- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. GDP tăng trưởng tốt sẽ tác động mạnh mẽ đến cầu các hàng hoá và dịch vụ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, ngược lại khi nền kinh tế suy thoái đời sống và thu nhập của dân cư bị suy sụp thì cầu về hàng hóa giảm, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng giảm.
- Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát làm cho giá cả tăng dẫn đến tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
- Tỷ lệ thất nghiệp: Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, nước ta lại rơi vào suy thoái kinh tế nên tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trong việc tuyển dụng.
- Lãi suất: Sự thay đổi của lãi suất thực sẽ có tác động nhạy cảm đên sản lượng và giá cả. Tuy nhiên, theo quy định của nhà nước cho phép doanh nghiệp tính khấu trừ lãi vay vào thu nhập chịu thuế làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
- Tỷ giá: Tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp, yếu tố tỷ giá tạo ra khoản chênh lệch hối đoái. Chênh lệch hối đoái là khoản chênh lệch dương hoặc âm giữa giá trị nợ phải thu và nợ phải trả bằng ngoại tệ đổi sang đồng nội tệ. Chênh lệch này là một khoản lợi nhuận tiềm tàng hoặc là một khoản lỗ tiềm tàng.
1.7.2 Các nhân tố vi mô
Áp lực của đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh tạo ra cấu trúc cạnh tranh bên trong khu vực, là áp lực thường xuyên đe doạ trực tiếp các doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo nên áp lực buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới sản phẩm tạo ra các sản phẩm tốt hơn cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp càng có nhiều đối thủ mới ra nhập ngành thì sự cạnh tranh càng khốc liệt và gây ra khó khăn cho doanh nghiệp đó nhiều hơn.
Áp lực của nhà cung ứng
Doanh nghiệp hoạt động được cần phải có các yếu tố đầu vào do các nhà cung cấp bán. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp là quan hệ thương trường, quan hệ thương mại. Trong mối quan hệ đó, các nhà cung cấp sử dụng quyền lực của mình bất cứ lúc nào có thể để đưa ra những bất lợi cho doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm bán, giá cả, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán,...
Điều này sẽ đe dọa khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Áp lực này rất lớn trong các đơn vị ngành dược, đặc biệt với các đơn vị kinh doanh dược ở Việt Nam vì các công ty sản xuất tân dược trong nước sử dụng tới 90% nguyên vật liệu nhập khẩu, khi các công ty sản xuất thuốc tân dược phải nhập khẩu nguyên liệu quá nhiều (90%) thì bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp, nhà cung cấp có thể đưa ra áp
lực về sự tăng giá hoặc áp lực về phương thức thanh toán tiền hàng, tất cả những áp lực đó sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của công ty
Áp lực của khách hàng
Khách hàng là những người mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, là nhân tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng là mối quan hệ thị trường, quan hệ thương mại. Trong mối quan hệ đó, khách hàng thường sử dụng quyền lực của mình để đưa ra những điều kiện bất lợi cho doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, giá cả, các điều kiện giao hàng, các điều kiện thanh toán,... Chính những điều kiện bất lợi đó sẽ đe dọa khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Ngày nay, các khách hàng của ngành dược được tiếp cận với rất nhiều nhà cung cấp dược phẩm cạnh tranh nhau gay gắt. Do đó khách hàng có khả năng tạo sức ép đối với công ty trong ngành dược bất cứ lúc nào.
Áp lực của sản phẩm thay thế:
Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các sản phẩm ra đời ngày càng nhiều và thông thường những sản phẩm mới thường tốt hơn, rẻ hơn, suất sinh lợi cao hơn…
Sản phẩm thay thế làm giảm thị phần dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai .
Với ngành dược, mỗi một hoạt chất có thể có rất nhiều tên biệt dược khác nhau của các đơn vị khác nhau bao gồm cả hàng dược sản xuất trong nước và ngoài nước.
Đặc biệt là các loại thuốc chữa các bệnh thông thường như cảm sốt, các bệnh về đường hô hấp,...thì số lượng biệt dược ngày càng nhiều tức là hàng thay thế càng nhiều tạo nên một sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung ứng.
Áp lực của đối thủ tiềm năng.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và gia nhập ngành. Nếu có càng nhiều doanh nghiệp trong ngành sản xuất thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của doanh nghiệp sẽ bị thay đổi. Mặt khác, những người mới vào ngành thường mang đến cho ngành đó những tiềm năng mới, đó là: Công nghệ hiện đại, nhân lực chất lượng cao, tiềm năng tài chính mạnh,... Điều đó sẽ đe doạ khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp hiện tại trong ngành.
1.7.3 Nhân tố nội lực
Năng lực sản xuất:
Sản xuất là quá trình biến đổi đầu vào thành các sản phẩm đầu ra. Năng lực sản suất bao gồm: công nghệ sản xuất, các thiết bị, dây chuyền sản xuất, mức sản lượng, công suất của máy móc thiết bị,….Trong quá trình phát triển nếu các doanh mở rộng được quy mô sản xuất, tích luỹ kinh nghiệm nhằm hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thì sẽ tăng được doanh thu và lợi nhuận.
Nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu và phát triển là hoạt động có mục đích sáng tạo sản phẩm, dịch vụ mới và khác biệt hoá sản phẩm, sáng tạo cải tiến công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật, sáng tạo vật liệu mới,... Các hoạt động này góp phần thúc đẩy tăng trưởng quy mô và chất lượng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực:
Nhân lực là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua trình độ của cán bộ quản lý cả về quản lý kỹ thuật - công nghệ và tài chính, của công nhân viên như bậc thợ trung bình, trình độ đào tạo và kinh nghiệm công tác.
Nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ góp phần mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhiều hơn.
Tiềm lực tài chính
Trong nền kinh tế thị trường nơi mà có sự cạnh tranh gay gắt thì tiềm lực tài chính là một tiêu chí cực kỳ quan trọng. Doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính mạnh thì cũng sẽ có những đầu tư chi phí cho thị trường nhiều hơn như các chương trình khuyến mại hấp dẫn hơn, quyền lợi của các nhà phân phối trung gian, của người tiêu dùng nhiều hơn, chính sách chăm sóc khách hàng tốt hơn. Mặt khác, có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hoạt động marketing
Mục tiêu của hoạt động marketing là thoả mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, đảm bảo cung cấp sản phẩm hàng
hoá hay dịch vụ ổn định với chất lượng theo yêu cầu sản xuất và giá cả phù hợp giúp doanh nghiệp giành ưu thế trong cạnh tranh và đạt được lợi nhuận cao trong dài hạn.