Phân tích sự phù hợp giữa mục tiêu, nội dung môn kỹ thuật điện tử và dạy học nêu vấn đề

Một phần của tài liệu Vận dụng một số tình huống có vấn đề vào dạy học môn học kỹ thuật điện tử tại trường cao đẳng hóa chất (Trang 59 - 62)

3.1.1 Mục tiêu môn học kỹ thuật điện tử phù hợp với việc áp dụng dạy học nêu vấn đề.

Nh− đã trình bày ở trên, mục tiêu môn học kỹ thuật điện tử nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, hiểu biết cơ bản về các khái niệm, các bản chất vật lý của các linh kiện điện tử, các loại mạch điện tử và ứng dụng, từ đó vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của nghề nghiệp. Điều này hoàn toàn phù hợp với việc áp dụng dạy học nêu vấn đề vào quá trình giảng dạy môn học. Trong quá trình học tập, giáo viên đ−a ra các tình huống có vấn đề, sinh viên vận dụng những kiến thức lý thuyết, những kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các vấn đề chứa đựng trong các tình huống đ−ợc tạo ra.

Môn học kỹ thuật điện tử không chỉ bao gồm những kiến thức về lý thuyết mà còn dạy cho học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết đó vào trong thực hành nghề nghiệp. Thông qua việc giải quyết các tình huống có vấn đề, học sinh nắm đ−ợc sâu sắc các kiến thức lý thuyết, vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành kỹ thuật. Đó là con đường hiệu quả nhất để làm cho sinh viên hoàn thiện kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo kỹ thuật.

Trong quá trình học tập môn học, học sinh phải suy nghĩ, tự mình tìm tòi và phải tự mình thực hiện các thao tác cụ thể để giải quyết đ−ợc các vấn đề mà giáo viên đưa ra. Nhờ đó sinh viên tích luỹ đươc kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng xử lý các tình huống thực tế, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp t−ơng lai.

Dạy học gắn lý thuyết với thực hành là đặc điểm nổi bật của dạy học kỹ thuật. Học sinh tiếp thu kiến thức lý thuyết nghề nghiệp với mục đích là để vận dụng vào giải quyết các tình huống thực tế nghề nghiệp trong t−ơng lai.

Chính vì vậy, phát triển t− duy kỹ thuật thông qua dạy học bằng tình huống có vấn đề là hết sức hợp lý và cần thiết.

Ngoài ra, dạy học bằng tình huống có vấn đề luôn kích thích đ−ợc hứng thú học tập của sinh viên, lôi cuốn họ vào việc giải quyết các mâu thuẫn, rèn luyện thái độ tích cực, thái độ nghiêm túc khoa học trong học tập. Đây là mục tiêu lớn không chỉ của riêng môn học kỹ thuật điện tử mà còn là mục tiêu chung của quá trình dạy học.

Qua phân tích trên, tác giả nhận thấy mục tiêu môn học kỹ thuật điện tử hoàn toàn phù hợp với việc dạy học theo phương pháp nêu vấn đề.

3.1.2 Nội dung môn học kỹ thuật điện tử phù hợp với việc áp dụng dạy học nêu vấn đề.

Như chương 2 đã nêu, nội dung môn học Kỹ thuật điện tử bao gồm 03 chương. Trong mỗi chương bao gồm nhiều đơn vị kiến thức nhỏ. Mỗi đơn vị kiến thức đó có mục tiêu riêng, thực hiện một yêu cầu, nhiệm vụ riêng về kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành tay nghề.

Ví dụ: Sau khi học xong bài “ Phần tử một mặt ghép P – N” học sinh nắm

đ−ợc nguyên lý làm việc của Điốt, nắm đ−ợc các dạng ứng dụng của điốt bán dẫn. Đồng thời sau khi đ−ợc thực hành đo và kiểm tra chất l−ợng của linh kiện. Ng−ời học có thể lắp ráp các mạch ứng dụng, sửa chữa các pan bệnh về mạch chỉnh lưu, mạch nguồn và các mạch ứng dụng khác của Điốt bán dẫn.

Cấu trúc của nội dung môn học đ−ợc bố trí nh− vậy rất thuận lợi cho giáo viên xây dựng các tình huống có vấn đề trong dạy học. Mỗi đơn vị kiến thức tương đương với một nhiệm vụ cần giải quyết, để giải quyết một nhiệm vụ thì

học sinh sẽ phải huy động vốn kiến thức tích luỹ đ−ợc từ các nhiệm vụ khác có liên quan.

Tổng thể nội dung môn học kỹ thuật điện tử bao gồm các khái niệm, qui luật, định luật - của lý thuyết môn học và sự vận dụng nội dung lý thuyết đó vào các nội dung thực hành. Đây chính là cơ sở cho dạy học bằng tình huống có vấn đề. Vì để thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, khi giáo viên đ−a ra các tình huống chứa đựng mâu thuẫn, học sinh phải vận dụng các kiến thức lý thuyết, những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân vào giải quyết các mâu thuẫn. Thông qua đó, học sinh thêm một lần ghi nhớ đ−ợc các kiến thức lý thuyết, nâng cao kỹ năng thực hành nghề nghiệp, chứng minh tính đúng đắn của lý thuyết.

Nội dung của môn học trình bày về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các linh kiện, dụng cụ và các mạch điện tử. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để vận dụng vào dạy học bằng tình huống có vấn đề, bởi giáo viên rất thuận lợi tạo ra các tình huống có vấn đề, buộc sinh viên phải tổng hợp các kiến thức kỹ thuật

để giải thích đ−ợc về cấu tạo và nguyên lý làm việc của các linh kiện, từ đó phân tích, tổng hợp hay sửa chữa các pan h− hỏng của các mạch điện tử.

Đặc điểm nổi bật nhất của nội dung môn học kỹ thuật điện tử là tính ứng dụng thực tiễn. Từ các kiến thức lý thuyết đ−ợc học trên lớp, sinh viên sẽ áp dụng vào trong thực tế lắp ráp, vận hành và sửa chữa các mạch điện tử, các thiết bị điện tử. Thông qua các giờ thực hành, thực tập sản xuất, sinh viên sẽ kiểm nghiệm lại các vấn đề lý thuyết đã học, tuy nhiên có trường hợp thực tế cấu tạo và nguyên lý vận hành của các thiết bị điện tử trong thực tế không giống nh− lý thuyết mà học sinh đã đ−ợc học trên lớp. Đây là yếu tố thuận lợi

để xây dựng các tình huống có vấn đề trong dạy học môn học.

Nhận xét: Qua những phân tích tác giả trình bày ở trên, tác giả nhận thấy mục tiêu, nội dung môn học kỹ thuật điện tử hoàn toàn phù hợp với việc áp dụng phương pháp nêu vấn đề vào quá trình dạy học môn Kỹ thuật Điện Tử tại tr−ờng Cao Đẳng Hoá Chất.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số tình huống có vấn đề vào dạy học môn học kỹ thuật điện tử tại trường cao đẳng hóa chất (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)