Biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hóa và thành phẩm tồn kho

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm nam hà (Trang 104 - 107)

DƯỢC PHẨM NAM HÀ

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ

3.2 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà

3.2.1 Biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hóa và thành phẩm tồn kho

a, Cơ sở của biện pháp

Hàng hóa và thành phẩm tồn kho giá trị lớn là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do công ty chưa tiêu thụ được hàng hóa nhập về và thành phẩm sản xuất ra dẫn đến ứ đọng nhiều vốn. Vì vậy, theo em để có thể giảm sản lượng hàng hóa và thành phẩm tồn kho thì công ty cần phải lưu ý tới một số vấn đề như: kênh phân phối, công tác nghiên cứu thị trường, sản phẩm và chính sách bán hàng, lượng sản xuất cũng như chính sách chiết khấu. Khi đó giá trị hàng tồn kho giảm dẫn đến số vòng quay hàng tồn kho tăng giúp doanh nghiệp giải phóng được vốn ứ đọng và tiết kiệm được một phần chi phí lưu trữ hàng tồn kho không cần thiết.

Hai năm trước đây công ty cũng rơi vào tình trạng hàng hóa và thành phẩm tồn kho nhiều . Biện pháp mà công ty đưa ra để khắc phục là chiết khấu 5% cho các cửa hàng, đại lý và các bác sỹ trong 2 tháng. Tuy nhiên, với mức chiết khấu 5% công ty chỉ tiêu thụ được 35% lượng hàng tồn kho, không đạt được hiệu quả mong muốn.

Hiện nay, với giá trị hàng tồn kho cao, đặc biệt là thành phẩm và hàng hóa. Muốn giảm được lượng hàng tồn kho em xin đề ra biện pháp giảm hàng hóa, thành phẩm tồn kho bằng cách nâng mức chiết khấu cho các nhà trung gian lên 10% và thực hiện trong 2 tháng. Khi thực hiện biện pháp này kỳ vọng của em là: giá trị tồn kho của hàng hóa và thành phẩm sẽ tiêu thụ được 60% và doanh thu cũng tăng lên 60%.

b, Nội dung của biện pháp

Bảng 61: Bảng tổng hợp hàng tồn kho của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà ĐVT: Đồng Số cuối năm Số đầu năm Hàng tồn kho

Giá trị (%) Giá trị %

Hàng mua đang đi đường 3.047.132.057 1,979 804.965.828 0,757 Nguyên liệu, vật liệu TK 33.868.601.040 21,994 24.757.346.196 23,290 Công cụ, dụng cụ trong kho 448.289.490 0,291 455.629.252 0,429

Chi phí SXKD dở dang 11.087.351.674 7,200 2.604.992.248 2,451 Thành phẩm tồn kho 11.125.526.379 7,225 10.823.840.374 10,182

Hàng hóa tồn kho 94.355.121.199 61,272 66.793.832.557 62,834 Hàng gửi bán 61.628.117 0,040 61.625.117 0,058 Tổng thành phẩm, hàng hóa 105.480.647.578 68,497 77.617.672.931 73,016

Tổng hàng tồn kho 153.993.649.956 100,000 106.302.231.572 100,000 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hàng tồn kho nhiều là do hàng hóa và thành phẩm ứ đọng không tiêu thụ được. Vì vậy biện pháp thúc đẩy tiêu thụ chủ yếu là làm giảm lượng thành phẩm và hàng hóa tồn kho.

Dự kiến sau khi thực hiện biện pháp thì công ty sẽ thu được 60% lượng hàng tồn kho trên, khi đó:

Doanh thu bán hàng thu được từ thành phẩm và hàng hóa là:

105.480.647.578 * 60% = 63.288.388.547 đồng Tổng giá vốn hai loại hàng hóa trên năm 2009:

270.161.181.588 + 165.595.345.727 = 435.756.527.315 đồng Tỷ lệ giá vốn so với doanh thu năm 2009:

435.756.527.315 /570.129.328.850*100 = 76,431%

Giá vốn hai loại hàng hóa tồn kho trên là:

63.288.388.547 * 76,431% = 48.372.057.035 đồng

Tổng chiết khấu cho các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các đại lý và bác sỹ là:

63.288.388.547 * 10% = 6.328.838.855 đồng

Số tiền thu được sau khi áp dụng biện pháp là:

63.288.388.547 - 6.328.838.855 = 56.959.549.692 đồng.

Lượng hàng hóa và thành phẩm tồn kho còn lại sau khi áp dụng biện pháp là:

105.480.647.578 - 63.288.388.547 = 42.192.259.031 đồng Tổng hàng tồn kho còn lại sau khi áp dụng biện pháp này là:

153.993.649.956 - 63.288.388.547 = 90.705.261.409 đồng c, Đánh giá hiệu quả của biện pháp

- Khi thực hiện biện pháp này thì doanh thu bán hàng của công ty tăng lên là:

570.861.462.500 + 63.288.388.547 = 634.149.851.047 đồng - Các khoản giảm trừ tăng lên là:

10.918.523.104 + 6.328.838.855 = 17.247.361.959 đồng - Doanh thu thuần của công ty còn lại là:

634.149.851.047 - 17.247.361.959 = 616.902.489.088 đồng

- Các khoản chi phí của công ty tăng lên chính bằng khoản chi phí bán hàng mà công ty bỏ ra để giải phóng lượng hàng tồn kho:

68.009.375.930 + 6.328.838.855 = 74.338.214.784 đồng

- Khoản tiền bán được từ hàng hóa và thành phẩm tồn kho công ty dự kiến sẽ không phải đi vay ngắn hạn, do đó

+ Nợ ngắn hạn giảm là: 63.288.388.547 đồng

+ Công ty tiết kiệm được một khoản chi phí lãi vay (hay chi phí tài chính) trong 1 năm là:

63.288.388.547 x 0,52% x 12 = 3. 964.955.294 đồng

Bảng 62: Hiệu quả của biện pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và thành phẩm tồn kho

ĐVT: Đồng Trước khi Sau khi

Chỉ tiêu

Thực hiện thực hiện So sánh Hàng tồn kho 153.993.649.956 90.705.261.409 -63.288.388.547 Tổng doanh thu bán hàng 570.861.462.500 634.149.851.047 63.288.388.547 Các khoản giảm trừ DT 10.918.523.104 17.247.361.959 6.328.838.855 Doanh thu thuần 559.942.939.936 616.902.489.088 56.959.549.152 Giá vốn hàng bán 438.557.016.084 486.929.073.119 48.372.057.035 Chi phí bán hàng 68.009.375.930 74.338.214.785 6.328.838.855 Nợ ngắn hạn 348.087.146.159 284.798.757.612 -63.288.388.547 Chi phí lãi vay 17.616.905.897 13.651.950.603 -3.964.955.294

Hệ số VQ HTK (Vòng) 4,423 6,477 2,054

TG HTK bình quân (ngày) 81,393 55,580 -25,812

Sức sản xuất TSNH (lần) 2,038 2,538 0,500

Sức sản xuất TSCĐ (lân) 5,759 6,345 0,586

Sau khi thực hiện biện pháp giảm lượng hàng tồn kho ta thấy hàng tồn kho giảm đi dẫn đến nguồn vốn bị ứ đọng được lưu thông, doanh thu thuần của công ty tăng lên, một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính có chiều hướng khả quan hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm nam hà (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)