Quy hoạch chi tiết vùng chuyên canh rau màu

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH HÀNG HÓA (LÚA, RAU MÀU, THỦY SẢN) TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 175 - 187)

4.3. Quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau màu hàng hóa

4.3.2. Quy hoạch chi tiết vùng chuyên canh rau màu

Bảng 3.28: Vùng chuyên canh rau màu huyện Chợ Mới

Đến năm 2020 Đến năm 2030

Tổng số (ha) 14.100 20.850

1. Màu lương thực 3.800 6.350

Trong đó:

+ Bắp 2.500 3.750

+ Khoai cao 1.200 2.400

2. Màu thực phẩm 10.800 15.000

Trong đó:

+ Rau dưa các loại 7.800 10.000

+ Bắp thu trái non 2.500 4.500

Tổng diện tích chuyên canh rau màu trên địa bàn huyện Chợ Mới:

Đến năm 2020 là 14.100 ha, trong đó:

+ Rau dưa các loại: 7.800 ha, chiếm 55%, phân bố ở các xã, thị trấn;

+ Bắp thu trái non: 2.500 ha, chiếm 18%, ; + Bắp trắng: 2.500 ha, chiếm 18%;

+ Khoai cao: 1.200 ha, chiếm 9%.

Đến năm 2030 là 20.850 ha, trong đó:

+ Rau dưa các loại: 10.000 ha, chiếm 48%;

176 + Bắp thu trái non: 4.500 ha, chiếm 22%;

+ Bắp trắng: 3.750 ha, chiếm 18%;

+ Khoai cao: 2.400 ha, chiếm 12%.

Mục tiêu sản xuất theo hướng an toàn, ứng dụng CNC: Đến năm 2020 có 2.570 ha ứng dụng CNC; năm 2030 có 5.140 ha.

Bảng 3.29: Vùng sản xuất rau màu ứng dụng CNC đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Nhóm rau màu Đến năm 2020 Đến năm 2030 Toàn huyện (ha) 2.570 5.140

Kiến An Rau dưa 425 850

Hội An Khoai cao 555 1.110

Mỹ An Bắp non 450 900

TT. Mỹ Luông Bắp non 145 290

TT. Chợ Mới Rau dưa 45 90

Long Giang Rau dưa 135 270

Long Điền A Rau dưa 105 210

Long Kiến Khoai lang 30 60

Bình Phước Xuân Khoai cao 500 1.000

Hoà Bình Rau dưa 60 120

Hoà An Rau dưa 30 60

Kiến Thành Rau dưa 60 120

Mỹ Hội Đông Rau dưa 30 60

Vùng chuyên canh rau màu huyn Châu Phú:

Bảng 3.30: Vùng chuyên canh rau màu huyện Châu Phú

Đến năm 2020 Đến năm 2030 Tổng số (ha) 3.630 6.085

1. Màu lương thực 260 665

+ Bắp lai 160 500

+ Khoai cao 300 500

2. Màu thực phẩm 2.635 4.285 + Rau dưa các loại 2.000 3.335

+ Đậu nành rau 445 670

+ Đậu bắp Nhật 190 280

3. Cây khác* 535 800

(*) Cây khác: cây công nghiệp hàng năm và cây hàng năm khác.

Diện tích vùng chuyên canh rau màu trên địa bàn huyện Châu Phú:

Đến năm 2020 là 3.630 ha, trong đó:

177 + Rau dưa các loại: 2.000 ha, chiếm 55%;

+ Màu lương thực (bắp lai và khoai cao): 460 ha, chiếm 12%;

+ Đậu nành rau, đậu bắp Nhật: 635 ha, chiếm 17%.

Đến năm 2030 là 6.085 ha, trong đó:

+ Rau dưa các loại: 3.335 ha, chiếm 55%;

+ Màu lương thực (bắp lai và khoai cao): 1.000 ha, chiếm 16%;

+ Đậu nành rau, đậu bắp Nhật: 950 ha, chiếm 16%.

Mục tiêu sản xuất theo hướng an toàn, ứng dụng CNC: Đến năm 2020 có 2.245 ha ứng dụng CNC; năm 2030 có 3.205 ha.

Bảng 3. 31: Vùng sản xuất rau màu ứng dụng CNC đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Nhóm rau màu Đến năm 2020 Đến năm 2030 Toàn huyện (ha) 2.245 3.205

Bình Thuỷ

Đậu bắp Nhật 50 75

Rau gia vị (hẹ) 40 60

Rau gia vị (hành) 50 75

Mè 350 350

Rau dưa 50 75

Khánh Hoà

Đậu nành rau 15 25

Đậu bắp Nhật 26 40

Rau gia vị (hẹ) 33 50

Rau gia vị (hành) 36 55

Rau dưa 319 480

Mỹ Đức

Đậu bắp Nhật 15 25

Rau gia vị (hẹ) 30 45

Rau gia vị (hành) 20 30

Rau dưa 315 475

Mỹ Phú

Đậu bắp Nhật 265 400

Đậu nành rau 230 345

Rau dưa 140 210

TT Cái Dầu

Đậu nành rau 200 300

Đậu bắp Nhật 20 30

Rau dưa 40 60

Ghi chú: Đậu nành rau 1 vụ/năm; đậu bắp Nhật: 2 vụ/năm; hành, hẹ: 2 vụ/năm; mè:

1 vụ/năm; rau dưa các loại: bình quân 3 vụ/năm.

178 Vùng chuyên canh rau màu huyn An Phú:

Diện tích vùng chuyên canh rau màu trên địa bàn huyện An Phú:

Đến năm 2020 là 4.500 ha, trong đó:

+ Bắp lai: 2.400 ha, chiếm 53%;

+ Đậu xanh, nành, phộng: 520 ha, chiếm 12%;

+ Rau dưa các loại: 800 ha, chiếm 18%;

+ Khoai cao: 500 ha, chiếm 11%.

Đến năm 2030 là 6.200 ha, trong đó:

+ Bắp lai: 3.600 ha, chiếm 58%;

+ Đậu xanh, nành, phộng: 600 ha, chiếm 10%;

+ Rau dưa các loại: 1.000 ha, chiếm 16%;

+ Khoai cao: 600 ha, chiếm 10%.

Bảng 3.32: Vùng chuyên canh rau màu huyện An Phú

Đến năm 2020 Đến năm 2030 Tổng số (ha) 4.500 6.200

1. Màu lương thực 2.900 4.200

+ Bắp lai 2.400 3.600

+ Khoai cao 500 600

2. Màu thực phẩm 1.460 1.800

+ Đậu xanh, đậu phộng 520 600

+ Rau dưa các loại 800 1.000

3. Cây khác* 140 200

(*) Cây khác: cây công nghiệp hàng năm và cây hàng năm khác.

Mục tiêu sản xuất theo hướng an toàn, ứng dụng CNC: Đến năm 2020 có 1.870 ha ứng dụng CNC; năm 2030 có 3.740 ha.

Bảng 3.33: Vùng sản xuất rau màu ứng dụng CNC đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Nhóm rau màu Đến năm 2020 Đến năm 2030 Toàn huyện (ha) 1.870 3.740 Phú Hữu

Rau dưa 100 200

Bắp lai 500 1.000

Đậu phộng 500 1.000

Khánh An Rau dưa 100 200

179 Nhóm rau màu Đến năm 2020 Đến năm 2030

Bắp lai 300 600

Vĩnh Trường Rau dưa 100 200

Phước Hưng Rau dưa 50 100

Khánh Bình Bắp lai 100 200

TT. An Phú Rau dưa 20 40

Đa Phước Khoai cao 100 200

Vùng chuyên canh rau màu Tp. Long Xuyên:

Tổng diện tích chuyên canh rau màu các loại trên địa bàn Tp. Long Xuyên đến năm 2020 là 300 ha, năm 2030 là 500 ha. Tập trung ở Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, Mỹ Khánh, Mỹ Hòa, Bình Khánh.

Mục tiêu sản xuất theo hướng an toàn, ứng dụng CNC: Đến năm 2020 có 60 ha ứng dụng CNC; năm 2030 có 90 ha. Tập trung ở xã Mỹ Hòa Hưng và Mỹ Thạnh.

Bảng 3.34: Vùng sản xuất rau màu ứng dụng CNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Nhóm rau màu Đến năm 2020 Đến năm 2030 Long Xuyên (ha)

Vùng chuyên canh 300 500

DT ứng dụng CNC 60 90

+ Mỹ Hoà Hưng Rau dưa các loại 45 60

+ Mỹ Thạnh Rau dưa các loại 15 30

Châu Đốc

Vùng chuyên canh 250 450

DT ứng dụng CNC 55 75

+ Vĩnh Mỹ Rau dưa các loại 45 60

+ Châu Phú B Rau dưa các loại 10 15

Tân Châu

Vùng chuyên canh 1.750 2.050

DT ứng dụng CNC 800 1.200

Châu Phong Bắp lai, rau dưa 500 750

Long An Rau dưa 300 450

Vùng chuyên canh rau màu Châu Đốc:

Tổng diện tích chuyên canh rau màu các loại trên địa bàn Châu Đốc đến năm 2020 là 250 ha, năm 2030 là 450 ha.

Mục tiêu sản xuất theo hướng an toàn, ứng dụng CNC: Đến năm 2020 có 55 ha ứng dụng CNC; năm 2030 có 75 ha. Tập trung ở Vĩnh Mỹ và Châu Phú B.

Vùng chuyên canh rau màu TX. Tân Châu:

180 Diện tích vùng chuyên canh rau màu trên địa bàn thị xã Tân Châu đến năm 2020 là 1.750 ha, tập trung ở Châu Phong, Long An, Phú Vĩnh, Tân An, Tân Thạnh, Vĩnh Hòa.

Trong đó:

+ Bắp lai: 800 ha, chiếm 45%;

+ Rau dưa các loại: 700 ha, chiếm 40%;

+ Đậu xanh, nành, phộng: 250 ha, chiếm 15%;

Đến năm 2030, diện tích chuyên canh rau màu là 2.050 ha, trong đó:

+ Bắp lai: 1.100 ha, chiếm 55%;

+ Rau dưa các loại: 800 ha, chiếm 40%;

+ Đậu xanh, nành, phộng: 150 ha, chiếm 7%;

Bảng 3.35: Vùng chuyên canh rau màu Tân Châu

Đến năm 2020 Đến năm 2030

Tổng số (ha) 1.750 2.050

1. Màu lương thực 800 1.100

+ Bắp lai 800 1.100

2. Màu thực phẩm 850 900 Trong đó:

+ Rau dưa các loại 700 800

3. Cây khác* 100 50

(*) Cây khác: cây công nghiệp hàng năm và cây hàng năm khác.

Quy hoạch vùng chuyên canh rau màu theo hướng an toàn, ứng dụng CNC: tập trung ở xã Châu Phong và Long An với diện tích khoảng 800 ha năm 2020; 1.200 ha năm 2030.

Vùng chuyên canh rau màu huyn Phú Tân:

Hình thành vùng chuyên canh sản xuất rau màu hàng hóa trên địa bàn các xã Tân Trung, Tân Hòa, Long Hòa, với tổng diện tích chuyên rau màu là 710 ha năm 2020, 900 ha năm 2030.

Bảng 3.36: Vùng chuyên canh rau màu huyện Phú Tân

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Đến năm 2030 Toàn huyện (ha) 640 710 900

+ Bắp 320 360 500

+ Rau dưa các loại 320 350 400

181 Quy hoạch vùng chuyên canh rau màu theo hướng an toàn, ứng dụng CNC: Tân Trung 300 ha (chủ yếu là bắp), Long Hòa (45 ha rau màu), Tân Hòa (40 ha rau màu); năm 2030: Tân Trung 450 ha (chủ yếu là bắp), Long Hòa (45 ha rau màu), Tân Hòa (40 ha rau màu).

Ngoài cây bắp, rau dưa các loại, vùng chuyên canh sản xuất ớt là điểm nổi bật của rau màu huyện Phú Tân. Hai vùng chuyên canh rau màu ở Tân Hòa và Tân Trung, năm gần kề với vùng chuyên canh rau màu của huyện Chợ Mới. Đây cũng là yếu tố thuận lợi để tập trung sản phẩm đạt quy mô hàng hóa, đa dạng chủng loại; hình thành nên lợi thế cạnh tranh để thu hút các doanh nghiệp đầu tư thành lập các nhà máy chế biến hoa quả, hướng đến sản xuất theo chuỗi giá trị hoa màu cho vùng (Chợ Mới và Phú Tân), nâng cao giá trị gia tăng, làm lợi cho nông dân trên các vùng chuyên canh. Chẳng hạn, sản lượng ớt của khu vực này (Tân Trung, Tân Hòa của Phú Tân và một số vùng của Chợ Mới) cũng đủ để kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thành sản phẩm công nghiệp (tương ớt).

Bảng 3.37: Vùng sản xuất rau màu ứng dụng CNC đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Nhóm rau màu Đến năm 2020 Đến năm 2030

Toàn huyện (ha) 385 535

Tân Trung Bắp 300 450

Long Hòa Rau dưa 45 45

Tân Hòa Rau dưa 40 40

Vùng chuyên canh rau màu huyn Châu Thành:

Châu Thành có tiềm năng rất lớn để phát triển các vùng chuyên canh rau màu hàng hóa ở các xã, thị trấn: Bình Thạnh, An Châu, Bình Hòa, Vĩnh Thành, Cần Đăng và Vĩnh An, với tổng diện tích khoảng 1.010 ha (2020) và 1.500 ha (2030). Mặt hàng hoa màu chủ lực là đậu bắp Nhật, bắp thu trái non và rau dưa các loại.

Mục tiêu sản xuất rau mà theo hướng an toàn, ứng dụng CNC sẽ ưu tiên áp dụng tại vùng chuyên canh Bình Thạnh và An Châu, với tỷ lệ ứng dụng CNC chiếm 30% diện tích canh tác vào năm 2020 và trên 75% vào năm 2030.

Đối với 3 huyện Thoại Sơn, Tri Tôn và Tịnh Biên:

So với các huyện, thị nằm dọc theo sông Tiền, sông Hậu, thì 3 huyện Thoại Sơn, Tịnh Biên và Tri Tôn không có lợi thế hơn trong phát triển các vùng chuyên canh rau màu, nhất là các loại rau dưa và màu thực phẩm. Tuy nhiên, nếu tìm được thị trường tiêu thụ đầu ra ổn định, gắn kết với công nghiệp chế biến thì 3 huyện thuộc vùng Thất Sơn này có tiềm năng lớn để phát triển các vùng chuyên canh màu lương thực như khoai lang, các

182 cây họ đậu, mè, bắp thu trái non (kết hợp nuôi bò thịt)… đặc biệt là phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành dược (dược liệu). Hạn chế lớn nhất hiện nay là việc thiếu và yếu của hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ cho vùng sản xuất rau màu tập trung, cũng như chưa gắn kết với ngành công nghiệp chế biến và sau cùng (quan trọng nhất) là thị trường tiêu thụ ổn định.

Việc hình thành vùng chuyên canh rau màu là cách thức khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp với từng tiểu vùng, từng địa phương với mục tiêu làm tăng giá trị gia tăng trên đơn vị đất đai, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Vùng chuyên canh rau màu huyn Thoi Sơn:

Đến năm 2020, vùng chuyên canh rau màu trên địa bàn huyện Thoại Sơn sẽ tập trung tại xã, thị trấn: Óc Eo (100 ha), Vĩnh Trạch (250 ha), Vĩnh Phú (200 ha) và Phú Hòa (50 ha). Một số rau màu có tiềm năng phát triển là: bắp thu trái non (kết hợp nuôi bò ở xã Vĩnh Trạch), các cây họ đậu, mè (ở Óc Eo), rau dưa các loại ở Phú Hòa. Tiềm năng đất đai để phát triển rau màu của huyện còn nhiều trong giai đoạn 2021 - 2030, do đó, khi có thị trường tiêu thụ đầu ra, nhất là có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân (hay nông dân sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp) thì quy mô vùng chuyên canh có thể mở rộng lên 1.000 vào năm 2030.

Vùng chuyên canh rau màu huyn Tnh Biên và huyn Tri Tôn:

So với các địa phương khác trong tỉnh, hai huyện thuộc vùng Thất Sơn có lợi thế hơn trong sản xuất màu lương thực, các cây họ đậu như khoai lang, mè, cây họ đậu. Tiềm năng đất đai để sản xuất tập trung, đạt sản lượng hàng hóa, làm vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến cho từng mặt hàng: khoai lang, mè hay các cây họ đậu là rất lớn và rất khả thi. Ước tính diện tích có thể huy động cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là hàng ngàn hecta. Tuy nhiên, do khó khăn về hệ thống thủy lợi nên đến năm 2020, 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn vẫn chưa thể xây dựng vùng chuyên canh sản xuất rau màu hàng hóa. Từ sau năm 2020, từng bước hình thành vùng chuyên canh màu khoảng 1.100 ha cho mỗi huyện (100 ha rau dưa và 1.000 ha màu lương thực, chủ yếu là khoai mì. Có thể nói, sản lượng (rau màu) tiềm năng là rất lớn. Vấn đề quyết định là tìm kiếm cơ hội thị trường tiêu thụ đầu ra và khả năng huy động nguồn lực để đáp ứng nhu cầu xây dựng hạ tầng thiết yếu cho các vùng chuyên canh.

   

183

184 4.3.3. Quy hoạch các vùng chuyên canh rau màu chủ yếu

4.3.3.1 Vùng chuyên canh bắp lai

Vùng chuyên canh bắp lai tập trung chủ yếu ở An Phú, Tân Châu và Châu Phú, với diện tích gần 3.400 ha vào năm 2020, 5.200 ha năm 2030. Nếu các huyện Chợ Mới, Phú Tân chuyển đổi sang chuyên canh bắp lai (thay thế cho bắp trắng) thì diện tích trồng bắp lai trên địa bàn tỉnh có thể tăng đến 7.000 – 10.000 ha. Do đó, nếu cải thiện năng suất bắp lai lên bình quân 10 tấn/ha/vụ thì sản lượng bắp lai của tỉnh sẽ là 100.000 - 150.000 tấn/năm (Phương án 1: chỉ tính An Phú, Tân Châu, Châu Phú) hay 200.000 – 300.000 tấn/năm (Phương án 2: nếu Phú Tân, Chợ Mới chuyển đổi toàn bộ sang trồng bắp lai), [so với 70.000 tấn năm 2010].

Để cây bắp lai thực sự trở thành cây trồng chiến lược, có thể thay thế cho cây lúa trên các vùng đất đầu nguồn của tỉnh An Giang thì việc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất bắp là rất cần thiết nhằm hướng đến sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến (chế biến thức ăn chăn nuôi). Để các vùng chuyên canh bắp lai phát triển hiệu quả, bền vững thì cần sự hỗ trợ của tỉnh (ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương) về:

(1) nâng cấp, cải tạo, đầu tư mới để hoàn thiện, đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là hệ thống thủy lợi đáp ứng việc tưới tiêu cho vùng chuyên canh bắp (thủy lợi hiện nay chỉ đáp ứng cho sản xuất lúa);

(2) giúp nông dân chủ động về nguồn giống: đủ số lượng, đảm bảo chất lượng để đạt năng suất, hiệu quả cao nhất;

(3) hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới cho sản xuất, thu hoạch, sơ chế hạt bắp nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch và tăng giá trị gia tăng;

(4) giúp nông dân tổ chức sản xuất theo THT, HTX; thực hiện “cánh đồng liên kết”

trên cây bắp; thúc đẩy sản xuất theo chuỗi giá trị; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư cho nông dân từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.

(5) giúp nông dân phá vỡ “hộp đen” về thị trường tiêu thụ, nghĩa là nông dân luôn biết được thị trường tiêu thụ hạt bắp (cả hiện tại và tiềm năng), dự đoán được giá bán sản phẩm và kiểm soát được chi phí đầu vào, nhằm tránh những thiệt thòi quá lớn do thiếu thông tin thị trường.

Với tiềm năng lớn về sản xuất bắp lai, tỉnh An Giang có thể kêu gọi đầu tư nhà máy chế biết tinh bột bắp với công suất khoảng 100.000 tấn/năm (tối đa là 300.000 tấn/năm).

Khi có nhà máy sẽ giúp tiêu thụ phần lớn bắp nguyên liệu trên địa bàn tỉnh. Vừa góp phần phát triển bền vững vùng chuyên canh vừa góp phần giải quyết việc làm cho khu vực

185 nông thôn. [Hiện nay hầu hết sản lượng bắp của An Giang đều được xuất bán cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ, lượng bắp tiêu thụ trong tỉnh rất ít].

4.3.3.2. Vùng chuyên canh trồng bắp thu trái non

Tiếp tục phát huy lợi thế của mô hình “bắp – bò”, trồng bắp thu trái non kết hợp nuôi bò thịt (nuôi vỗ béo) ở các xã thuộc huyện Chợ Mới. Tỉnh sẽ quy hoạch vùng trồng bắp thu trái non với diện tích 2.000 – 2.500 ha tập trung ở các xã Mỹ An, tấn Mỹ, An Thạnh Trung và thị trấn Mỹ Luông. Vùng trồng bắp thu trái non có thể mở rộng đến các huyện:

An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên. Với năng suất 2 tấn/ha/vụ, sản lượng thu hoạch hàng năm khoảng 12.000 – 15.000 tấn/năm; nông dân thu được lợi nhuận từ 60 – 120 tỷ đồng/năm (tính theo giá năm 2012).

Để vùng chuyên canh bắp thu trái non phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho nông dân, thời gian tới tỉnh An Giang cần:

(1) tổ chức nông dân trồng bắp thành các THT, HTX; ngành nông nghiệp làm cầu nối gắn kết sản xuất của nông dân với chế biến, tiêu thụ của doanh nghiệp (thông qua bao tiêu sản phẩm).

(2) có biện pháp kiểm soát vấn đề ô nhiễm môi trường do phát triển kết hợp mô hình trồng bắp – nuôi bò; nghiên cứu quy hoạch vùng nuôi bò thịt (vỗ béo) tập trung (trang trại, gia trại quy mô lớn) để đầu tư xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường.

4.3.3.3. Vùng chuyên canh rau dưa các loại

Bảng 3.38: Sản lượng rau dưa các loại của các vùng chuyên canh

2015 2020 2030 Toàn tỉnh (tấn) 557.500 100% 1.167.100 100% 1.584.175 100%

Chợ Mới 358.300 64% 596.550 51% 746.700 47%

Châu Phú 79.500 14% 205.300 18% 328.675 21%

An Phú 27.000 5% 113.550 10% 160.800 10%

Long Xuyên 15.000 3% 22.500 2% 37.500 2%

Tân Châu 20.700 4% 62.700 5% 51.000 3%

Châu Đốc 15.000 3% 18.750 2% 33.750 2%

Phú Tân 12.000 2% 27.000 2% 37.500 2%

Châu Thành 18.750 3% 75.750 6% 113.250 7%

Thoại Sơn 11.250 2% 45.000 4% 75.000 5%

Tri Tôn - 0% - 0% 7.500 0%

Tịnh Biên - 0% - 0% 7.500 0%

186 Tổng diện tích các vùng chuyên canh rau dưa các loại của tỉnh là 15.650 ha (2020), 20.850 ha (2030). Sản lượng cả năm ước khoảng 1.167 ngàn tấn (2020), 1.584 ngàn tấn (2030). Trong đó, Chợ Mới là vùng chuyên canh rau dưa các loại lớn nhất của tỉnh, chiếm 51% (2020) sản lượng rau dưa của tỉnh; kế tiếp là Châu Phú (18%), An Phú (10%).

Trong vùng chuyên canh rau dưa sẽ hình thành các vùng chuyên canh chuyên đề như:

+ Vùng chuyên canh ớt, vùng chuyên canh rau gia vị, hành hẹ: có thể hình thành vùng chuyên canh từng chủng loại này ở các địa phương có thế mạnh và tiềm năng như:

Phú Tân, Chợ Mới, Tân Châu, Châu Thành, Châu Phú và An Phú.

+ Vùng chuyên canh đậu nành rau: khoảng 450 ha (2020), 650 ha (2030); tập trung chủ yếu ở Châu Phú (xã Khánh Hoà, Mỹ Phú và Cái Dầu). Ước tính sản lượng đậu nành rau là 5.000 – 7.000 tấn/năm. Hiện nay, cây đậu nành rau chỉ thích hợp với vụ Đông Xuân, còn Hè Thu và Thu Đông sẽ gặp nhiều rủi ro do thời tiết. Nếu việc ứng dụng CNC trong sản xuất đậu nành rau, giúp nông dân cải thiện được năng suất (nhờ cải tiến giống) và kiểm soát được yếu tố thời vụ, thời tiết thì sản lượng có thể đạt 10.000 – 15.000 tấn/năm.

+ Vùng chuyên canh đậu bắp Nhật: khoảng 500 ha (2020), 750 ha (2030); tập trung chủ yếu ở Châu Phú (xã Bình Thủy, Khánh Hoà, Mỹ Đức, Mỹ Phú và Cái Dầu). Ước tính sản lượng đậu bắp Nhật là 15.000 – 20.000 tấn/năm. Nếu việc ứng dụng CNC trong sản xuất đậu bắp Nhật (cải thiện năng suất, thâm canh tăng vụ), giúp nông dân có thể sản xuất được 3 – 4 vụ/năm thì sản lượng có thể đạt 30.000 – 40.000 tấn/năm.

4.3.3.4. Vùng chuyên canh khoai cao, khoai mì

+ Vùng chuyên canh khoai cao: tập trung chủ yếu ở Chợ Mới (xã Hội An, xã Bình Phước Xuân, riêng Chợ Mới chiếm 50% khoai cao của tỉnh), An Phú (xã Đa Phước), Châu Phú (xã Mỹ Đức), với diện tích khoảng 2.000 ha (2020), 3.500 ha (2030). Sản lượng khoai cao có thể đạt 90.000 – 180.000 tấn/năm.

+ Vùng chuyên canh khoai mì: tập trung chủ yếu ở Tri Tôn, Tịnh Biên, với diện tích khoảng 2.000 ha (2030), sản lượng là 60.000 tấn/năm.

4.3.3.5 Vùng chuyên canh đậu phộng, đậu xanh, mè

+ Vùng chuyên canh đậu phộng, đậu xanh: khoảng 2.000 ha (2020), 3.000 ha (2030); tập trung chủ yếu ở An Phú, Tri Tôn và Tịnh Biên. Ước tính sản lượng đậu phộng là 5.000 – 8.000 tấn/năm; đậu xanh là 2.000 – 3.000 tấn/năm. Nếu việc ứng dụng CNC trong sản xuất đậu xanh, làm tăng năng suất, tăng thời vụ thì sản lượng đậu phộng, đậu xanh đều có thể đạt trên 10.000 tấn/năm.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH HÀNG HÓA (LÚA, RAU MÀU, THỦY SẢN) TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 175 - 187)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)