Chính sách thương mại và công tác xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH HÀNG HÓA (LÚA, RAU MÀU, THỦY SẢN) TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 193 - 196)

4.3. Quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau màu hàng hóa

4.3.4. Giải pháp phát triển ngành hàng rau màu trên các vùng chuyên canh

4.3.4.5. Chính sách thương mại và công tác xúc tiến thương mại

Trong thực tế, hầu hết các mô hình sản xuất rau màu theo GAP hoặc đã đạt chứng nhận GAP đều có thị trường tiêu thụ, tất cả sản phẩm đều được bán. Người tiêu dùng luôn có nhu cầu thực phẩm an toàn và xu hướng lựa chọn rau màu an toàn đang tăng nhanh.

Đây là cơ hội tốt cho mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP. Nhưng không vì thế mà rau màu sản xuất ra từ các THT/HTX luôn được người tiêu dùng biết đến. Do đó, các THT/HTX cần năng động trong tổ chức giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm khách hàng để bán với giá cả hợp lý có lợi cho người sản xuất theo GAP.

Cái khó đối với nhiều THT/HTX sản xuất rau màu theo GAP hiện nay là khâu quảng bá giới thiệu sản phẩm chưa thực hiện hoặc có làm nhưng không hiệu quả. Không ít trường hợp sản xuất ra và ngồi chờ khách hàng đến mua, khách hàng cũng chưa biết địa

194 chỉ tin cậy của sản phẩm GAP. Cung chưa gặp cầu, khiến cho giá cả sản phẩm sản xuất theo GAP chưa cải thiện.

Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết hợp tốt giữa nguồn vốn ngân sách cho các hoạt động của cơ quan xúc tiến thương mại với nguồn vốn của các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh để mở rộng các hình thức xúc tiến thương mại và quảng bá rau màu An Giang.

Ví dụ, Hàn Quốc đã phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu ớt và gia vị để đáp ứng nhu cầu trong nước. Gần đây, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã tăng cường tìm kiếm đối tác tại Việt Nam để mua sản phẩm ớt đỏ và gia vị. Đây là cơ hội tốt để nông dân trên các vùng chuyên canh rau màu của tỉnh có thể tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu từ Hàn Quốc.

Do đó, tỉnh cần tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đầu tư với các nước có nhu cầu nhập khẩu từng nông sản mà An Giang có thế mạnh, có tiềm năng.

+ Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu “Rau an toàn”:

Xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu “rau an toàn”, sản phẩm rau, màu ứng dụng CNC.

Xây dựng Trung tâm thông tin, triển lãm và giao dịch rau an toàn của Tỉnh.

Các cơ quan chức năng phối hợp với các doanh nghiệp đẩy mạnh thực hiện ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân, THT, HTX sản xuất rau màu an toàn.

Tập huấn và hỗ trợ các cá nhân, THT/HTX, doanh nghiệp công bố chất lượng hàng hóa rau an toàn và xây dựng thương hiệu rau an toàn. Ứng dụng công nghệ mã vạch trên bao bì sản phẩm đảm bảo trách nhiệm của người sản xuất với người tiêu dùng;

Phối hợp với các ban ngành liên quan xây dựng chương trình vận động tuyên truyền tạo ý thức sử dụng rau an toàn rộng rãi trong người dân vì sức khỏe cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông, hội thảo, hội chợ;

Liên kết, hợp tác hóa trong sản xuất tiêu thụ (đầu ra), chú trọng thị trường liên kết với các tỉnh lân cận của Campuchia;

Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ xúc tiến thương mại – xuất khẩu – nghiên cứu thị trường và tiếp thị sản phẩm cho các cơ sở, doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm rau màu. Tập huấn, vận động nông dân tham gia vào các THT, HTX để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh;

Trong tiêu thụ cũng cần nghiên cứu mô hình các công ty cổ phần nông nghiệp, tổ chức mở rộng loại hình công ty kinh doanh thuốc BVTV, phân bón, giống,… tham gia cung ứng vật tư, thiết bị trồng rau và bao tiêu sản phẩm phục vụ cho các bếp ăn tập thể, siêu thị, hướng xuất khẩu;

195 Có chính sách hỗ trợ các THT/ HTX điểm giao dịch mua bán rau an toàn; hỗ trợ các công ty cổ phần nông nghiệp xây dựng các kho sơ chế, đóng gói, bảo quản chuyên biệt phục vụ sau thu hoạch trong những vùng rau tập trung;

+ Xây dựng và gìn giữ thương hiệu

Thực tế hiện nay cho thấy, người tiêu dùng đang có xu hướng tìm mua những loại rau màu có mẫu mã đẹp, xuất xứ rõ ràng, có nguồn gốc sạch đạt chuẩn. Bởi vậy, xây dựng và phát triển thương hiệu là việc làm cần thiết để phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Việc cần thực hiện để xây dựng và quảng bá thương hiệu rau màu là khuyến khích và hỗ trợ nông dân, THT/HTX, doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu và mở website quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước (chú trọng việc xây dựng trang web tiếng Anh để dễ dàng tiếp cận với khách hàng quốc tế); Tỉnh hỗ trợ các cá nhân, cơ sở sản xuất có sản phẩm độc đáo và đủ sức cạnh tranh đăng ký thương hiệu ở các thị trường tiềm năng trên thế giới.

Nghiên cứu thành lập một bộ phận chuyên trách việc xây dựng và phát triển thương hiệu để nhà vườn có thể tìm hiểu thông tin và được tư vấn khi cần thiết. Khắc phục tình trạng tự phát, chưa có sự hướng dẫn và giúp đỡ một cách chuyên nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu.

Mặc dù hiểu rõ thương hiệu mạnh phải đi đôi với sản phẩm chất lượng cao, nhưng do thiếu vốn, thiếu kỹ thuật và thiếu kinh nghiệm quản lý, khiến chất lượng sản phẩm làm ra thường không đồng đều, nên nhiều nhà vườn vẫn đang rất lúng túng, loay hoay không biết xây dựng thương hiệu như thế nào. Thực tế đăng ký thương hiệu không khó, nhưng cái khó là phải tạo được những vùng sản xuất lớn, chất lượng tốt, duy trì đều và cam kết được với người tiêu dùng trong và ngoài nước lâu dài. Điều này có nghĩa là cần phải có sự liên kết, hợp lực của nhiều nhà vườn để tạo ra được sản phẩm đồng đều, ổn định về chất lượng.

Nâng cao mối liên kết và hợp tác xây dựng thương hiệu của 6 nhà: Nhà khoa học hỗ trợ kỹ thuật tạo giống cây năng suất cao cũng như chỉ dẫn công nghệ bảo quản sau thu hoạch; Nhà nông nắm vững kỹ thật tạo ra sản phẩm tốt; Nhà doanh nghiệp dự báo chính xác nhu cầu thị trường; Nhà nước tạo hành lang pháp lý thông thoáng, hỗ trợ phát triển, bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa; Nhà băng (ngân hàng) hỗ trợ đầu tư; Nhà truyền thông hỗ trợ quảng bá đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Xây dựng thương hiệu không chỉ đơn thuần là việc đăng ký thực hiện, mà rất cần có sự hợp tác từ nhiều phía, quan trọng hơn cả là vai trò kiểm tra, giám sát của chính quyền các cấp, các địa phương để thương hiệu có điều kiện phát huy hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

196 + Nghiên cứu các kênh phân phối, tiếp cận ở các thị trường tiềm năng nhằm thúc đẩy xuất khẩu:

Các doanh nghiệp có thể bán hàng trực tiếp cho những nhà nhập khẩu sở tại. Cách này có ưu điểm là chi phí bán hàng thấp, và do vậy doanh nghiệp nên thiết lập sẵn danh sách những nhà nhập khẩu rau màu sẵn có của EU, Mỹ để có chiến lược tiếp cận, muốn như vậy thì sự hỗ trợ xúc tiến thương mại của tỉnh rất quan trọng trong thời kỳ đầu…

Ngoài ra, để tăng giá trị cho mặt hàng rau màu xuất khẩu, doanh nghiệp có thể thuê một tổ chức quan hệ cộng đồng, hoặc các tổ chức nông dân, các nhà bán lẻ để quảng bá vào các thị trường tiềm năng này.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH HÀNG HÓA (LÚA, RAU MÀU, THỦY SẢN) TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 193 - 196)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)