Cách thức tạo ra tình huống có vấn đề trong dạy học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Vận dụng một số tình huống có vấn đề vào dạy học môn học kỹ thuật điện tử tại trường cao đẳng hóa chất (Trang 62 - 65)

3.2 Xây dựng và vận dụng tình huống có vấn đề vào dạy học môn học kỹ thuật điện tử tại khoa điện - Tr−ờng Cao Đẳng Hóa Chất

3.2.1 Cách thức tạo ra tình huống có vấn đề trong dạy học kỹ thuật

Qua nghiên cứu lý luận về dạy học nêu vấn đề đã đề cập ở chương I. Tác giả nhận thấy: Để việc áp dụng các tình huống có vấn đề vào dạy học có hiệu quả thì trước tiên giáo viên cần biết cách tạo ra tình huống có vấn đề một cách thích hợp, đồng thời cần dẫn dắt người học đi theo con đường nghiên cứu khoa học để tìm ra tri thức khoa học của vấn đề.

Trong mỗi một bài học, giáo viên có thể sử dụng một hay nhiều tình huống có vấn đề. Tuy nhiên, không phải bài học nào, đơn vị kiến thức nào cũng có thể tạo ra và sử dụng các tình huống có vấn đề để dạy học.

Mỗi bài học bao gồm nhiều đơn vị kiến thức nhỏ. Khi soạn giáo án giáo viên phải đưa ra được phương pháp giảng dạy cho từng đơn vị kiến thức đó.

Muốn sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề thì điều cốt lõi là giáo viên phải tạo ra đ−ợc các tình huống có vấn đề. Vậy nội dung của đơn vị kiến thức nào có thể tạo ra đ−ợc tình huống có vấn đề? Cơ sở nào để nhận biết một nội dung bài học có thể tạo ra đ−ợc tình huống có vấn đề?

Nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học nêu vấn đề, và quan sát khảo sát thực tế cho thấy rằng khi lựa chọn một nội dung để tạo tình huống có vấn

đề, giáo viên phải dựa vào mục tiêu bài học, nội dung kiến thức, thời gian giành cho giảng dạy đơn vị kiến thức đó, và phải phù hợp với đối t−ợng học sinh của bài giảng.

Phân tích nội dung: Đây là khâu quan trọng, giáo viên cần phải lựa chọn đ−ợc những nội dung có thể tạo mâu thuẫn nhận thức (có nhiều đáp án, thoạt tiên nghe tưởng như rất vô lý, đòi hỏi học sinh phải tư duy và vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết mâu thuẫn) đồng thời phải phù hợp với trang thiết bị dạy học hiện có.

Các nội dung đ−ợc lựa chọn phải là các nội dung cơ bản , điển hình, rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tế. Dựa trên nội dung

đơn vị kiến thức, giáo viên sẽ thiết kế mâu thuẫn cho các tình huống có vấn

đề.

Mâu thuẫn đó vừa phải tạo đ−ợc trở ngại đối với sinh viên, vừa phải tạo cho sinh viên hy vọng có thể giải quyết đ−ợc vấn đề với sự nỗ lực cao nhất. Do đó, trước khi lựa chọn nội dung để tạo tình huống có vấn đề, giáo viên cần tìm hiểu những kiến thức mà học sinh đã đ−ợc trang bị và cũng cấn phải dự trù những kiến thức và kỹ năng do sinh viên tự tìm hiểu và tích luỹ đ−ợc từ thực tiÔn.

Hình 3.1: Sơ đồ các yếu tố cần phân tích để lựa chọn nội dung tạo tình huống có vấn đề.

Xác định mục tiêu bài dạy:

Tình huống có vấn đề đ−ợc đ−a ra phải nhằm đạt đ−ợc mục tiêu của bài dạy. Phải xác định rõ vị trí sử dụng tình huống (thuộc vùng kiến thức của chương nào, bài, phần nào), mục đích tình huống là gì? có thể phục hồi những kiến thức kỹ năng gì? Thông qua giải quyết các tình huống, học sinh sẽ nắm

Tạo tình huống có vấn đề

Học sinh

Mục tiêu bài dạy

Thêi gian

Néi dung kiến thức

đ−ợc sâu sắc nội dung bài học, rèn luyện tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho sinh viên, cũng nh− rèn luyện kỹ năng tay nghề cho sinh viên.

Đánh giá thời gian giành cho giảng dạy đơn vị kiến thức đó:

Một nh−ợc điểm của dạy học nêu vấn đề là dễ gây mất thời gian nếu xây dựng tình huống của bài học không hợp lý. Tình huống có vấn đề sẽ hiệu quả

nhất khi khuyến khích, động viên đ−ợc học sinh tích cực tham gia giải quyết vấn đề. Chính vì thế, trước khi lựa chọn nội dung tạo tình huống có vấn đề phải phù hợp với thời gian giành cho giảng dạy đơn vị kiến thức đó.

Xác định đối tợng học sinh:

- Về trình độ, kinh nghiệm của học sinh:

Tình huống có vấn đề phải phù hợp với trình độ của học sinh. Với đối t−ợng là sinh viên đại học hoặc cao đẳng thì việc vận dụng dạy học nêu vấn đề cần hết sức chú ý đến độ phức tạp của “vấn đề”. Nừu “vấn đề” quá khó, lại nặng về tìm kiếm các nguyên lý, các quy luật thì việc dạy học sẽ không mang lại hiệu quả. Còn nếu vấn đề đ−a ra lại quá dễ dàng để học sinh giải quyết thì

lại không gây đ−ợc hứng thú, không kích thích đ−ợc tính tò mò khoa học cho học sinh.

- Về thái độ học tập, tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh:

Thông qua việc giảng dạy hàng ngày và thông qua việc khảo sát thực tế thái độ của sinh viên đối với môn học, qua những hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi của sinh viên mà giáo viên sẽ có những cách đ−a ra các tình huống có vấn

đề một cách thích hợp. Ví dụ, vào đầu buổi học, để thu hút sự chú ý và tạo tâm thế học tập cho học sinh, giáo viên có thể kể một câu chuyện có nội dung liên quan tới nội dung bài học.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số tình huống có vấn đề vào dạy học môn học kỹ thuật điện tử tại trường cao đẳng hóa chất (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)