1.4 Dạy học nêu vấn đề là giải pháp quan trọng để nâng cao chất l−ợng và hiệu quả dạy học
1.4.5 Phương pháp giải quyết tình huống phụ thuộc vào mức độ và hình thức tổ chức dạy học nêu vấn đề
Sự tham gia của người học và quá trình giải quyết các tình huống có vấn đề phụ thuộc rất nhiều vào các mức độ và hình thức tổ chức dạy học nêu vấn đề mà ng−ời giáo viên lựa chọn sau đây:
ắ Phương pháp trình bày nêu vấn đề: Giáo viên không chỉ thông báo những tri thức khoa học có sẵn mà còn phục hồi lại ở mức độ nhất định con
đường phát hiện ra những tri thức đó. Sau khi đề xuất vấn đề, giáo viên lần l−ợt trình bày cách giải quyết các vấn đề đã có, phân tích những mâu thuẫn trong mỗi cách giải quyết đó để đi đến những cách giải quyết khác hợp lý hơn… Cứ nh− thế giáo viên dẫn dắt học sinh theo dõi sự vận động biện chứng của tư tưởng để đạt tới chân lý, khiến cho họ giường như được tham gia vào công cuộc tìm tòi khoa học và có đ−ợc cảm xúc của ng−ời nghiên cứu khoa học.
Phương pháp trình bày nêu vấn đề làm cho tri thức có căn cứ khoa học vững chắc hơn, giới thiệu đ−ợc với học sinh mẫu hoạt động tìm tòi khoa học, tạo ra đ−ợc không khí hứng thú đối với việc học tập.
ắ Ph−ơng pháp tìm tòi từng phần: Giáo viên vẫn giữ vai trò ng−ời trình bày tri thức có hệ thống do chương trình quy định. Nhưng tùy thuộc vào các
điều kiện cụ thể, thỉnh thoảng giáo viên lại đặt ra các vấn đề, các câu hỏi thích hợp kích thích học sinh tham gia quá trình tìm tòi nh− đề xuất giả thuyết hoặc giải thích sự kiện, bảo vệ hoặc bác bỏ một luận điểm, phát hiện hoặc giải quyết một mâu thuẫn… Từ đó buộc học sinh động não suy nghĩ và tự giác giải quyết các vấn đề nêu ra ở một số giai đoạn nhất định của quá trình lĩnh hội tri thức.
Ph−ơng pháp tìm tòi từng phần tạo điều kiện cho ng−ời học có đ−ợc những cơ hội bộc lộ khả năng độc lập giải quyết các vấn đề hợp với trình độ của họ và rèn luyện từng b−ớc ph−ơng pháp t− duy khoa học.
ắ Ph−ơng pháp nghiên cứu: Đây là dạng hoàn chỉnh nhất của dạy học nêu vấn đê. Với phương pháp này, hoạt động nhận thức của học sinh có cấu trúc gần giống nh− hoạt động nghiên cứu của nhà khoa học. Học sinh khám phá ra những chân lý, những tri thức thuộc môn học đã có nhưng không do người khác truyền cho mà là “phát minh đối với bản thân”.
Đây là trường hợp những tình huống có vấn đề có thể do thầy giáo tạo ra hoặc do dọc sinh tự lực nghiên cứu đề xuất nh−ng đến phần giải quyết tình huống có vấn đề cũng chỉ do học sinh tự mình vạch kế hoạch tìm tòi, xây dựng giả thuyết, suy nghĩ cách kiểm tra giả thuyết, tiến hành quan sát, làm thí nghiệm, thu thập và chọn lọc sự kiện, so sánh phân loại, khái quát hóa sự kiện, chứng minh và kết luận…
1.4.6 Angorit khái quát, một ph−ơng pháp giải quyết tình huống có vấn đề có hiệu quả.
Một trong những thiếu sót lớn của dạy học truyền thống là quan tâm đến vấn đề dạy học cho học sinh nắm vững cái gì (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo) nhiều hơn là dạy cho họ học và nắm vững cái đó nh− thế nào và nhờ những biện pháp gì.
Con người cần đến tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cốt để giải quyết các vấn đề xuất hiện trong hoạt động thực tiễn(kiến thức nhớ đ−ợc mà không biết vân dụng cũng chỉ là kiến thức chết). Vì vậy, việc dạy cho học sinh học các phương pháp hoạt động và phương pháp tư duy là một trong những mặt quan trọng nhất của nhiệm vụ đào tạo con người hành động trong nhà trường.
Dĩ nhiên, nhà tr−ờng không thể dạy học sinh giải quyết hết đ−ợc mọi vấn
đề có thể sẽ gặp trong cuộc sống, bởi vì những vấn đề đó nhiều vô kể và rất đa dạng. Nhưng nhà trường không chỉ dạy học sinh giải quyết các vấn đề cụ thể mà phải xây dựng cho họ những phương pháp đủ tổng quát của tư duy và của hành động, nghĩa là những cách thức chung tìm lời giải trong bất kỳ tình huống nào.
Angorit là một khái niệm toán học đ−ợc sử dụng trong dạy học với nghĩa là hệ thống các chỉ dẫn theo một trình tự nhất định mà khi thực hiện sẽ giải đ−ợc một loại bài toán nhất định. Do đó, việc xây dựng bài toán tình huống có vấn
đề bao gồm việc soạn thảo tình huống và hệ thống các định hướng và gợi ý cho việc giải tình huống. Theo Phurum-kin, hệ thống các định hướng “có thể gồm các câu hỏi định hướng, các gợi ý, lời khuyên, các chỉ dẫn hoặc chương trình giải đ−ợc soạn sẵn và thậm chí là Angorit”.
Ng−ời ta phân loại ra 2 loại Angorit, Angorit cụ thể và Angorit khái quát
để giải các bài toán. Angorit cụ thể là cung cấp cho học sinh hệ thống các điều chỉ dẫn cụ thể theo một trình tự của các hành động nhất định mà theo đó ng−ời giải sẽ nhận đ−ợc kết quả của bài toán. Khác với Angorit cụ thể, Angorit khái quát đ−ợc đặc tr−ng bởi mức độ khái quát của các chỉ dẫn và các chỉ dẫn này dùng cho nhiều đối t−ợng. Một điểm khác nữa của Angorit khái quát là cấu trúc của nó không có lời chỉ dẫn đối với hành động cụ thể mà chỉ có hướng làm việc chung, học sinh dựa vào đó có thể để tự mình xây dựng hệ thống các hành động và thao tác cụ thể. Mỗi lời chỉ dẫn của Angorit khái quát là chỉ dẫn đối với những khía cạnh chung nhất, cơ bản nhất của hoạt động.
Một số công thức thực nghiệm đã chứng minh rằng Angorit khái quát có hiệu quả hơn Angorit cụ thể trong việc phát triển t− duy kỹ thuật.
Ví dụ, thực nghiệm với hai nhóm học sinh học nghề có trình độ nh− nhau, cùng giải các bài toán kỹ thuật thiết kế nêu vấn đề về lắp ráp mạng lưới điện và chỉnh lưu. Một nhóm theo Angorit cụ thể, còn nhóm kia theo Angorit khái quát. Kết quả cho thấy nhóm học sinh giải theo Angorit khái quát làm rất nhanh, ít mắc sai lầm, ít hỏng hóc, sản phẩm đạt chất l−ợng cao, thời gian giải ít hơn 1/3, số l−ợng bài toán làm đúng tăng gấp 5 lần. (1)
Nhận xét: Dạy học giải quyết vấn đề thể hiện rõ nét sức sống của lý thuyết dạy học tích cực, lấy ng−ời học làm trung tâm. Nó có nhiều −u điểm nổi bật hơn so với các ph−ơng pháp khác trong việc tích cực hoá ng−ời học.
Tuy nhiên nó cũng không thể là một ph−ơng pháp có tính vạn năng. Vì vậy khi vận dụng nó vào dạy học kỹ thuật cần biết phối hợp nó một cách nhuần nhuyễn với các ph−ơng pháp khác.
(1) Đặng Danh ánh – Cải tiến ph−ơng pháp dạy học và giáo dục trong tr−ờng dạy nghề. Cải tiến ph−ơng pháp giảng dạy và giáo dục trong tr−ờng dạy nghề, Tài liệu hội nghị năm 1982, Tr12
Kết luận ch−ơng 1
Đổi mới ph−ơng pháp dạy học là nhiệm vụ quan trọng của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo xu thế “ lấy học sinh làm trung tâm”, áp dụng công nghệ dạy học vào đổi mới phương pháp dạy học, đặt sinh viên vào các tình huống có vấn đề, kích thích họ tự giác, tự lực, sáng tạo trong giải quyết vấn đề, lĩnh hội tri thức mới.
Người thầy không chỉ có nhiệm vụ truyền thụ kiến thức đơn thuần mà còn có nhiệm vụ dạy cho học sinh cách học, cách thu nhận và xử lý các kiến thức, các tình huống trong học tập và trong thực tiễn đa dạng.
Phương pháp dạy học nêu vấn đề là phương pháp hiệu quả và tích cực theo xu hướng đổi mới trên. Trong đó khâu quan trọng nhất là tạo ra tình huống có vấn đề.