Nhóm giải pháp tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH HÀNG HÓA (LÚA, RAU MÀU, THỦY SẢN) TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 187 - 190)

4.3. Quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau màu hàng hóa

4.3.4. Giải pháp phát triển ngành hàng rau màu trên các vùng chuyên canh

4.3.4.1. Nhóm giải pháp tổ chức sản xuất

+ Tổ chức xây dựng vùng chuyên canh theo tiêu chuẩn GAP và nghiên cứu thử nghiệm mô hình “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết”:

Do đặc điểm sản xuất rau màu của tỉnh là hầu hết các vườn rau màu thuộc quản lý của nông hộ, có diện tích bình quân khá nhỏ, trong nhiều trường hợp diện tích trồng không liền vùng, bị phân tán. Trong điều kiện như vậy để tổ chức sản xuất rau màu mang lại hiệu quả kinh tế cao, theo tiêu chuẩn GAP (VietGAP, Global GAP) được thuận lợi hơn cần hình thành các THT hoặc HTX, nhóm sản xuất và tiếp thị – hướng đến hình thành vùng chuyên canh theo tiêu chuẩn GAP; hướng đến thí điểm mô hình sản xuất “cánh đồng lớn” cho rau màu trên địa bàn tỉnh.

Nông dân dễ dàng học hỏi những kỹ thuật sản xuất bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên khâu tiếp thị sản phẩm vẫn là vấn đề khó khăn. Sự yếu kém trong công tác tiếp thị rau màu là do sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ. Do đó, cần hình thành theo mô hình HTX nhóm nông dân sản xuất và tiếp thị rau màu. Những nhóm này được tổ chức theo hình thức tự nguyện do những nhóm nông dân trồng cùng nhóm rau màu (rau ăn lá, rau gia vị, hoa quả, dưa…) nằm liền kề nhau. Từng nhóm có từ 10-20 nông dân với diện tích vài hecta. Nhóm này cùng nhau hợp tác để cùng bán và vận chuyển sản phẩm. Bằng cách này, người sản xuất có thể nâng cao năng lực tiếp thị và tăng thu nhập cho chính họ. Giải pháp này cũng có khả năng nâng cao sức mạnh tham gia mặc cả giá cả từ thị trường của nông dân khi tiếp cận với thương lái.

Trong môi trường của WTO, khi hàng rào thuế quan được hạ xuống thì các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm lại được nâng cao lên để bảo hộ sản xuất nội địa và bảo vệ người tiêu dùng. Nông dân cần phải biết cái mà thế giới đang áp dụng, đó là qui trình sản xuất nông nghiệp an toàn, tiêu chuẩn GAP. Trong qui trình sản xuất an toàn GAP, quản lý dịch hại tổng hợp IPM là trụ cột, nông dân phải giảm dùng thuốc trừ sâu, thực hiện đồng loạt một qui trình bảo vệ thực vật thì mới đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện tổ chức sản xuất theo kiểu HTX. Các HTX cần có chuyên gia kỹ thuật và đội ngũ khuyến nông có thể huấn luyện các chuyên gia kỹ thuật của các HTX về qui trình GAP. Họ sẽ trở thành các giáo viên của từng HTX, có nhiệm vụ huấn luyện trở lại cho nông dân.

188 - Khuyến khích xây dựng và nhân rộng các mô hình THT/HTX mới trong ngành hàng rau màu:

Mô hình THT/HTX mới có khả năng tập hợp đất đai, thống nhất qui hoạch sản xuất, qui trình kỹ thuật canh tác để tạo ra những khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng đồng đều.

Hoạt động của các tổ HTX hay HTX có thể phân chia thành 3 loại hình HTX khác nhau: (1) Hội nông dân, (2) HTX tiếp thị rau màu và (3) HTX nông nghiệp.

Các tổ chức này chịu trách nhiệm về mặt quản lý hành chính, còn các trung tâm khuyến nông chịu trách nhiệm tổ chức và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, và cung cấp các thông tin kỹ thuật và các thông tin thị trường.

Trên cơ sở đó, nhóm sản xuất và tiếp thị rau màu tổ chức các buổi họp nhóm theo định kỳ 1 - 2 tháng/lần và trong các cuộc họp này đều có sự tham gia của cán bộ khuyến nông cấp huyện. Trong các cuộc họp nhóm này, mỗi nông dân phải chia sẻ kinh nghiệm của mình để cả nhóm cùng nhau thảo luận, qua đó các thành viên khác trong nhóm có thể học hỏi, từ đó nâng cao kỹ thuật sản xuất và tiếp thị một cách nhanh chóng. Nếu nhóm có khó khăn về sản xuất, tiếp thị thì cán bộ khuyến nông cấp huyện sẽ giúp đỡ, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của chuyên gia kỹ thuật.

Các thành viên trong từng nhóm có thể trao đổi thông tin với nhau, mua vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thậm chí hợp tác với nhau trong hoạt động tiếp thị. Trên cơ sở này, họ có quyền quyết định thỏa thuận về giá cả cũng như giảm giá thành sản xuất và tiếp thị. Nhiệm vụ của công việc tiếp thị thông qua kiểm soát toàn bộ chất lượng có thể làm gia tăng giá trị sản phẩm và nguồn thu nhập cho nông dân.

Cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp tổ chức đánh giá nhóm sản xuất nông nghiệp và tiếp thị định kỳ hàng năm. Qua đó sẽ chọn lựa ra các nhóm sản xuất nổi bật nhất và trao giải thưởng cho các nhóm.

Để nông dân chuyển đổi cây trồng, cải tạo vườn tạp thành vùng chuyên canh rau màu, đáp ứng xuất khẩu thì phải tăng cường chính sách hỗ trợ về cây giống, lãi suất vay ngân hàng, vật tư.

Giải pháp hỗ trợ cho THT/HTX nhóm sản xuất và tiếp thị theo tiêu chuẩn GAP hoạt động hiệu quả. Việc liên kết các nông hộ trồng rau màu thành các THT/HTX, cùng nhau thực hiện qui trình sản xuất thống nhất là điều kiện để thực hiện sản xuất rau màu theo GAP được thuận lợi, đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Tuyên truyền kịp thời cho người nông dân thấu hiểu sự cần thiết của việc liên kết trong sản xuất, nông dân tự nguyện tham gia, không nóng vội chủ quan và không nên ép

189 nông dân mà phải chọn thời điểm đã chín muồi, người nông dân thực sự có nhu cầu mới tiến hành các thủ tục để thành lập.

+ Quan tâm đúng mức của các Sở, ngành địa phương, cán bộ chuyên trách phải thấu hiểu sự cần thiết của việc liên kết giữa các nông hộ, giải thích và động viên nông dân tham gia, liên kết cùng sản xuất kinh doanh những sản phẩm có lợi thế của địa phương.

Ngoài ra, để các THT/HTX phát triển bền vững cần phải có sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp các ngành ở địa phương (tỉnh, huyện, xã), sự hỗ trợ của Nhà nước trong giai đoạn đầu khi các THT/HTX mới ra đời chưa đi vào sản xuất kinh doanh ổn định.

+ Đào tạo nhân sự cho thành lập THT/HTX. Những người trong ban lãnh đạo HTX, ban điều hành THT phải có trình độ chuyên môn nhất định, kỹ năng quản lý tốt, THT/HTX phải định kỳ công khai tài chính, điều này sẽ làm cho các tổ viên/xã viên tin tưởng vào ban lãnh đạo và sẵn sàng thực hiện nghiêm chỉnh điều lệ HTX và các qui định đã được tổ viên/xã viên thống nhất. Khi THT/HTX đi vào hoạt động ổn định, cần có chế độ thù lao thỏa đáng cho ban điều hành THT/HTX, đây là đòn bẩy khuyến khích cán bộ lãnh đạo của các THT/HTX đầu tư sức lực trí tuệ trong xây dựng và phát triển THT/HTX.

+ Đảm bảo các lợi ích thiết thực cho các tổ viên/xã viên như nâng cao năng suất cây trồng, sản phẩm sản xuất ra của tổ viên/xã viên có thị trường tiêu thụ tốt. HTX làm được vai trò chủ đạo trong khâu thu mua, tiêu thụ sản phẩm với giá cả hợp lý, đảm bảo tăng thu nhập so với khi không tham THT/HTX. THT/HTX đại diện cho các hộ tham gia THT/HTX về mặt pháp lý với đơn vị chứng nhận GAP. THT/HTX đại diện giấy chứng nhận GAP có kèm theo danh sách của các hộ nông dân tham gia sản xuất rau màu theo GAP.

+ Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho mỗi THT/HTX khi thực hiện sản xuất rau màu theo VietGAP, GlobalGAP. Thành lập các Ban Điều hành GAP tại các THT/HTX trồng rau màu. Ban Điều hành tổ chức và vận hành hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo qui trình sản xuất của các hộ nông dân tuân theo những qui định của GAP. Ban Điều hành có Bộ phận kiểm tra nội bộ và Thanh tra nội bộ. (1) Bộ phận kiểm tra nội bộ: Mỗi kỳ sản xuất cần thực hiện kiểm tra nội bộ (đánh giá tình hình thực hiện các qui định trong sản xuất rau màu theo GAP của các hộ tham gia, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, sai phạm trong sử dụng vật tư, lao động, lưu trữ hồ sơ, cơ sở hạ tầng...

trước khi mời đơn vị đánh giá chứng nhận GAP. Thông thường bộ phận kiểm tra nội bộ bao gồm những người trong Ban Điều hành hệ thống quản lý chất lượng sản xuất rau màu theo GAP của THT/HTX, những người này phải được đào tạo, huấn luyện. (2) Thanh tra nội bộ (internal auditor) là người kiểm tra các hoạt động trong sản xuất theo GAP của các nông hộ và kiểm tra sự đánh giá nội bộ, kịp thời phát hiện những điểm chưa đúng, thiếu sót để hướng dẫn khắc phục. Người làm công tác thanh tra nội bộ cần được đào tạo có

190 trình độ chuyên ngành phù hợp, hướng đến đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn GAP. Sau khi thực hiện công việc kiểm tra nội bộ, cán bộ kỹ thuật tiến hành thanh tra nội bộ để đánh giá về việc kiểm tra nội bộ của THT.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH HÀNG HÓA (LÚA, RAU MÀU, THỦY SẢN) TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 187 - 190)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)