Phương pháp, nội dung, chương trình dạy học thực hành, thực tập tại trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội giai đoạn từ năm 2000 đến năm học 2007-2008

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy học thực hành, thực tập nâng cao chất lượng đào tạo nghề và góp phần xã hội hóa các trường dạy nghề (Trang 54 - 57)

Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH, THỰC TẬP THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN KẾT HỢP VỚI SẢN PHẨM THỰC TIỄN

2.4 Phương pháp, nội dung, chương trình dạy học thực hành, thực tập tại trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội giai đoạn từ năm 2000 đến năm học 2007-2008

Là trường dạy nghề có truyền thống cùng lực lượng giáo viên giàu kinh nghiệm, trong các năm qua nhà trường luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng đào tạo học sinh bằng nhiều biện pháp: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên đặc biệt là việc tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận với các máy móc, thiết bị hiện đại, các công nghệ mới; tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích cực, về xây dựng chương trình đào tạo các nghề cơ khí theo cấu trúc môđun vv.. Ngoài ra phải kể đến các dự án đầu tư trang cấp trang thiết bị dạy học đòng bộ và hiện đại với hàng chục thiết bị công nghệ cao, thiết bị gia công chính xác.. kinh phí tới hàng chục tỷ đồng. Do đó về trình độ tay nghề học

54

sinh đã được dần nâng lên qua các năm. Tuy nhiên, với đặc thù là trường công nhân kỹ thuật nâng lên, lực lượng giáo viên còn thiếu và tay nghề, kinh nghiệm còn chưa sâu, việc áp dụng các phương pháp dạy học mới còn hạn chế, chương trình đào tạo về thực hành khô cứng với sự áp đặt cứng nhắc và tuần tự giống nhau đã giảm sút sự say mê, hấp dẫn đối với học sinh dẫn tới hs thường không phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo.

Các phương pháp dạy học thực hành, thực tập còn lặp lại, thiếu phong phú và nặng về hình thức thầy giáo hướng dẫn và làm mẫu cho học sinh, học sinh quan sát, nhận biết và làm theo tại xưởng thực hành của trường

Các phương pháp được phổ biến áp dụng là phương pháp thuyết trình, giảng giải và thao tác mẫu trong dạy và hướng dẫn thực hành. Những năm gần đây cũng đã có giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực và thiết bị công nghệ hiện đại trong hướng dẫn ban đầu song số lượng còn rất ít.

Giai đoạn hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc, giáo viên thường sử dụng phương pháp giảng giải, thao tác mẫu và luyện tập để học sinh quan sát, luyện tập theo hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên.

Về chương trình đào tạo được xây dựng theo cách cũ, tách riêng lý thuyết chuyên môn và thực hành đã dẫn tới sự bất cập lớn trong đào tạo. Lý thuyết chuyên môn được học trước khá lâu sau đó học sinh mới xuống xưởng thực hành và kiến thức đã mai một; do vậy giáo viên thực hành lại phải giảng lại lý thuyết chuyên môn..vv.

Chương trình đào tạo thường qui định khô cứng các kiểu tập thực hành: Như thực hành tiện trụ trơn thì thực hiện trên 1 loại phôi thép và được tiện hạ bậc, thực tập nâng cao nghề nguội chế tạo được thực hành là chế tạo

55

phôi kìm...Các sản phẩm, phế liệu sau thực tập đều được thanh lý với giá sắt vụn, không có ý nghĩa sử dụng trong đời sống sinh hoạt.

Việc tổ chức cho HS đi tham quan và thực tập tại nhà máy, xí nghiệp có trang thiết bị công nghệ mới, hiện đại cũng có rất nhiều hạn chế do kinh phí hạn hẹp, do điều kiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hầu hết các doanh nghiệp đều không thu được mối lợi nhuận nào khi tạo điều kiện cho học sinh tham quan học tập do vậy học không dễ chấp thuận đề nghị từ các nhà trường.

Qua các hình thức dạy học nêu trên cho thấy: Hầu hết các GV đều sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống là chủ yếu.Các phương pháp dạy học này ở điều kiện hiện nay thường mang lại hiêu quả dạy và học không như mong đợi,dễ làm cho HS không hứng thú học tập hoặc không phát huy được tính tích cực,chủ động, sáng tạo trong học tập . Hiện nay, để có sự chuyển biến hay thay đổi phương pháp dạy học tích cực đang được cả GV và người quản lý quan tâm, tìm giải pháp thực hiện.

-Một số khó khăn khi áp dụng các phương pháp dạy học mới:

+Về người học:

Phần lớn học sinh đầu vào của trường là học sinh tốt nghiệp bậc học Phổ thông trung học học trung cấp nghề hệ 2 năm và học sinh tốt nghiệp bậc học Phổ thông cơ sở học trung cấp nghề hệ 3 năm. Đặc điểm là các em có sức học trung bình, thiếu khả năng tự học, tự nghiên cứu, đôi khi chưa chủ động trong học tập. Cách tổ chức và phương pháp dạy học không được cải thiện đã dẫn đến sự kìm hãm khả năng tự học và tính chủ động, sáng tạo trong học tập của HS. Trong các phần thực hành một số HS còn ngại và không tích cực luyện tập. Mặt khác, GV cũng có ít nhiều sự ảnh hưởng và

56

chi phối nhất định của các thói quen “cố hữu” được tạo nên một vòng khép kín kéo dài qua nhiều thế hệ đào tạo.

+Về giáo viên:

Giáo viên của trường có đặc thù là phân định rõ 2 lớp tuổi: Lớp cao và trung tuổi ( Từ 45 đến 60 tuổi) có đặc điểm là giàu kinh nghiệm, tay nghề giỏi song chậm đổi mới phương pháp dạy học, nhiều người không làm chủ được phương tiện dạy học hiện đại, không sử dụng được máy tính..vv Lớp giáo viên trẻ ( độ tuổi từ 25 đến 35) nhiệt tình ham học hỏi, thích sáng tạo và phần lớn làm chủ được các phương tiện dạy học, sử dụng thành thạo máy tính, các phần mềm dạy học, khả năng tiếp cận các phương pháp dạy học mới rất nhanh song yếu điểm là thiếu kinh nghiệm trong quản lý lớp, tay nghề còn chưa thật vững vàng, thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế, tính toán ứng dụng sản phẩm thực tiến với dạy học thực hành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy học thực hành, thực tập nâng cao chất lượng đào tạo nghề và góp phần xã hội hóa các trường dạy nghề (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)