Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu có vai trò rất quan trọng và quyết định đối với sự hình thành và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa nói riêng và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
5.1.1. Hạ tầng thủy lợi
Đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi đồng bộ; phục vụ đa mục tiêu (điều tiết nước, cấp nước sinh hoạt và đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…) gắn với phát triển giao thông nông thôn để phát huy hiệu quả đồng bộ); khai thác, sử dụng hiệu quả, bảo vệ và phát triển nguồn nước; hạn chế các tác hại do nước gây ra trong điều kiện BĐKH; bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
Từng bước hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, chủ động cấp nước, tiêu thoát nước, KSL;
chủ động nguồn nước đảm bảo lịch thời vụ và quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Huy động mọi nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác trong nước và ngoài nước, đồng thời huy động sự đóng góp của người dân để đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi. Đồng thời, tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, trong vùng Tứ giác Long Xuyên.
+ Khối lượng đầu tư nâng cấp, cải tạo các công trình kênh từ đây đến năm 2020 để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cho các vùng chuyên hàng hóa trên địa bàn là rất lớn. Toàn tỉnh có 2.849 tuyến kênh với tổng chiều dài: 7.042 km. Trong đó có 28 tuyến sông rạch, kênh cấp I dài 703 km, 290 tuyến kênh cấp II dài 1.721 km, 858 tuyến kênh cấp III dài 2.045 km và 1.673 kênh nội đồng dài 2.573 km. Do đó, khối lượng công việc nạo vét kênh mương, gia cố đê bao là rất lớn.
+ Hệ thống đê bao KSL phục vụ cho vùng chuyên canh lúa, NTTS, rau mau: hiện toàn tỉnh có 623 tiểu vùng với chiều dài 5.364 km KSL bảo vệ sản xuất cho 238.949 ha.
Trong đó có 397 tiểu vùng bao với chiều dài 3.779 km KSL cả năm cho hơn 176.079 ha
199 đất sản xuất 03 vụ và 224 tiểu vùng bao với chiều dài 1.585 km KSL tháng 8 cho 62.771 ha đất sản xuất 02 vụ. Một số địa phương hiện đang có nhu cầu lớn về nguồn vốn để đầu tư xây mới, nâng cấp đê bao KSL như: Tịnh Biên, An Phú, Tri Tôn… Mục tiêu đến năm 2020 là đầu tư mới hệ thống đê bao KSL cho gần 80.000 ha canh tác; trong đó: Tri Tôn (hơn 20.000 ha), Tịnh Biên (hơn 12.000 ha), An Phú (hơn 11.000 ha); các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Phú Tân cả làm mới và nâng cấp, cải tạo bình quân hơn 8.000 ha canh tác cho mỗi địa phương.
+ Đầu tư hệ thống trạm bơm điện: hiện toàn tỉnh có 1.790 trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu cho khoảng 170.000 ha sản xuất nông nghiệp. Trong đó diện tích gieo trồng được tưới bằng trạm bơm điện cả năm 238.000 ha (đạt 35% - so diện gieo trồng cả năm 683.000 ha), diện tích được tiêu bằng trạm bơm điện cả năm 476.000 ha (đạt 70%). Mục tiêu đến năm 2020, An Giang sẽ có 5.000 trạm bơm điện, với tổng công suất là 5 triệu m3/h (bình quân 1.000 m3/h/trạm).
Quy hoạch các trạm bơm điện phải gắn với xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi từ đầu mối, kênh mương, đê bao, bờ bao, cống bọng và các công trình nội đồng, đồng thời phải trên cơ sở quy hoạch phát triển mạng lưới cung cấp điện của từng địa phương, từng tiểu vùng vùng, nhằm giảm tổn thất về nước và tiết kiệm năng lượng điện tiêu thụ.
Mục tiêu là thay thế hầu hết trạm bơm dầu hiện có và phát triển hệ thống trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ theo quy hoạch và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là đáp ứng kịp thời cho sản xuất trên các vùng chuyên canh hàng hóa.
Tập trung đầu tư xây dựng các trạm bơm điện tại các vùng chuyên canh, đã hoàn chỉnh hệ thống bờ bao, các hướng bơm tưới, bơm tiêu đã rõ ràng; các vùng có nhu cầu cao về tiêu rút nước. Trong đó, ưu tiên đầu tư sửa chữa, nâng cấp, thay thế các trạm bơm dầu đang hoạt động phục vụ cấp nước cho sản xuất.
Tăng cường xã hội hóa về đầu tư và quản lý, sử dụng các trạm bơm nhằm nâng cao trách nhiệm và quyền lợi của nhân dân trong tỉnh, đảm bảo sử dụng hiệu quả và lâu bền các công trình.
Về vốn đầu tư: Vốn thực hiện cần được huy động từ nhiều nguồn: hỗ trợ của ngân sách nhà nước, vốn của các doanh nghiệp, cá nhân, vốn vay và lồng ghép nguồn vốn các chương trình đề án đã và đang thực hiện trên cùng địa bàn. Huy động sự tham gia, đóng góp của cộng đồng dân cư thông qua công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng, củng cố hệ thống bờ bao, cống bọng, nạo vét kênh mương và cải tạo đồng ruộng; đóng góp chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành các trạm bơm.
5.1.2. Hạ tầng xử lý môi trường cho vùng nuôi trồng thủy sản
200 Trong thời kỳ quy hoạch, trên các vùng chuyên canh NTTS phải thực hiện đầy đủ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm (QCVN 01 - 80: 2011/BNNPTNT), cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống (QCVN 01 - 81:
2011/BNNPTNT). Theo đó, những hạng mục quan trọng sau phải đảm bảo: Phải có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt. Hệ thống đường dẫn nước thải phải phải xây chìm, có nắp đậy kín, đảm bảo không rò rỉ. Ao xử lý nước thải phải cách biệt với khu vực nuôi và nguồn nước ngầm để tránh lây nhiễm chéo. Nước thải trước khi thải ra môi trường phải được xử lý không vượt quá giới hạn cho phép. Bùn thải trong quá trình nuôi phải thu gom và đổ vào nơi quy định để xử lý tránh gây ô nhiễm cho vùng nuôi. Các chất thải rắn, chất thải hữu cơ trong quá trình nuôi phải thu gom, phân loại và xử lý (bằng các phương pháp hóa, lý, sinh học) trước khi đưa vào các thùng chứa.
Như vậy, nhu cầu đầu tư hạ tầng xử lý môi trường cho vùng nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới là rất lớn, cả về vốn đầu tư và yêu cầu kỹ thuật. Ước tính quỹ đất để đầu tư xây dựng hạ tầng xử lý môi trường (ao xử lý thải, kênh mương cấp, tiêu nước…) chiếm khoảng 15 – 25% quỹ đất NTTS. Theo quy hoạch này, vùng chuyên canh NTTS đến năm 2015 là 2.390 ha, năm 2020 là 3.570 ha và năm 2030 là 4.860 ha thì cần hệ thống xử lý môi trường có quy mô lên đến 350 - 600 ha năm 2015, 535 - 890 ha năm 2020 và 730 – 1.215 ha năm 2030.
Về quản lý Nhà nước, ngành nông nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Nghị định số: 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản.
5.1.3. Hạ tầng giao thông
Mục tiêu đến năm 2020 An Giang có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông (đường bộ và đường thủy) cơ bản hoàn chỉnh, cụ thể như sau:
- Đề nghị Bộ Giao thông vận tải để đẩy nhanh tiến độ thi công đối với các dự án đã khởi công và sớm triển khai đối với các dự án chưa khởi công các công trình do Trung ương đầu tư, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện giao thông thuận tiện trong vùng và phát triển ra các nước khu vực Đông Nam Á.
- Mạng lưới giao thông đường thủy nội địa cần tập trung nạo vét các tuyến kinh trục như: Vĩnh Tế, Trà Sư, Bình Di, Châu Đốc, Cần Thảo, Tri Tôn, kinh 10 Châu Phú, Ba Thê, Núi Chóc - Năng Gù và các dự án Cảng Mỹ Thới, Cảng Bình Long, Vĩnh Tế (Tịnh Biên) - An Giang...
- Đầu tư nâng cấp các tuyến đường tỉnh: 941, 942, 943, 944, 948, 952, 954, 955A, 955B, 956, 957.
201 - Đề nghị các Bộ ngành Trung ương và Chính phủ nâng cấp các đường tỉnh thành Quốc lộ như: (1) Tuyến Đường tỉnh 941 và tuyến Tri Tôn - Vàm Rầy. (2) Các Đường tỉnh 942, 954, 952 dự kiến nâng cấp lên quốc lộ lấy tên là 80B. (3) Nâng cấp các tuyến Đường tỉnh 941 và tuyến Tri Tôn - Vàm Rầy, tuyến Đường tỉnh 943 (đoạn Tân Tuyến - Sóc Triết).
- Các tuyến đường huyện, đường xã: đầu tư nâng cấp, mở mới các tuyến đường huyện, đường xã, đồng bộ hóa giữa cầu – đường nông thôn có tính chất quan trọng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hình thành mạng lưới giao thông nông thôn thông suốt nối liền các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, về đến địa bàn xã ấp.
5.1.4. Hạ tầng khu, cụm công nghiệp, cấp điện
Sớm hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ cho công nghiệp, nhất là hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp các huyện, thị, thành để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản.
Tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo các hệ thống lưới điện: truyền tải, phân phối, hạ áp để bảo đảm cung cấp điện đầy đủ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; quan tâm đến cấp điện cho hệ thống các trạm bơm nước phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp.