1.5. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.5.5. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh (lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động) nên doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động tốt khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả.
Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu chi tiết.
Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh
Yếu tố đầu vào
Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêu phản ánh đầu vào, được tính cho tổng số và cho riêng phần gia tăng. Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: Giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gọp... Còn yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay...
Hiệu quả kinh doanh lại có thể tính bằng cách so sánh nghịch đảo.
=
Yếu tố đầu vào Hiệu quả kinh doanh
Kết quả đầu ra
Chỉ số trên phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí (hoặc vốn) ở đầu vào.
1.5.5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Hiệu quả chung về sử dụng tài sản ngắn hạn được phản ánh qua các chỉ tiêu sau:
- Sức sản xuất tài sản ngắn hạn
Doanh thu thuần Sức sản xuất TS ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn bình quân
Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần.
Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn còn gọi là số vòng quay tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.
- Mức sinh lợi tài sản ngắn hạn
Lợi nhuận thuần Mức sinh lợi tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản ngắn hạn làm ra mấy đồng lợi nhuận hay lãi gộp trong kỳ.
Khi phân tích chung, cần tính ra các chỉ tiêu trên rồi so sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc (kỳ kế hoạch hoặc thực tế kỳ trước), nếu các chỉ tiêu sức sản xuất, sức sinh lợi vốn lưu động tăng lên thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng chung tăng lên và ngược lại.
- Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn
Thời gian kỳ phân tích Thời gian luân chuyển TS ngắn hạn
Số vòng quay TS ngắn hạn Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho tài sản ngắn hạn quay được một
vòng. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
- Hệ số vòng quay hàng tồn kho
=
=
=
=
Doanh thu thuần Hệ số vòng quay hàng tồn kho
Giá trị hàng tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho là số lần hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay càng cao thì càng tốt. Nếu giá trị của tỷ số này thấp chứng tỏ rằng các loại tồn kho quá cao so với doanh số bán.
- Thời gian hàng tồn kho bình quân
Thời gian kỳ phân tích Thời gian hàng tồn kho bình quân
Hệ số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này phản ánh vòng quay hàng tồn kho quay được bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng lớn càng không tốt.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì tài sản dài hạn chủ yếu là TSCĐ. Hịêu quả sử dụng TSCĐ được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu, nhưng phổ biến nhất là các chỉ tiêu sau:
Doanh thu thuần Sức sản xuất TSCĐ
Giá trị TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần (hay giá trị sản lượng).
Lợi nhuận thuần Mức sinh lợi TSCĐ
Giá trị TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu mức sinh lợi TSCĐ cho biết một đồng giá trị TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp.
Giá trị TSCĐ được lấy từ mã số 220 của bảng cân đối kế toán 1.5.5.2. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn
Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng TSCĐ và TSLĐ, khi phân tích cần xem xét cả hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai. Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn, người phân tích thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
Lợi nhuận sau thuế Mức doanh lợi của vốn (ROA)
Vốn kinh doanh bình quân
=
=
=
=
=
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận.
Trong công thức trên, chỉ tiêu lợi nhuận thường là lợi nhuận trước thuế hay sau thuế lợi tức hoặc lợi tức gộp, còn vốn kinh doanh có thể là tổng số nguồn vốn, hay vốn chủ sở hữu, vốn vay... tuỳ thuộc vào mục đích phân tích và người sử dụng thông tin.
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức doanh lợi của vốn chủ sở hữu ta có thể biến đổi chỉ tiêu đó như sau:
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản bq ROE =
Doanh thu thuần X
Tổng tài sản bình quân x
VCSH bình quân
ROE = K1 X K2 x K3
Bằng phương pháp thay thế liên hoàn ta xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.