Khái niệm thực hành và dạy thực hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy học thực hành, thực tập nâng cao chất lượng đào tạo nghề và góp phần xã hội hóa các trường dạy nghề (Trang 29 - 37)

Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH, THỰC TẬP THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN KẾT HỢP VỚI SẢN PHẨM THỰC TIỄN

1.2 Dạy học theo năng lực thực hiện

1.3.1 Khái niệm thực hành và dạy thực hành

Xuất phát từ quan điểm học không chỉ để biết mà học để làm, nguyên lý giáo dục cơ bản đã được Đảng và Nhà nước xác định: “giáo dục kết hợp với lao động sản xuất và nghiên cứu khoa học”, “lý luận gắn liền với thực tế”, “học đi đôi với hành”.

Một trong những mục tiêu cơ bản của dạy học thực hành là hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo cho một nghề nhất định. sự hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo này phải thông qua quá trình thực hành rèn luyện trên cơ sở những kiến thức kỹ thuật mà lý thuyết mang lại hoặc trên cơ sở của những kỹ năng, kỹ xảo đã có.

Trong dạy học kỹ thuật, thực hành là những hoạt động của học sinh nhằm vận dụng những hiểu biết kỹ thuật và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cần thiết.

Hoạt động thực hành có hai dạng cụ thể trong mối quan hệ tương hỗ:

- Hoạt động thực hành vật chất. Ví dụ: sửa chữa máy móc thiết bị … - Hoạt động thực hành trí tuệ. Ví dụ: tính toán, thiết kế …

29

Cả hai hoạt động này đều do giáo viên đứng ra tổ chức, chỉ đạo, điều khiển. Vì vậy, dạy học thực hành là một quá trình sư phạm do giáo viên tổ chức với mục đích dạy học sinh vận dụng kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong lao động.

1.3.2 Mục tiêu của dạy học thực hành

- Hoàn thiện và vận dụng hiểu biết kỹ thuật

- Hình thành và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo lao động.

- Hình thành và phát triển tư duy kỹ thuật, bồi dưỡng năng lực kỹ thuật.

- Thực hiện các chức năng giáo dục (tác phong lao động công nghiệp, tạo hứng thú, an toàn lao động và vệ sinh môi trường …)

1.3.3 Nội dung của thực hành:

* Mỗi môn học có một đặc thù riêng biệt, nhưng về tổng thể nội dung thực hành gồm:

- Vận dụng những khái niệm, quy luật, định lý … vào trong lao động sản xuất.

- Sử dụng phương tiện kỹ thuật: gồm các loại máy móc, thiết bị kỹ thuật, dụng cụ lao động, dụng cụ kiểm tra …

- Sử dụng các dạng nguyên vật liệu, năng lượng trong sản xuất.

- Vận dụng các quá trình kỹ thuật công nghệ và phương pháp gia công vật liệu cơ bản (bằng tay, bằng máy, tự động hoá …). đó là quá trình vận dụng tổng hợp những kiến thức kỹ thuật để hình thành kỹ năng lao động.

30

* Đặc điểm của nội dung thực hành:

- Tính ứng dụng thực tế: Đó là bản chất vốn có của kỹ thuật, vì đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu kỹ thuật là hoạt động thực tiễn của con người.

- Tính tích hợp: Sản phẩm được tạo ra trong quá trình thực hành kỹ thuật bao hàm nhiều chuyên ngành khác nhau nhưng lại liên quan thống nhất với nhau. Ví dụ: Gia công Trục ép phải kết hợp tiện và phay..vv

- Tính đa chức năng, đa phương án: Sản phẩm kỹ thuật có thể thực hiện các chức năng khác nhau. Ví dụ: Trục ép có thể là trục cán …tính đa phương án thể hiện ở chỗ cùng một chức năng, có thể có nhiều phương án thiết kế, thi công.

1.3.4. Kỹ năng, kỹ xảo và tư duy kỹ thuật trong thực hành 1.3.4.1. K năng

Kỹ năng có thể được hình thành theo những quy luật nhất định, thường bắt nguồn từ nhận thức ( thông hiểu về mục đích, cơ chế, tiến trình..) và kết thúc là biểu hiện ở hành động cụ thể.

* Phân tích quá trình hình thành kỹ năng

Hình 1.1 Quá trình hình thành kỹ năng

Lĩnh hội hiểu biết Quan sát bắt chước Luyện tập

Kỹ năng Động hình vận động

Hình ảnh, biểu tượng vận động

31

Sơ đồ trên cho thấy quá trình hình thành kỹ năng gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn lĩnh hội hiểu biết nhằm phục hồi những tri thức đã có, làm cho nó có khả năng sẵn sàng ứng dụng vào tình huống cụ thể một cách tích cực. Kết quả của giai đoạn này là sự hiểu biết và trên cơ sở đó hình thành biểu tượng vận động, bao gồm nhận thức về mục đích, nhiệm vụ và trình tự các động tác cần thực hiện. tương ứng với giai đoạn này giáo viên phải định hướng, tạo động cơ, nhu cầu hoc tập và trang bị hiểu biết biết kỹ thuật.

- Giai đoạn tạo dựng động hình vận động, nhằm chuyển biểu tượng vận động thành các vận động vật chất (động tác, cử động…) những vận động này còn mang nhiều dấu ấn của biểu tượng vận động nên được gọi là động hình vận động. động hình có được nhờ sự quan sát tái hiện và bắt chước một cách có ý thức các động tác đã và đang có trước đây. tương ứng với giai đoạn này, GV cần làm mẫu để HS quan sát.

- Giai đoạn hình thành kỹ năng: Ở giai đoạn này, kỹ năng được hình thành dần nhờ sự tái hiện, lặp lại nhiều lần những động hình đã có, kết hợp với việc phân tích, điều chỉnh vận động (luyện tập). do đó trong giai đoạn này, GV cần tổ chức huấn luyện cho HS.

Hình thành kỹ năng là nhiệm vụ trung tâm của dạy học thực hành kỹ thuật. việc phân tích quá trình hình thành kỹ năng trên là cơ sở để xây dựng cấu trúc bài dạy, cũng như xác định phương pháp cụ thể cho dạy học thực hành đạt hiệu quả cao. như vậy người GV phải tổ chức tốt quá trình luyện tập để HS nhanh chóng đạt kỹ năng ở trình độ “làm biến hóa”, “làm thuần thục”.

32 1.3.4.2. Kỹ xảo

Kỹ xảo là hoạt động hay thành phần của hoạt động đã được tự động hoá nhờ luyện tập.

Như vậy, kỹ xảo là một thuộc tính của nhân cách vì nó khá ổn định và bền vững.

Trong dạy học, việc tổ chức tốt, có khoa học quá trình luyện tập sẽ tạo ra những tiền đề tâm lý thuận lợi giúp HS nhanh chóng hình thành kỹ năng nghề. Khi kỹ năng nghề được hình thành mà hs vẫn tích cực say mê luyện tập tới mức thuần thục hay đạt tự động thì sẽ tạo ra kỹ xảo trong nghề nghiệp

Kỹ xảo thường được chia ra:

- Kỹ xảo trí óc, biểu hiện khả năng nhạy cảm trong hoạt trí óc. Ví dụ:

Kỹ xảo tính nhẩm.

- Kỹ xảo cảm giác là khả năng cảm nhận của con người trong quá trình luyện tập đã đạt đến mức tự động hoá, trong đó bộ máy phân tích cảm giác giữ vai trò chủ đạo, vận dụng kỹ xảo phân biệt màu sắc, mùi vị…

- Kỹ xảo vận động, thể hiện ở sự thành thục các động tác cơ bắp trong một dạng hoạt động nào đó, nhờ bộ máy phân tích hoạt động trong cơ thể.

nó được đặc trưng bởi độ chính xác, độ bền vững, ổn định, tốc độ thực hiện, sự phối hợp mềm dẻo khéo kéo của cơ bắp và hoạt động tư duy.

Điều kiện hình thành kỹ xảo

- Phải có kiến thức chuyên môn vững vàng - Kỹ năng tay nghề tốt, thành thạo

33

- Có khả năng nhận thức tốt, sáng tạo, say mê, tâm huyết với nghề và có sự luyện tập thao tác đạt tới mức thuần thục hay đạt trình độ tự động hoá, không cần có sự kiểm tra trực tiếp của ý thức.

Quá trình hình thành kỹ xảo:

- Giai đoạn 1: Kỹ năng đã hình thành, ổn định và vững vàng

- Giai đoạn 2: Thông hiểu kiến thức chuyên môn, yêu thích, say mê nghề nghiệp, mọi thao tác, kỹ năng rất thành thục tới mức tự động hoá.

1.3.4.3 Tư duy hoạt động kỹ thuật

Những thành tựu của loài người được tạo nên bằng tư duy. trong quá trình học tập học sinh tập tư duy không chỉ là mục tiêu mà còn là phương tiện tích cực trong quá trình nhận thức “tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh thuộc tính, bản chất, mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết” [6].

“Bởi vậy tư duy kỹ thuật là loại tư duy được hình thành và phát triển qua việc giải quyết các vấn đề trong hoạt động khoa học kỹ thuật” [7].

G.V.Xakharop cho rằng “tư duy kỹ thuật như là hoạt động hướng vào sự soạn thảo độc lập và giải các bài toán kỹ thuật “ [7].

Một số nhà tâm lý cho rằng: “tư duy kỹ thuật là sự phản ánh khái quát các nguyên lý kỹ thuật, quá trình kỹ thuật, thiết bị kỹ thuật dưới dạng mô hình và kết cấu kỹ thuật nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong thực tế sản xuất [6]. GS.Kudiasep qua nghiên cứu đã xác định được cấu trúc của tư duy kỹ thuật gồm 3 thành phần: khái niệm, hình ảnh, thao tác dưới sự tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

34

Hình 1.2 Cấu trúc tư duy kỹ thuật

1.3.4.4 Dạy học thực hành, thực tập theo năng lực thực hiện gắn với sản phẩm thực tiễn nâng cao chất lượng đào tạo nghề:

* Khái niệm về chất lượng đào tạo

Hiện nay, về chất lượng đào tạo cũng có nhiều quan niệm:

- Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể [8]

- Chất lượng đào tạo thể hiện chủ yếu và tập trung nhất ở chất lượng của sản phẩm đào tạo. Chất lượng đó là trình độ hiện thực hóa hay trình độ đạt được của mục tiêu đào tạo, thể hiện ở trình độ phát triển nhân cách của HS sau khi kết thúc quá trình đào tạo [9]

Chất lượng đào tạo là để chỉ các chất lượng các công nhân kỹ thuật được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo mục tiêu và chương trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động [10]. Trong lĩnh vực đào tạo gồm các yếu tố đầu vào ( HS, GV, trang thiết bị, cơ sở vật chất), quá trình đào tạo ( quá trình dạy và học, môi trường đào tạo), yếu tố đầu ra ( sự hình thành và phát triển nhân cách, kỹ năng, kỹ xảo và tri thức mà học sinh nhận được

Thao tác (thực hành)

Hình ảnh (trực quan) Khái niệm lý thuyết

35

trong quá trình đào tạo). Vì vậy tác giả nhất trí với quan điểm cho rằng:

“Chất lượng đào tạo bao gồm chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra” [10].

* Dạy học thực hành, thực tập gắn với sản phẩm thực tiễn nâng cao chất lượng đào tạo nghề:

- Ứng dụng sản phẩm thực tiến vào dạy học thực hành, thực tập kích thích tính hứng thú, say mê học tập của HS bởi vì bài giảng nào cũng gắn với một sản phẩm và một quá trình công nghệ cụ thể.

- Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của HS trong học tập, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo

- Tạo động cơ và hứng thú học tập cho HS thông qua việc họ tham gia và tự chịu trách nhiệm trong suốt quá trình học tập

- Nhân cách HS được phát triển một cách toàn diện thông qua các hoạt động được thể hiện dưới các hình thức tự định hướng, tự lập kế hoạch, tự thực hiện và tự kiểm tra đánh giá sản phẩm

- Với việc gia công đa dạng các sản phẩm theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, ngay từ khi học tập HS đã tích luỹ được kinh nghiệm làm việc, vững lý thuyết, giỏi tay nghề và có thể làm việc được ngay sau khi ra trường.

Xu thế cải tiến hoặc đổi mới phương pháp dạy học là xác định vị trí chủ thể của người học, chú ý tới cách thức tổ chức hoạt động của họ theo hướng tích cực tự lực giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. Kết quả nghiên cứu lý luận trên sẽ là cơ sở cho việc cải tiến phương pháp dạy học thực hành, thực tập các nghề cơ khí theo năng lực thực hiện gắn với sản phẩm thực tiễn tại trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy học thực hành, thực tập nâng cao chất lượng đào tạo nghề và góp phần xã hội hóa các trường dạy nghề (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)