Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH, THỰC TẬP THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN KẾT HỢP VỚI SẢN PHẨM THỰC TIỄN
2.6 Chất lượng học tập của học sinh trường TCN Cơ khí I HN
2.6.2 Về trình độ, tay nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường và có việc làm
Kết quả khảo sát đánh giá từ các công ty tuyển dụng nhiều học sinh của trường vào làm việc các năm vừa qua ( trên 20hs/công ty/năm). Bao gồm các công ty: Cty Cổ phần Khóa Việt Tiệp, Cty TNHH Nhà nước một thành viên Xích líp Đông Anh, CtyTNHH Mitsutake ( Khu CN Bắc Thăng long), Cty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam, Cty CP Cơ khí Đông Anh, Cty TNHH Thép An Khánh, Cty CP Thiết bị điện Đông Anh, Cty CP Động cơ điện Việt Hung...
Về đánh giá kỹ năng thực hành chuyên ngành của HS:
Loại đánh giá Số người Phần trăm Phần trăm hợp lệ
Tốt 5 11% 11%
Khá 16 16% 16%
Trung bình 60 60% 60%
Yếu 18 18% 18%
Tổng 100 100% 100%
Bảng 2.1 Kết quả đánh giá năm 2007
59
Loại đánh giá Số người Phần trăm Phần trăm hợp lệ
Tốt 18 18% 18%
Khá 31 31% 31%
Trung bình 42 42% 42%
Yếu 9 9% 9%
Tổng 100 100% 100%
Bảng 2.2 Kết quả đánh giá năm 2009
Loại đánh giá Số người Phần trăm Phần trăm hợp lệ
Tốt 24 24% 24%
Khá 38 38% 38%
Trung bình 32 32% 32%
Yếu 6 6% 6%
Tổng 100 100% 100%
Bảng 2.3 Kết quả đánh giá năm 2010
60
Về tác phong công nghiệp- ý thức nghề nghiệp của HS được các doanh nghiệp đánh giá theo các giai đoạn sau:
Loại đánh giá Số người Phần trăm Phần trăm hợp lệ
Tốt 24 24% 24%
Khá 40 40% 40%
Trung bình 25 25% 25%
Yếu 11 11% 11%
Tổng 100 100% 100%
Bảng 2.4 Kết quả khảo sát năm 2007
Loại đánh giá Số người Phần trăm Phần trăm hợp lệ
Tốt 39 39% 39%
Khá 37 37% 37%
Trung bình 18 18% 18%
Yếu 6 6% 6%
Tổng 100 100% 100%
Bảng 2.5 Kết quả khảo sát năm 2009
61
Loại đánh giá Số người Phần trăm Phần trăm hợp lệ
Tốt 52 52% 52%
Khá 40 40% 40%
Trung bình 6 6% 6%
Yếu 2 2% 2%
Tổng 100 100% 100%
Bảng 2.6 Kết quả khảo sát năm 2010
Kết quả đánh giá trên cho thấy có sự tiến bộ rõ rệt về kỹ năng thực hành kiến thức chuyên môn và tác phong công nghiệp- ý thức làm việc của HS các năm 2009, 2010 là các năm học nhà trường đã thí điểm áp dụng việc cải tiến phương pháp dạy học và gắn với sản phẩm thực tiễn.
Ngoài việc sử dụng phiếu khảo sát, còn có các buổi hội thảo, tuyển dụng công nhân có sự tham gia của nhà trường và các doanh nghiệp. Các ý kiên phản hồi từ các doanh nghiệp đều đánh giá cao trình độ tay nghề của HS các năm từ 2009, 2010. Đặc biệt là số HS được tuyển dụng có thể làm việc được ngay không phải đào tạo lại tăng lên rõ rệt. Điều này đã khẳng định việc cải tiến phương pháp dạy thực hành, thực tập theo năng lực thực hiện và gắn với sản phẩm thực tiễn đã mang lại hiệu quả về chất lượng đào tạo. Đã có nhiều HS đáp ứng được ngay yêu cầu công việc của doanh nghiệp, qua đó tiết kiệm được kinh phí tuyển dụng, kinh phí đào tạo lại cho doanh nghiệp.
62
Kết luận chương II
Trên cơ sở thực tế các điều kiện hiện có của Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội cùng sự quan tâm của UBND Thành phố Hà Nội đầu tư về trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, đào tạo kết hợp với sản xuất.
Các mục tiêu, nội dung, chương trình đã được cấu trúc lại cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp về sản phẩm cơ khí, về trình độ, tay nghề của HS sau ra trường. Điều này tạo điều kiện cho khoa, tổ môn, giáo viên quyền chủ động, sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, các sản phẩm đa dạng vào dạy học thực hành, thực tập.
Nội dung cải tiến phương pháp dạy học thực hành, thực tập theo năng lực thực hiện gắn với sản phẩm thực tiễn được thí điểm áp dụng tại nhà trường đã nâng cao rõ rệt chất lượng đào tạo HS. HS tốt nghiệp ra trường đã đáp ứng được ngay nhu cầu của doanh nghiệp về trình độ, tay nghề, tác phong công nghiệp và ý thức nghề nghiệp.
Để thực hiện được việc gắn sản phẩm thực tiễn vào quá trình đào tạo đòi hỏi nhà trường cần phải đầu tư nhiều và đa dạng hơn nữa các trang thiết bị dạy nghề. Lực lượng cán bộ, GV cần được bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề, tiếp cận với các công nghệ gia công cơ khí tiên tiến cũng như các phương pháp dạy học hiện đại mới có thể nâng cao hiệu quả của dự án cải tiến phương pháp dạy học thực hành, thực tập theo năng lực thực hiện.
63 CHƯƠNG III
DẠY HỌC THỰC HÀNH, THỰC TẬP THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN GẮN VỚI SẢN PHẨM THỰC TIỄN CÁC NGHỀ CƠ KHÍ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI