến kiểm soát chặt chẽ vùng nuôi, nguồn cung; sản xuất theo tín hiệu của thị trường; phá vỡ “hộp đen” về cơ thế thu mua – tiêu thụ, giá bán… mà phần lớn nông dân đang gặp phải. Bên cạnh đó, con tôm là 1 sản phẩm của ngành nông nghiệp nên sẽ cần những giải pháp đồng bộ khác nhưng là giải pháp chung, nền tảng nhất để phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả về kinh tế - xã hội - môi trường.

Những dự án cần được hỗ trợ để phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trên các vùng chuyên canh:

Hiện An Giang sản xuất thành công giống tôm càng xanh toàn đực theo công nghệ mới của Israel. Trung tâm Giống thủy sản An Giang (phối hợp cùng công ty Green

      

34 Năng suất đạt thấp vì phần lớn diện tích là nuôi hỗn hợp (con đực và con cái) và thời gian nuôi dài – 6 tháng/vụ (hay 1 vụ/năm).

161 Advance và tập đoàn Tiran, Israel) đã sản xuất thành công con giống tôm càng xanh toàn đực theo công nghệ mới của Israel và triển khai nuôi thương phẩm ở xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú. Việc sản xuất được con giống toàn đực này sẽ giúp khôi phục nghề nuôi, tăng sản lượng cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Về lâu dài sẽ phát triển An Giang trở thành trung tâm cung cấp con giống cho nghề nuôi tôm càng xanh tại vùng ĐBSCL, cả nước cũng như cho xuất khẩu.

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định số 1507/QĐ-UBND ngày 15/7/2013 về hỗ trợ thực hiện dự án thử nghiệm mô hình “nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất trồng lúa”

tại huyện Thoại Sơn; nhằm mục tiêu ứng dụng tốt các giải pháp công nghệ tác động để xây dựng mô hình sản xuất “2 vụ tôm - 1 vụ lúa35” hay “2 vụ tôm – 1 vụ màu” nhằm đa dạng hóa mô hình nuôi, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi, chủ động tạo nguồn nguyên liệu hàng hóa đáp ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời nâng cao lợi nhuận cho người nuôi tôm càng xanh trên nền đất trồng lúa.

+ Vùng chuyên canh các loại thủy sản khác

Các loại cá nước ngọt khác mà tỉnh An Giang có tiềm năng lớn để phát triển nuôi thương phẩm hàng hóa đáp ứng cả thị trường trong nước và xuất khẩu, bao gồm cá lóc, cá rô phi, rô đồng, cá điêu hồng, cá chim… ngoài ra còn có các loài thủy sản khác như: lươn, ốc…

Hiện nay sản lượng nuôi đạt trên 52 ngàn tấn và chủ yếu tiêu thụ nội địa, tỷ lệ xuất khẩu thấp. Khi có thị trường tiêu thụ đầu ra, nông dân trên địa bàn có thể mở rộng quy mô, gia tăng sản lượng nuôi lên gấp 2-3 lần giai đoạn 2015-2020, tương ứng với sản lượng khoảng 100 -150 ngàn tấn cá nước ngọt các loại.

Vùng nuôi cá nước ngọt có thể phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, lựa chọn vùng nuôi để ứng dụng CNC cho từng đối tượng nuôi sẽ dựa trên yếu tố

“truyền thống” nuôi của nông dân. Chẳng hạn:

- Đối với cá rô phi: vùng phát triển chính là Châu Thành, Châu Phú.

- Đối với cá lóc: 11 huyện, thị xã, thành phố.

- Đối với cá sặc rằn: vùng phát triển chính là An Phú và Châu Phú.

- Đối với cá điêu hồng, cá hô, cá thát lát: vùng phát triển chính là Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, Long Xuyên.

- Đối với lươn, ốc: 11 huyện, thị xã, thành phố.

      

35Con giống tôm càng xanh toàn đực sẽ rút ngắn 50% thời gian nuôi (từ 6 tháng xuống còn 3 tháng).

162 Bảng 4.25: Định hướng đối tượng nuôi, loại hình nuôi, tiểu vùng nuôi

Đối tượng nuôi Loại hình nuôi Vùng phát triển chính

Cá tra Ao, hầm Long Xuyên, Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới và Phú Tân

Cá rô phi Châu Thành, Chợ Mới, Châu Đốc, An Phú.

Cá lóc Ao, hầm, bể lót

bạt Châu Thành, Chợ Mới, Châu Đốc, An Phú.

Cá điêu hồng, cá hô,

cá thát lát Châu Thành, Chợ Mới, Châu Đốc, An Phú.

Cá sặc rằn Châu Thành, Chợ Mới, Châu Đốc, An Phú.

Lươn Bể lót bạt, Châu Thành, Chợ Mới, Châu Đốc, An Phú.

Tôm càng xanh Ao, hầm, nuôi

chân ruộng Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú

+ Định hướng phát triển vùng nuôi ứng dụng công nghệ cao:

Giai đoạn 2014 – 2015: ưu tiên cho đối tượng nuôi là cá tra, tôm càng xanh. Thị trường tiêu thụ tiềm năng: xuất khẩu và các đô thị trong vùng, Tp. Hồ Chí Minh và miền Đông Nam bộ.

Giai đoạn 2016 – 2020: ngoài cá tra và tôm càng xanh; mở rộng ứng dụng trên cá rô phi, cá lóc, cá sặc rằn, cá điêu hồng, lươn. Thị trường tiêu thụ tiềm năng: xuất khẩu và các đô thị trong vùng, Tp. Hồ Chí Minh và miền Đông Nam bộ.

Giai đoạn 2021 - 2030: ứng dụng cho phần lớn các loại thủy sản nuôi thương phẩm.

Thị trường tiêu thụ tiềm năng: xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

+ Diện tích nuôi ứng dụng CNC: tổng diện tích nuôi đến năm 2020 là 1.000 ha và đến năm 2030 là 2.700 ha, trong đó:

- Cá tra: giai đoạn 2014 – 2015: 250 ha, giai đoạn 2016 – 2020: 500 ha, đến năm 2030 là 1.500 ha.

- Tôm càng xanh: giai đoạn 2014 – 2015: 200 ha, giai đoạn 2016 – 2020: 300 ha, đến năm 2030 là 700 ha.

- Cá sặc rằn: giai đoạn 2014 – 2020: 30 ha, đến năm 2030 là 50 ha.

- Cá lóc: giai đoạn 2014 – 2020: 100 ha, đến năm 2030 là 250 ha.

- Cá điêu hồng, lươn, cá hô, ốc, cá thác lát: giai đoạn 2014 – 2020: 70 ha, đến năm 2030 là 200 ha.

4 P công chuyể hành trong chuyể xây d nông chuẩn

4 T theo c tương

T

T

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH HÀNG HÓA (LÚA, RAU MÀU, THỦY SẢN) TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 154 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)