Hiệu quả kinh tế thu được từ việc kết hợp sản phẩm thực tiễn vào dạy học thực hành, thực tập tại trường Trung cấp nghề Cơ khí I HN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy học thực hành, thực tập nâng cao chất lượng đào tạo nghề và góp phần xã hội hóa các trường dạy nghề (Trang 87 - 92)

Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH, THỰC TẬP THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN KẾT HỢP VỚI SẢN PHẨM THỰC TIỄN

3.4 Nghiên cứu kết hợp sản phẩm thực tiễn vào dạy học thực hành, thực tập nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần xã hội hóa nhà trường

3.4.2 Tổ chức thực hiện kết hợp sản phẩm với dạy học thực hành, thực tập tại trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội

3.4.2.4 Hiệu quả kinh tế thu được từ việc kết hợp sản phẩm thực tiễn vào dạy học thực hành, thực tập tại trường Trung cấp nghề Cơ khí I HN

Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội bắt đầu thí điểm cải tiến phương pháp dạy học thực hành, thực tập từ năm học 2005-2006 cho đến nay. Ngoài việc nâng cao được chất lượng về trình độ, tay nghề cho HS, Trường còn có được một nguồn thu quan trọng từ nội dung này; và đã trở thành nguồn thu lớn nhất trong các nguồn thu sự nghiệp của trường trong các năm học gần đây. Nguồn tài chính này đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống kinh tế thày và trò, tái đầu tư nâng cao cơ sở vật chât, vật tư phục vụ cho giảng dạy và học tập, giảm được học phí cho HS.

87

Kết quả thu được từ bán sản phẩm sau thực tập của HS TT Năm hành chính Tổng thu ( triệu đồng)

1 2005 140

2 2006 260

3 2007 420

4 2008 570

5 2009 680

6 2010 870

Trong đó số hợp đồng được doanh nghiệp trả 100% vật tư đầu vào tăng dần qua từng năm ( đến năm 2009 là 100% hợp đồng đều thu hồi hết vật tư đầu vào)

Hợp đồng được doanh nghiệp trả 100% tiền vật tư chính, phụ và cả tiền công cũng tăng dần. Đến năm 2010, đã có 6/11 hợp đồng thuộc dạng này đã được nhà trường và doanh nghiệp thực thi thuận lợi. Đây chính là tiền đề quan trọng cho việc tự chủ tài chính tiến tới xã hội hóa nhà trường.

Kết luận chương III

Trên cơ sở thí điểm áp dụng việc cải tiến phương pháp dạy học thực hành, thực tập tại Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội, tác giả đã đề xuất quy trình cụ thể của việc xây dựng bài giảng thực hành, thực tập theo năng lực thực hiện gắn với sản phẩm thực tiễn

Qua việc thực nghiệm sư phạm có cải tiến phương pháp dạy học thực hành, thực tập theo năng lực thực hiện, qua quan sát, trò chuyện, thăm dò ý kiến của HS và xin ý kiến của GV chuyên môn có thể rút ra kết luận:

88

Việc cải tiến phương pháp dạy học thực hành, thực tập theo năng lực thực hiện đã nâng cao chất lượng đào tạo HS của nhà trường.

Việc nghiên cứu kết hợp các sản phẩm thực tiễn đối với các nghề cơ khí ( tiện, hàn, nguội chế tạo) đã mang lại hiệu quả cao so với giảng dạy thông thường, biểu hiện ở sự hứng thú học tập ở HS, khả năng nắm bắt vấn đề, khả năng tư duy kỹ thuật, phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập

Hiệu quả kinh tế mang lại từ kinh phí thu hồi sản phẩm sau thực tập của HS cho thấy việc cải tiến phương pháp dạy học thực hành, thực tập là hết sức quan trọng; không những nâng cao chất lượng đào tạo HS mà còn góp phần đẩy nhanh tiến trình XHH nhà trường.

89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài dưới sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Huy Ninh, cùng sự giúp đỡ của nhiều thầy cô khoa Cơ khí và khoa Sư phạm Kỹ thuật Đại học Bách khoa Hà Nội; các đồng nghiệp tại trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội, đến nay đề tài: “ Nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy học thực hành, thực tập nâng cao chất lượng đào tạo nghề và góp phần xã hội hóa các trường dạy nghề” đã hoàn tất. Đề tài đã đề cập và giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

1. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng dạy học thực hành, thực tập tại trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội, tác giả đã nghiên cứu cải tiến theo hướng dạy học theo năng lực thực hiện gắn với sản phẩm thực tiễn và đã thí điểm áp dụng tại trường thu được kết quả khả quan về nâng cao chất lượng HS đồng thời thu được hiệu quả kinh tế cho nhà trường.

2. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về dạy học theo năng lực thực hiện với các nghề cơ khí, đặc biệt chú trọng các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp tích hợp, phương pháp dự án..vv kết hợp với sản phẩm thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học thực hành, thực tập của thày và trò. Xây dựng giáo án cụ thể áp dụng với nghề Hàn và có thể vận dụng tương tự cho các nghề khác.

3. Tác giả phân tích về chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước, phù hợp với việc kết hợp sản phẩm trong đào tạo nghề đã mang lại nguồn thu sự nghiệp quan trọng đối với nhà trường. Mô hình kết hợp này có thể áp dụng cho nhiều trường dạy nghề khác, đăc biệt là các trường có tiêu tốn nhiều vật tư, trang thiết bị máy móc: Cơ khí, điện, xây dựng, thủ công mỹ nghệ, ăn uống..vv. Có thể nói, đây là tiền đề, là động lực thúc đẩy nhanh

90

quá trình tự chủ tài chính, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề nói chung trên phạm vi quốc gia.

4. Tác giả đã tổng hợp các loại sản phẩm cơ khí đã được áp dụng vào chương trình đào tạo với các nghề thuộc trường đồng thời gắn các sản phẩm đó với từng mô đun cụ thể minh họa cho tính thực tế, thuyết phục của đề tài.

Kiến nghị:

1.Việc cải tiến phương pháp dạy học thực hành, thực tập theo năng lực thực hiện đòi hỏi giáo viên phải toàn diện: vừa dạy được lý thuyết, vừa dạy được thực hành; chắc về chuyên môn kỹ thuật cũng như nghiệp vụ sư phạm. đặc biệt là phải được bồi dưỡng tiếp cận với các phương pháp dạy học mới.

2. Đẩy mạnh việc tiếp cận với doanh nghiệp, gắn doanh nghiệp với nhà trường để thực hiện có hiệu quả mục tiêu của đề tài; qua đó có nhiều sản phẩm phong phú hơn để kết hợp với dạy học thực hành, thực tập.

3. Bồi dưỡng cho cán bộ- giáo viên nâng cao trình độ kỹ năng nghề, tiếp cận với thực tế sản xuất, với công nghệ tiên tiến và hiện đại trong và ngoài nước. Tạo điều kiện cho việc dạy học thực hành, thực tập theo năng lực thực hiện kết hợp với sản phẩm thực tiễn bằng cách tăng cường cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học, đào tạo; hội thảo với các trường, các doanh nghiệp chuyên đề về phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáp viên.

4. Với kết quả nghiên cứu và đã thực nghiệm tại trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội tác giả xin đề nghị được tiếp tục triển khai mô hình này tới các cơ sở dạy nghề trên phạm vi toàn quốc nhằm khẳng định hiệu quả của phương pháp dạy học thực hành, thực tập theo năng lực thực hiện gắn với sản phẩm thực tiễn đồng thời góp phần đẩy nhanh tiến độ XHHDN theo chủ trương của Đảng và Nhà nước./.

91

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy học thực hành, thực tập nâng cao chất lượng đào tạo nghề và góp phần xã hội hóa các trường dạy nghề (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)