Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH, THỰC TẬP THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN KẾT HỢP VỚI SẢN PHẨM THỰC TIỄN
1.4 Kết hợp dạy học thực hành, thực tập theo năng lực thực hiện gắn với sản phẩm thực tiễn đem lại hiệu quả
1.4.3 Tồn tại và nguyên nhân
* Tồn tại:
Mặc dù XHH dạy nghề đã đạt được nhiều kết quả bước đầu, nhưng trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều khó khăn và hạn chế sau:
Tốc độ XHH dạy nghề còn quá chậm, mức độ phát triển XHH không đồng đều giữa các vùng, miền, địa phương. Cơ sở dạy nghề tư thục còn quá nghèo nàn về đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên còn hạn chế về trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ sư phạm. Các cơ sở dạy nghề công lập vẫn còn ỷ lại vào nguồn ngân sách nhà nước bao cấp, không tự chủ được về mặt tài chính, không phát huy được tính năng động tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho dù đã được tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện Nghị định 43/CP.
Thiếu sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các lực lượng xã hội chưa tổ chức và phối hợp tốt để chủ động tham gia vào quá trình XHH đặc biệt chưa có hệ thống pháp luật, chính sách để ràng buộc và động viên doanh nghiệp tham gia vào công tác đào tạo nghề, góp công, góp sức cùng các nhà trường đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có trình đọ, tay nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.
Với mức thu học phí hiện nay, các CSDN chỉ đảm bảo hoạt động thường xuyên, chưa đảm bảo trang trải chi phí cần thiết và không có tích lũy đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo.
*Nguyên nhân:
Nguyên nhân trước hết phải kể đến là do nhận thức của các cấp, các ngành về XHHDN chưa đầy đủ, xem XHH chỉ là bện pháp huy động sự đóng góp của dân trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp; chưa có sự quan tâm đầy đủ mà vẫn chỉ coi dạy nghề đơn thuần là một phúc lợi do
39
Nhà nước đầu tư, dẫn đến các CSDN trông chờ, ỷ lại vào nhà nước không tự vận động để tự chủ về kinh tế, về các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo.
Các CSDN công lập còn nặng bao cấp, cơ chế khoán đào tạo chỉ là hình thức, nặng cơ chế xin cho trong khi đó sự ủng hộ các CSDN ngoài công lập còn hạn chế trên nhiều mặt cả đầu vào ( chất lượng tuyển sinh), quá trình đào tạo ( thiếu thốn nhiều mặt để ổn định và nâng cao chất lượng dạy và học) và đầu ra ( chính sách tuyển dụng của doanh nghiệp).
1.4.4 Mục tiêu phát triển XHHDN của Đảng và Nhà nước :
* Mục tiêu :
Số lượng học sinh học nghề vào năm 2010 là 1.500.000 người. Trong đó, tỷ lệ học sinh học nghề ngoài công lập là 60% [13].
Phát triển nhanh số lượng và chất lượng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và các lớp dạy nghề (gọi chung là cơ sở dạy nghề). Chú trọng thành lập cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Đến năm 2010, chuyển phần lớn cơ sở dạy nghề công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ; chuyển một số cơ sở dạy nghề công lập sang loại hình ngoài công lập; chuyển tất cả cơ sở dạy nghề bán công sang loại hình dân lập hoặc tư thục. Thực hiện cổ phần hoá đối với các cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp nhà nước theo tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp [13].
*Các giải pháp và cơ chế chính sách lớn :
Để đạt được các mục tiêu và định hướng phát triển XHHDN, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:
- Tổ chức tuyên truyền, nghiên cứu lý luận, nâng cao nhận thức về XHHDN
40
- Tiếp tục đổi mới chính sách và cơ chế quản lý về dạy nghề
- Thực hiện các chính sách đất đai, chính sách nhân lực, chính sách huy động vốn, tín dụng và thuế ưu tiên lĩnh vực dạy nghề
- Đổi mới cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước dành cho dạy nghề:
Nghiên cứu xây dựng và từng bước thực hiện chính sách đấu thầu chỉ tiêu đào tạo do nhà nước đặt hàng; khuyến khích các CSDN thuộc mọi thành phần kinh tế nếu có đủ điều kiện, được bình đẳng tham gia đấu thầu.
Xây dựng cơ chế Nhà nước hỗ trợ ban đầu có thời hạn cho các CSDN CL chuyển sang loại hình NCL, hỗ trợ khuyến khích các CSDN NCL đăng ký hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận.
- Chuyển cơ chế hoạt động của các CSDN CL sang cơ chế cung ứng dịch vụ:
Xây dựng quy chế chuyển các CSDNCL đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ công ích không bao cấp tràn lan và không nhằm lợi nhuận (gọi tắt là cơ chế cung ứng dịch vụ), có đầy đủ quyền tự chủ về tổ chức và quản lý, thực hiện đúng mục tiêu và nhiệm vụ; hạch toán đầy đủ chi phí, cân đối thu chi.
Như vậy, nội dung chuyển dần các CSDN hiện là đơn vị hành chính sự nghiệp sang dạng đơn vị cung ứng dịch vụ công, đào tạo theo đơn đặt hàng của Nhà nước hoặc dạng trường tư thục đã và đang là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới mục tiêu XHH dạy nghề.
41
1.4.5 Thu hồi sản phẩm thông qua việc kết hợp với thực hành, thực tập là một trong những nguồn thu quan trọng đối với các trường dạy nghề:
* Dạy học thực hành, thực tập gắn với sản xuất sản phẩm:
Dạy học thực hành, thực tập gắn với sản xuất sản phẩm đã xuất hiện từ lâu trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề.
Các sản phẩm thông thường được áp dụng vào một giai đoạn thực tập trong chương trình đào tạo: Đại học Bách khoa Hà nội thập kỷ 80-90 có sản phẩm đúc ê- tô nguội ứng dụng cho sinh viên cơ khí năm thứ 3 theo chương trình thực tập đúc. Định mức mỗi sinh viên thực tập trong 1 tuần và phải đúc được 3 ê- tô gang với kỹ thuật đúc trong khuôn cát.
Trường Trung cấp Kỹ thuật Việt Đức (nay là Cao đẳng nghề Việt Đức) thập kỷ 80-90 nổi tiếng với sản phẩm đầu máy công nông. Đây là sản phẩm thực tập có sự kết hợp của nhiều chuyên ngành cơ khí của trường. Sản phẩm phù hợp với chương trình đào tạo 3 năm với hệ trung cấp kỹ thuật. Theo đó, 1 sinh viên trong quá trình thực tập đã tham gia chế tạo từ 4 đến 7 chi tiết của đầu máy công nông … Trường Trung cấp nghề Cơ khí I thập kỷ 90 với sản phẩm búa nguội, phôi kìm, trục xe đạp … được kết hợp với chương trình thực tập nghề tiện, nguội năm thứ 2 (hệ CNKT 2 năm) được áp dụng khá tốt
… Đại đa số các trường có hoạt động dạy nghề từ thời bao cấp đều có một số lượng sản phẩm nhất định được áp dụng vào quá trình thực tập của học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, việc kết hợp gia công chế tạo sản phẩm với hoạt động giảng dạy học tập của học sinh - sinh viên tại các trường chưa được tổ chức bài bản, chưa được các trường thực sự quan tâm và dần dần đi xuống, thậm chí các hoạt động khác như: đưa sinh viên đi tham quan, thực tập tại các công ty, xí nghiệp và việc hướng dẫn thực tập được giao cho cán bộ kỹ thuật tại
42
các doanh nghiệp đó hoặc là giao nội dung công việc đề tại … cho sinh viên - học sinh liên hệ với các công ty tự tổ chức thực hiện….Việc kết hợp sản phẩm với thực tập dần đi xuống và không còn tồn tại ở nhiều trường dạy nghề còn do một sô nguyên nhân khác như:
+ Cơ chế quản lý đào tạo, cơ chế thu chi tài chính bao cấp trở thành sức cản với hoạt động này. Đặc biệt với các CSDN công lập được Nhà nước đã bao cấp chi thường xuyên và một phần học phí nên không coi trọng nguồn thu khác từ các hoạt động đào tạo trong đó có thực tập gắn với sản phẩm của doanh nghiệp
+ Lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên còn chậm đổi mới, nặng về lý thuyết, thiếu kinh nghiệm về gia công, chế tạo sản phẩm, chậm đổi mới, cập nhật kiến thức khoa học và công nghệ mới không dám tổ chức, thực hiện việc liên kết với doanh nghiệp để đưa sản phẩm vào kết hợp với giảng dạy, học tập
+ Việc kết hợp thực tập với sản phẩm mang tính tự phát, không được tính toán, hoạch định và xây dựng đầy đủ các quy định pháp lý, các cơ chế chính sách về tiền công, bồi dưỡng cũng như các quy định về nguyên tắc áp dụng việc kết hợp này. Do đó, không động viên được thày, trò; người lao động trực tiếp và các bộ phận tham gia không được trả công xứng đáng dẫn tới kém hiệu quả cả về kinh tế và chất lượng đào tạo.
* Hiệu quả kinh tế xã hội trong việc kết hợp thực tập gắn với sản xuất:
Trước năm 2003, việc kết hợp sản phẩm với thực tập có ký kết hợp đồng với doanh nghiệp. do vậy, phải có tư cách pháp nhân trong khi các trường không được cấp giấy phép kinh doanh do vậy phải thành lập riêng một bộ phận có tư cách pháp nhân, được phép kinh doanh trực thuộc trường
43
(các trung tâm, công ty trực thuộc nhà trường) chịu trách nhiệm thực hiện.
Các trung tâm này không kết hợp tốt với công tác đào tạo mà nặng về hoạt động sản xuất kinh doanh là chính, có hạch toán đầu vào, ra như doanh nghiệp còn việc tạo điều kiện cho sinh viên thực tập chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, được chăng hay chớ và bản thân các công ty, trung tâm đó cũng sản xuất kinh doanh không hiệu quả, không có lãi hoặc lãi rất ít …
Năm 2006, Chính phủ có nghị định số: 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập ….
Theo đó các đơn vị sự nghiệp có thu: Trường học, bệnh viện, các trung tâm về giáo dục, y tế … đều được tăng quyền tự chủ về tài chính, khuyến khích các hoạt động dịch vụ tăng nguồn thu hợp pháp, khuyến khích tiết kiệm chi tiêu. Các trường học được cấp phép kinh doanh, có mã số thuế, hoá đơn đỏ … được ký kết các hợp đồng kinh tế hợp pháp. đây chính là điểm tháo gỡ căn bản, bước đầu chuẩn bị cho chủ trương xã hội hoá và đảng, chính phủ đã đề ra lộ trình từ năm 2001 đến năm 2010.
Việc kết hợp thực tập sản xuất hay đưa sản phẩm vào hướng dẫn thực hành, thực tập cho học sinh - sinh viên mang lại nhiều hiệu quả quan trọng đó là:
+ Nguồn thu sản phẩm mang lại nâng cao đời sống cho CB-CNV- GV và học sinh đồng thời nhà trường còn tăng được quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học hoặc vật tư cho HS thực tập. Nguồn thu này cũng là cơ sở để nhà trường giảm học phí cho học sinh, sinh viên ( do giảm được chi phí đào tạo)
44
+ Học sinh luôn được cập nhật kiến thức về công nghệ gia công và được thực tập với đa dạng sản phẩm tạo được sự say mê trong học tập.
+ Học sinh được rèn luyện về đạo đức, tác phong công nghiệp thì qua việc thực tập sản xuất như người công nhân ngay từ khi còn học tập trong nhà trường. do vậy khi ra trường các em không bỡ ngỡ và có thể hoà đồng ngay với môi trường doanh nghiệp (khoán sản phẩm, quy trình giao nhận việc, nghiệm thu, KCS sản phẩm…)
Bắt đầu từ năm 2007 theo chương trình khung do Tổng cục dạy nghề đã ban hành thì thời lượng thực hành nghề chiếm tới 70% tổng thời gian học tập. như vậy chi phí vật tư cho đào tạo rất lớn (là chi phí lớn nhất trong các trường dạy nghề). Việc tận thu được số tiền mua sắm vật tư cho HS thực tập, thiết bị, tiền điện nước … là hết sức quan trọng và là nguồn thu tài chính lớn đối với các trường dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề cơ khí, xây dựng, điện...vv.
45
Kết luận chương I
Đổi mới hoặc cải tiến phương pháp dạy học luôn là vấn đề cấp thiết đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Xu hướng của sự đổi mới hoặc cải tiến đó là xác định vị trí chủ thể của người học, chú ý tới cách thức tổ chức hoạt động của họ theo hướng tích cực, tự lực giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. Trong chương này, luận văn đã đề cập đến một số nội dung sau:
+ Nghiên cứu tổng quan về phương pháp dạy học, dạy học theo năng lực thực hiện
+ Phân tích đặc điểm, ưu điểm của dạy học thực hành, thực tập theo năng lực thực hiện gắn với sản phẩm thực tiễn về nâng cao chất lượng đào tạo học sinh
+ Phân tích về lợi ích kinh tế của việc gắn sản phẩm với dạy học thực hành, thực tập qua đó góp phần xã hội hóa dạy nghề.
Kết quả nghiên cứu lý luận trên sẽ làm cơ sở cho việc vận dụng hợp lý của việc dạy học thực hành, thực tập theo năng lực thực hiện gắn với sản phẩm thực tiễn với quá trình dạy học các nghề cơ khí (tiện, hàn, nguội chế tạo) tại Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội.