Về tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH HÀNG HÓA (LÚA, RAU MÀU, THỦY SẢN) TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 163 - 169)

4.2. Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản

4.2.3. Giải pháp phát triển ngành hàng NTTS trên các vùng chuyên canh

4.2.3.1. Về tổ chức sản xuất

Trong ngắn Hìn

Trong dài h

pháp phát bền vững ng yến ngư, h g nghệ tiên nuôi sạch bảo đảm vệ

công nghệ g trình tập heo quy trìn hư HACCP, t chc sn n xuất ngàn kết, có thể t n hạn (trung nh 4.1: Mô

hạn: người n Hình 4

triển ngàn gành hàng N hợp tác quố n tiến trong

theo quy đ ệ sinh an to tiên tiến tro huấn, mô h nh GAP, SG

, ISO.

n xut nh hàng nuô thực hiện tr g hạn): nhà c

hình liên k

nuôi là chủ .2: Mô hìn

nh hàng NT NTTS, An G ốc tế. An G

thâm canh định của nh oàn thực ph ong xử lý c hình trình d GF 1000 CM

ôi trồng thủ rong ngắn h

chế biến là kết chuỗi tr

thể chính tr h liên kết c

TTS trên c Giang sẽ ch

Giang đẩy nuôi thủy s hà nước; áp hẩm và xây chất thải tro

diễn đến tậ M, bảo đảm

ủy sản (cá t hạn, trung h chủ thể chí rong ngắn

rong chuỗi;

chuỗi trong

ác vùng ch hú trọng 3 g mạnh côn sản, sản xuấ p dụng các y dựng thươ ong nuôi trồ ận xã ấp. Th m an toàn th

tra và các l hạn và dài h

ính trong ch hạn (trung

;

g dài hạn

huyên canh giải pháp: k ng tác nghi ất giống sạc c kỹ thuật t

ơng hiệu th ồng. Đồng t

heo đó, hướ hực phẩm th

loại thủy sả hạn theo 2 m

huỗi;

g hạn)

163 h

khoa học iên cứu, ch, thực tiên tiến hủy sản;

thời tỉnh ớng dẫn heo tiêu

ản khác) mô hình

164 (1) Đối với người nuôi: là người nuôi cá thể (hộ nuôi nhỏ lẻ) cần được tổ chức thành các THT, HTX hay một hình thức liên kết (hợp tác) giữa các hộ nuôi nhằm tăng cường giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và chung tay bảo vệ môi trường, góp phần hỗ trợ công tác quản lý nhà nước đối với NTTS tại địa phương vì sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Thông qua tổ chức liên kết theo THT sẽ tạo thuận lợi cho việc: (1) kiểm soát nguồn cung cá nguyên liệu theo nhu cầu thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, tránh trường hợp phát triển tự phát dẫn đến cung vượt cầu. (2) chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nuôi, khuyến khích người nuôi áp dụng các quy trình nuôi theo hướng bền vững, đặc biệt phải khẩn trương thực hiện đánh số vùng nuôi nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng hệ thống thống kê sản xuất, thông tin thị trường hiệu quả hơn, nhất là thị trường Mỹ, phải có kế hoạch phù hợp để duy trì xuất khẩu cá tra vào thị trường này trước mắt và lâu dài.

Với các đối tượng nuôi mới (có thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước) như cá sặc, cá rô phi, cá lóc, cá điêu hồng, lươn, ếch… ngành nông nghiệp cần hỗ trợ để hình thành các mô hình THT sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị từ đầu vào sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; đồng thời áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong khâu sản xuất giống, nuôi cá thương phẩm, chế biến khô; tạo thành các “đặc sản” (khô cá lóc, khô cá sặc…) nhằm đáp ứng nhu cầu và tiêu chuẩn của thị trường có truy xuất nguồn gốc, góp phần tăng tính cạnh tranh, hướng đến xuất khẩu, tiêu dùng, bảo vệ môi trường và tăng thu nhập cho nông dân.

Nông dân sản xuất và tiêu thụ theo THT cũng tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các quy định về truy xuất nguồn gốc cũng như phát triển thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản trên các vùng chuyên canh.

(2) Đối với doanh nghiệp chế biến:

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản thành lập chuỗi liên kết sản xuất, kết từ sản xuất giống đến chế biến xuất khẩu, các công đoạn đều phải được đào tạo huấn luyện nuôi an toàn và chất lượng, quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản (thông qua liên kết với hộ nuôi) để có vùng nguyên liệu đủ lớn, đảm bảo an toàn và chất lượng; liên kết với hộ nuôi thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm có đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho nông dân tham gia các lớp tập huấn về nuôi an toàn, hỗ trợ kinh phí chứng nhận, cùng giám sát theo dõi quá trình thực hiện sản xuất.

165 Các doanh nghiệp trong ngành chế biến cũng phải hợp tác, liên kết với nhau để góp phần cân đối cung – cầu thị trường cho phù hợp, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh cả việc thu mua và chào bán sản phẩm.

Các doanh nghiệp xuất khẩu vào từng thị trường riêng biệt cần hợp tác, chia sẻ thông tin, thống nhất về giá bán, xây dựng thương hiệu cá tra Việt, tránh trường hợp bán phá giá, gây ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả chung.

(3) Đối với cơ sở sản xuất giống:

Mục tiêu hướng đến: tăng năng lực cung ứng con giống, đảm bảo chất lượng ổn định và quản lý tốt các cơ sở cung ứng giống.

Tăng cường công tác quản lý giống thủy sản: Triển khai thực hiện Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT về quy định điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản. Theo đó, các tổ chức, cá nhân thực hiện cho sinh sản giống thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:

 Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư về giống thuỷ sản hoặc Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ về nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

 Địa điểm xây dựng phải theo quy hoạch của địa phương hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền;

 Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp nuôi trồng thủy sản trở lên hoặc có giấy chứng nhận/chứng chỉ được đào tạo về nuôi trồng thuỷ sản do cơ quan có chức năng cấp;

 Có nơi cách ly theo dõi sức khoẻ giống thuỷ sản mới nhập về. Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với từng loài thủy sản và từng phẩm cấp giống đáp ứng theo QCVN 02-15:2009/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 82/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thuỷ sản;

 Có bảng hiệu, địa chỉ rõ ràng;

 Phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thuỷ sản và đảm bảo chất lượng giống thuỷ sản đã công bố; thực hiện ghi nhãn giống thủy sản khi lưu thông theo quy định;

 Thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh giống thủy sản, nội dung ghi chép theo quy định và lưu giữ hồ sơ tối thiểu là ba (03) năm.

- Với cá tra:

166

 Tuyển chọn giống cá tra cải thiện di truyền về tốc độ tăng trưởng và fillet, đồng thời xây dựng, hoàn thiện các quy trình sinh sản nhân tạo cá tra để đánh giá chất lượng con giống cá tra nhằm có quy trình chuẩn để sinh sản, ương nuôi giống đạt chất lượng, cung cấp khoảng 50 – 150 – 250 triệu con giống (giai đoạn 2014 – 2015, 2016 – 2020, 2021 – 2030) phục vụ cho hộ nuôi và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

 Mở rộng thêm các trại giống đã có, xây dựng thêm các trại mới, khuyến khích các cá nhân và tổ chức xây dựng trại sản xuất giống đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến. Giai đoạn 2016 – 2020, có ít nhất từ 5 – 10 trại sản xuất giống quy mô vừa và lớn (ngoài Trung tâm Giống Thủy sản) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn tiên tiến (Global GAP, ASC…). Giai đoạn 2021 - 2030, có ít nhất từ 15 – 20 trại sản xuất giống quy mô lớn (hơn 10 triệu con giống/năm) chứng nhận đạt tiêu chuẩn tiên tiến.

 Khuyến khích các cơ sở sản xuất giống tư nhân củng cố và mở rộng quy mô, có chính sách hỗ trợ cụ thể (vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc bù lãi, miễn giảm thuế thu nhập, tập huấn và chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch bệnh, sản xuất giống sạch bệnh), đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa công tác sản xuất giống nhằm đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu sản xuất. Từ sau năm 2015, bắt đầu hoàn thiện hệ thống sản xuất giống từ vệ tinh đến các cơ sở sản xuất giống tư nhân, loại bỏ dần các cơ sở ương, sản xuất giống không đạt chất lượng (thông qua các quy định về chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn,…).

- Với tôm càng xanh:

 Hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, nhà khoa học trong và ngoài nước để có nguồn cung giống đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đặc biệt là yêu cầu tạo con giống “trái vụ” để phát triển nuôi rải vụ trong năm.

 Chuyển giao các loại giống tôm càng xanh trong và ngoài nước đã qua cải thiện di truyền về tốc độ tăng trưởng để đáp ứng con giống đạt chất lượng cao cung cấp cho hộ nuôi và doanh nghiệp.

 Ứng dụng CNC trong sản xuất tôm càng xanh: giống tôm càng xanh toàn đực thực hiện bằng phương pháp chuyển gen (công nghệ của Israel), nghiên cứu nuôi rải vụ trong năm để có sản lượng nguyên liệu ổn định và liên tục.

 Khuyến khích các cơ sở sản xuất giống tư nhân củng cố và mở rộng quy mô, có chính sách hỗ trợ cụ thể (vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc bù lãi, miễn giảm thuế thu nhập, tập huấn và chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch bệnh, sản xuất giống sạch bệnh), đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa công tác sản xuất giống nhằm đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu sản xuất.

167 - Với cá lóc:

Giai đoạn 2014 – 2015: Tuyển chọn giống cá lóc có tốc độ tăng trưởng cao; hoàn thiện các quy trình sinh sản nhân tạo cá lóc để đánh giá chất lượng con giống cá lóc nhằm có quy trình chuẩn để sinh sản, ương nuôi giống đạt chất lượng phục vụ cho hộ nuôi trong bể lót bạc, ao ở các địa phương.

Khuyến khích các cá nhân và tổ chức xây dựng trại sản xuất giống cá lóc đáp ứng yêu cầu về chất lượng (các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của nhà nước).

Giai đoạn 2016 – 2020: Hoàn thiện các quy trình sinh sản nhân tạo cá lóc để sinh sản, ương nuôi giống đạt chất lượng phục vụ cho hộ nuôi trong bể lót bạc, ao ở các địa phương. Tiếp tục khuyến khích các cá nhân và tổ chức xây dựng trại sản xuất giống cá lóc đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

- Với cá sặc rằn:

Giai đoạn 2014 – 2015: Nghiên cứu lai tạo và tuyển đàn cá sặc rằn bố mẹ chất lượng cao; hoàn thiện các quy trình sinh sản nhân tạo cá sặc rằn để đánh giá, so sánh với con giống nhập ngoại (Thái Lan) nhằm có quy trình chuẩn để sinh sản, ương nuôi giống đạt chất lượng cung cấp cho hộ nuôi.

Khuyến khích các cá nhân và tổ chức xây dựng trại sản xuất giống cá sặc rằn đáp ứng yêu cầu về chất lượng (các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của nhà nước).

Giai đoạn 2016 – 2020: Tiếp tục tuyển chọn đàn cá sặc rằn bố mẹ chất lượng cao;

hoàn thiện các quy trình sinh sản nhân tạo để sinh sản, ương nuôi giống đạt chất lượng cung cấp cho hộ nuôi. Đồng thời, khuyến khích các cá nhân và tổ chức xây dựng trại sản xuất giống cá sặc rằn đáp ứng yêu cầu về chất.

- Đối với cá điêu hồng:

Chuyển giao giống cá điêu hồng trong và ngoài nước (có nghề nuôi và sản xuất giống tiên tiến) đã qua cải thiện di truyền về tốc độ tăng trưởng để đáp ứng con giống đạt chất lượng cao cung cấp cho hộ nuôi.

Mở rộng thêm các trại giống đã có, xây dựng thêm các trại mới, khuyến khích các cá nhân và tổ chức xây dựng trại sản xuất giống (phải tuân thủ quy định của một trại sản xuất giống).

- Đối với lươn:

Hoàn thiện các quy trình sinh sản nhân tạo lươn để đánh giá chất lượng con giống lươn nhằm có quy trình chuẩn để sinh sản, ương nuôi giống đạt chất lượng cung cấp cho hộ nuôi.

168 Khuyến khích các cá nhân và tổ chức xây dựng trại sản xuất lươn giống đáp ứng yêu cầu về chất lượng (các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của nhà nước).

(4) Vai trò của Nhà nước:

Hoàn thiện khung pháp lý cho sản xuất và tiêu thụ thủy sản nhằm tạo điều kiện cho các thành viên tham gia trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản (chuỗi liên kết: dọc, liên kết ngang).

Tổ chức sản xuất theo liên kết dọc giữa những người tham gia các công đoạn từ ao nuôi, đến thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua các hợp đồng kinh tế. Chính sách vĩ mô cần hỗ trợ:

 Xây dựng và kiểm soát giá sàn thủy sản ở một số thị trường chính (có yêu cầu chất lượng và qui trình khác nhau) như: EU và các nước Tây Âu; Nga và các nước Đông Âu; Mỹ và các nước Bắc Mỹ; Nhật bản, Hàn quốc.

 Phân bổ và kiểm tra điều chỉnh diện tích thả nuôi cá tương ứng với nhu cầu nguyên liệu theo từng tháng trong năm.

 Xây dựng và thực hiện cơ chế bình ổn giá mua nguyên liệu thủy sản (trọng tâm là cá tra, cá basa, tôm càng xanh) cho người nuôi.

 Quy định và kiểm soát giá trần thức ăn cho thủy sản. Thức ăn chiếm 70-80% giá thành sản xuất nguyên liệu thủy sản. Giá thức ăn cho thủy sản tăng sớm hơn và cao hơn mỗi khi có biến động về giá nguyên liệu sản xuất thức ăn, điện, nước, tỷ giá ngoại tệ.

 Nâng cao năng lực và hiệu quả kiểm soát Nhà nước đối với chất lượng thức ăn, thuốc thú y, cá bố mẹ, cá giống và an toàn thực phẩm trong nguyên liệu thủy sản.

 Xây dựng quy chuẩn và quy chế đánh giá công nhận chuỗi liên kết dọc.

Liên kết ngang giữa các nhà sản xuất theo từng khâu trong chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên liệu, chế biến, bảo quản và tiêu thụ thủy sản dưới các hình thức HTX, hiệp hội để thu hút các doanh nghiệp, các hộ sản xuất cùng ngành nghề. Trên cơ sở đó nhà nước có chương trình hỗ trợ các thành viên về các kỹ năng cần thiết trong sản xuất kinh doanh, vay vốn, đầu tư hạ tầng và các vấn để liên quan cho phát triển.

Tăng cường xã hội hóa các dịch vụ công như: kiểm nghiệm, kiểm tra đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, khuyến ngư.

Thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng CNC nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản. Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất thủy sản, đặc biệt là trong lĩnh vực kiểm soát dịch bệnh và sản xuất giống.

169 Thực hiện nuôi thuỷ sản thương phẩm xuất khẩu áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế SQF 1000CM, GolbalGAP… giảm rủi ro trong quá trình sản xuất, áp dụng quy trình thích hợp giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản xuất, ổn định về chất lượng đồng thời tăng giá trị sản phẩm đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Các nước nhập khẩu thủy sản luôn đưa ra những hàng rào kỹ thuật, quy định mới về dư lượng chất kháng sinh. Vì vậy, các cơ quan chức năng nên đưa ra và thường xuyên cập nhật danh sách các chất kháng sinh được phép sử dụng trong NTTS cũng như các chất bị cấm, tránh tình trạng thua thiệt chung (cả người nuôi và doanh nghiệp chế biến).

Chính phủ thực hiện hiệu quả chủ trương bình ổn giá đối với các mặt hàng thức ăn thủy sản; buộc các doanh nghiệp phải công khai, minh bạch về giá. Ngân hàng Nhà nước xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi cá tra tiếp cận được nguồn tín dụng.

Hỗ trợ “liên kết cấp vùng”: việc liên kết, hợp tác giữa các các tỉnh, thành có quy mô nuôi cá tra xuất khẩu lớn để cân đối cung cầu sản xuất và tiêu thụ nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho cá tra Việt (nông dân và doanh nghiệp). Đồng thời, cải tiến nâng cao chất lượng công tác xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sản phẩm; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH HÀNG HÓA (LÚA, RAU MÀU, THỦY SẢN) TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 163 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)