Nhân rộng mô hình liên kết 4 nhà trong ngành hàng rau màu theo tiêu chuẩn GAP

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH HÀNG HÓA (LÚA, RAU MÀU, THỦY SẢN) TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 190 - 193)

4.3. Quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau màu hàng hóa

4.3.4. Giải pháp phát triển ngành hàng rau màu trên các vùng chuyên canh

4.3.4.2. Nhân rộng mô hình liên kết 4 nhà trong ngành hàng rau màu theo tiêu chuẩn GAP

Mô hình liên kết 4 nhà sẽ bao gồm: Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước và Nhà khoa học.

Nhà nông: là các hộ gia đình có quy mô sản xuất nhỏ liên kết thành THT. Các hộ nông dân sẽ thực hiện các công việc (trồng, chăm sóc, BVTV, thu hoạch…) theo qui trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP).

Nhà doanh nghiêp: là doanh nghiệp (trong mô hình liên kết) sẽ tiêu thụ sản phẩm rau màu cho các nông hộ thông qua hợp đồng giữa công ty và THT. Trong quá trình hoạt động của THT, doanh nghiệp này tham gia sinh hoạt cùng nông dân, tham gia tập huấn và chuyển giao thông tin thị trường, nhu cầu khách hàng cho nông dân hiểu thêm về nhu cầu thị trường, kể cả hỗ trợ một số kinh phí hoạt động cho cho THT. Trong quá trình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, doanh nghiệp ký hợp đồng thông qua người đại diện là tổ trưởng THT, chứ không ký trực tiếp với từng nông dân. Tổ trưởng THT có trách nhiệm đôn đốc các tổ viên thực hiện qui trình sản xuất tại các nông hộ nhằm đạt sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp. Nhờ liên kết cung ứng và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể thu mua được nguồn nguyên liệu có số lượng lớn, chất lượng cao, đồng đều và an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn GAP để xuất khẩu.

Theo phân tích của các chuyên gia, doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong mối liên kết “4 nhà”. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận nên cách thức sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thị trường cạnh tranh, chính sách tài chính, giá mua đầu vào, giá bán đầu ra… thêm vào đó, lĩnh vực nông nghiệp thường gặp nhiều rủi ro hơn so với nhiều ngành khác. Vì thế, tỉnh cũng nên lưu ý nội dung này trong ra quyết định liên quan đến chính sách kêu gọi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết cũng như hỗ trợ doanh nghiệp trong chuỗi liên kết ngành hàng rau màu.

Nhà khoa học: Trong mô hình này vai trò của Nhà khoa học (có thể Tỉnh tài trợ trong ký hợp đồng với các nhà khoa học thuộc các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước) trong suốt quá trình từ khâu vận động, xúc tiến thành lập THT, nghiên cứu xây dựng qui trình và chuyển giao qui trình kỹ thuật cho nông dân trồng, tập huấn, hướng dẫn xây dựng mô hình sản xuất GAP, tập huấn chuyển giao thông tin thị trường rau màu… Nhà khoa học sẽ tiếp cận nông dân, vườn rau, khảo sát thực trạng của địa phương, nắm bắt nhu cầu và những vấn đề còn tồn tại để đề xuất các biện pháp khắc phục. Các

191 nông hộ tham gia mô hình cùng áp dụng thống nhất quy trình sản xuất của Nhà khoa học đưa ra. Trong mô hình này ngoài nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật, Nhà khoa học có thể giới thiệu Nhà doanh nghiệp mới có khả năng liên kết và gắn kết với THT để thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Để phát huy cao nhất vai trò của Nhà khoa học, tỉnh cần tăng cường thêm nguồn lực cho phát triển cơ sở vật chất, năng lực nghiên cứu ứng dụng cho các Nhà khoa học; tăng cường liên kết giữa Viện, Trường để phát huy thế mạnh của từng đơn vị.

Nhà nước (Nhà quản lý): bao gồm các cơ quan quản lý cấp tỉnh, huyện, xã… giúp doanh nghiệp và nông dân trong đầu tư cơ sở hạ tầng và các công trình liên quan khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển vật tư, tiêu thụ sản phẩm; kịp thời thông tin về qui hoạch vùng trồng, chính sách hỗ trợ khác như vay vốn, đất đai, thương mại…

Để ngày càng có nhiều thêm các mô hình có sự liên kết 4 nhà chặt chẽ trong sản xuất rau màu theo hướng GAP cần phải tăng cường vai trò, trách nhiệm của các nhà trong quá trình liên kết. Nhà nước cần đứng ra làm đầu mối chỉ huy, điều tiết, chỉ đạo trong việc qui hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiếp cận vốn ngân hàng... Đi đôi với việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng như giao thông, cấp điện, cấp nước, nhà kho bảo quản, nhà máy chế biến, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại… cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo hướng chất lượng cao và an toàn thực phẩm. Đối với khâu tiêu thụ, hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường và xây dựng những thương hiệu mạnh, giúp cho các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ ổn định và có tên tuổi trên thị trường quốc tế. Đây là điều kiện cần để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, nông dân an tâm sản xuất và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

4.3.4.3. Nâng cấp công nghệ trồng trọt và công nghệ thu hái, chế biến, xử lý – kiểm dịch, bảo quản, đóng gói

+ Công nghệ trồng trọt

Tỉnh tiếp tục (hỗ trợ) đầu tư vốn cho các hoạt động nâng cấp công nghệ trồng trọt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rau màu, trước hết là các vùng rau màu chủ lực của tỉnh. Các hoạt động nâng cấp công nghệ này chú trọng vào cả hai lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật tiến bộ cho nông dân thông qua hệ thống khuyến nông các cấp. Mục tiêu của giải pháp này là áp dụng trên diện rộng các kỹ thuật tiến bộ đã được xác định về giống, mật độ trồng, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật bón phân, chăm sóc và bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất và chất lượng rau màu.

+ Công nghệ thu hái, chế biến, xử lý – kiểm dịch, bảo quản, đóng gói

192 Để ngành hàng rau màu của tỉnh phát triển ổn định, tương xứng với tiềm năng lợi thế của mình, đòi hỏi tỉnh có giải pháp tổng thể mang tính đồng bộ trên tất cả các khâu từ sản xuất, thu hoạch – bảo quản – chế biến – đóng gói, thương mại – tiêu dùng. Đối với khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến công nghiệp và đóng gói thì tỉnh hiện nay đang rất yếu kém về công nghệ, gần như là “khoảng trắng” về số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, đóng gói cũng như xuất khẩu rau màu các loại (mà nguyên nhân do khâu bảo quản sau thu hoạch quá yếu, tình trạng “sáng rau chiều rác” luôn hiện hữu). Do đó, tỉnh thông qua Cơ quan xúc tiến đầu tư xây dựng kế hoạch thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào công nghệ chế biến, xử lý – kiểm dịch, đóng gói, bảo quản phục vụ cho xuất khẩu đến các thị trường tiềm năng như EU, Bắc Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Úc, New Zealand… Thông qua hợp tác, liên kết thực hiện các nghiên cứu để ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến một số sản phẩm phù hợp với năng lực vốn và trình độ quản lý nhằm giúp nông dân tăng thu nhập qua việc nâng cao sản lượng và chất lượng rau màu nhằm giảm bớt những tổn thất sau thu hoạch, do nhiễm bệnh, do vận chuyển gây ra, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ và xuất khẩu.

+ Giải pháp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật:

Về giống:

- Phục tráng các giống địa phương, cung ứng đủ giống rau có chất lượng, giá trị kinh tế cao cho nhu cầu phát triển diện tích rau của tỉnh.

- Chọn tạo giống rau mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh, sưu tập, bảo tồn.

- Đối với giống rau mới: (1) Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cung ứng các chủng loại giống F1 phục vụ chuyển đổi bằng các chính sách hổ trợ như: miễn thuế kinh doanh giống phục vụ chuyển đổi, miễn thuế thuê đất…..; (2) Có chính sách hổ trợ ban đầu giá giống bằng vốn khuyến nông để vận động nông dân tham gia chương trình chuyển đổi.

Về kỹ thuật canh tác, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất rau ứng dụng CNC theo hướng an toàn:

- Vận động tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu giống cây, sử dụng giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với thị trường. Cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác kiểm định giống, đảm bảo chất lượng giống tốt khi lưu thông trên thị trường.

- Sản xuất rau theo quy trình VietGAP, tiến đến theo tiêu chuẩn Global GAP, quản lý chuổi cung ứng rau từ trồng đến người ăn, truy nguyên nguồn gốc để được người tiêu dùng chấp nhận hướng đến xuất khẩu.

193 - Xây dựng chương trình nghiên cứu, ứng dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất, tưới tiêu, gieo trồng, bón phân, phun thuốc BVTV, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm;

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Plaslic các ứng dụng sử dụng trong ngành trồng rau như chà cắm, dây cột, màng phủ, lưỡi khay đựng, nhà trồng rau phù hợp từng loại cây trồng.

- Nghiên cứu vật liệu bao bì đóng gói sinh học có khả năng tự phân hủy thay thế loại bao nylon bằng một loại bao bì có thể tái chế không làm ảnh hưởng đến môi sinh.

- Nghiên cứu ứng dụng thủy canh trong sản xuất rau.

- Nghiên cứu ứng dụng nhà lưới tự động, nhà trồng rau bằng nhựa dẻo.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH HÀNG HÓA (LÚA, RAU MÀU, THỦY SẢN) TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 190 - 193)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)