Phân loại tình huống có vấn đề

Một phần của tài liệu Vận dụng một số tình huống có vấn đề vào dạy học môn học kỹ thuật điện tử tại trường cao đẳng hóa chất (Trang 31 - 34)

1.4 Dạy học nêu vấn đề là giải pháp quan trọng để nâng cao chất l−ợng và hiệu quả dạy học

1.4.4 Phân loại tình huống có vấn đề

Các tình huống có vấn đề rất đa dạng và phong phú, trong tính đa dạng và phong phú đó, cần thiết phải phân tích phân loại tình huống dựa theo một đặc

điểm chung nào đó là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Tiêu chuẩn cơ bản để phân loại là những mâu thuẫn trong khái niệm, tri thức, kỹ năng của người học để giải quyết tình huống. Qua thực nghiệm, T.V.

Kuđriasep đã phân thành 6 loại tình huống sau(1):

(1) Đặng Danh ánh (2004), Xem tập bài giảng Tâm lý học s− phạm kỹ thuật cho các khóa cao học của tr−ờng

Đại học Bách khoa Hà Nội

Tình huống có vấn đề xuất hiện khi có mâu thuẫn giữa hệ thống tri thức

đã thu nhận đ−ợc và những yêu cầu mới xuất hiện trong quá trình giải bài toán: (1)

- Đó là mâu thuẫn giữa tri thức cũ đã thu nhận đ−ợc và những sự kiện

đ−ợc tìm thấy trong quá trình giải bài toán.

- Mâu thuẫn giữa một loại tri thức ở các mức độ cao, thấp khác nhau.

- Mâu thuẫn giữa những tri thức khoa học và tri thức trong cuộc sống và hoạt động thực tiễn.

Tình huống có vấn đề xuất hiện khi phải lựa chọn trong số những tri thức đã có một hệ thống duy nhất cần thiết để giải quyết vấn đề. Tình huống này không chỉ xuất hiện trong quá trình học tập mà nó còn mang nhiều đặc tr−ng của thực tiễn và sản xuất.

Tình huống liên quan tới việc áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã

có vào điều kiện thực tế mới để giải quyết vấn đề.

Tình huống liên quan đến mâu thuẫn giữa việc có thể giải đ−ợc bài toán về mặt lý thuyết nh−ng lại không giải quyết đ−ợc vấn đề trong thực tiễn, hoặc là tình huống có liên quan tới mâu thuẫn giữa kết quả đạt đ−ợc trong thực tiễn nh−ng lại thiếu căn cứ lý luận.

Tình huống có liên quan đến mâu thuẫn về tính chất “tĩnh” của sơ đồ và sự cần thiết đọc sơ đồ đó trong trạng thái “động” của nó.

Theo sự phân loại này, bốn tình huống đầu tiên có liên quan tới mọi nội dung môn học, hai tình huống sau có liên quan tới những môn kỹ thuật có sử dụng hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ.

Các tình huống có vấn đề là yếu tố quyết định thành công của bài dạy theo kiểu nêu vấn đề nên xây dựng mâu thuẫn cho các tình huống có vấn đề là điều rất quan trọng. Từ cách phân loại tình huống có vấn đề nh− trên, khi thiết kế bài giảng và giảng dạy. Giáo viên cần phải có cách thức thiết kế mâu thuẫn

(1) Bài toán hiểu theo nghĩa rộng: đó là bất kỳ một việc, một vấn đề gì cần phải giải quyết trong quá

trình học ở trên lớp, trong phòng thí nghiệm và ở x−ởng, kể cả những tr−ờng hợp trục trặc, hỏng hóc kỹ thuËt.

cho các tình huống có vấn đề. Có 4 cách thức cơ bản thiết kế mâu thuẫn chủ chốt cho các tình huống có vấn đề nh− sau.

Tình huống nghịch lý: Vấn đề mà giáo viên đưa ra thoạt đầu giường như

vô lý, trái khoáy, ngược đời, trái với lẽ thường được mọi người công nhận, gây cho học sinh cảm giác vô lý không thể tin đ−ợc.

Tình huống bế tắc: Vấn đề đ−ợc đ−a ra, thoạt tiên học sinh không thể giải thích nổi bằng kiến thức đã biết. Để giải quyết đ−ợc bài toán, học sinh không chỉ xuất phát từ nội dung và điều kiện của bài toán, từ bản thân lĩnh vực khoa học của bài toán mà có khi phải sử dụng đến cả kiến thức của những lĩnh vực gần với lĩnh vực của bài toán.

Tình huống lựa chọn: Là khi mâu thuẫn xuất hiện làm cho ta đứng trước một sự lựa chọn khó khăn: Ta chỉ đ−ợc lựa chọn một giải pháp tr−ớc hai hay nhiều phương án giải quyết, mà cái nào cũng có vẻ có lý, có sự hấp dẫn để lựa chọn. Sinh viên thấy khó sử trong tr−ờng hợp này, và họ cần phải lựa chọn ra một phương án đúng nhất ( hay tốt nhất).

Tình huống nhân - quả: Đó là tr−ờng hợp đi tìm nguyên nhân của một kết quả, bản chất của một hiện t−ợng, động cơ của một hành động, quy luật của một sự kiện, tức là tìm lời giải cho câu hỏi “tại sao”.

Chú ý khi sử dụng các tình huống có vấn đề:

Khi sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học, người dạy cần chú ý một số vấn đề nh− sau:

Các tình huống sử dụng trong quá trình dạy học phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm nội dung từng bài học. Thông qua giải quyết tình huống có vấn đề học sinh sẽ nắm đ−ợc nội dung bài học một cách sâu sắc, tích luỹ đ−ợc kinh nghiệm học tập.

Trong một bài dạy sử dụng nhiều tình huống, cần chú ý đến tính cơ

động của các tình huống. Sự chuyển tiếp từ tình huống này sang tình huống khác phải đảm bảo logic về mặt kiến thức và trình tự bài dạy.

Giáo viên chỉ giữ vai trò là người hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên gặp khó khăn không thể tự mình v−ợt qua đ−ợc. Giáo viên đặt vấn đề một cách khéo

léo, dẫn dắt sinh viên vào tình huống, buộc họ phải suy nghĩ, tự lực đề xuất phương án giải quyết vấn đề.

Sau mỗi tình huống, giáo viên phải đ−a ra kết luận về lời giải, mở rộng ra các tình huống t−ơng tự, h−ớng dẫn sinh viên cách ghi nhớ tổng quát về kiến thức mà họ vừa tìm đ−ợc, củng cố và nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số tình huống có vấn đề vào dạy học môn học kỹ thuật điện tử tại trường cao đẳng hóa chất (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)