CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ
2.2.2.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn
a, Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp - Tỷ suất nợ
Nợ phải trả
Tỷ suất nợ =
Tổng nguồn vốn
x 100%
Bảng 23: Tỷ suất nợ
ĐVT: Đồng Chênh lệch
Chỉ tiêu Cuối năm 2009 Cuối năm 2008
Giá trị % Nợ phải trả 394.022.372.429 250.059.209.761 143.963.162.668 57,572
Tổng nguồn vốn 458.908.852.691 287.646.126.908 171.262.725.783 59,539
Tỷ suất nợ (%) 85,861 86,933 -1,072
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Cuối năm 2008 trong 100 đồng nguồn vốn có 86,933 đồng nợ phải trả. Đến cuối năm 2009 tỷ suất nợ giảm được 1,072% nguyên nhân là do tốc độ tăng nợ phải trả nhỏ hơn tốc độ tăng tổng nguồn vốn nên cuối năm 2009 trong 100 đồng nguồn vốn có 85,861 đồng nợ phải trả. Tỷ suất nợ này cao vì nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn.
Bảng 24: Tỷ suất nợ ngành Dược
ĐVT: % C.ty CP dược phẩm NH Chỉ tiêu C.năm 2009 C.năm 2008
C.năm 2009 C.năm 2008 DBT 70,276 66,407
DCL 53,096 50,506 DHG 32,600 35,373 DHT 64,316 64,619 DVD 40,088 62,116 IMP 25,727 13,511 OPC 29,936 7,163
TRA 34,980 28,365 DMC 27,393 22,368
Trung bình 42,046 38,937 85,861 86,933
Chênh lệch 43,815 47,996
(Nguồn: www.vndirect.com) Hơn nữa khi so sánh với mức trrung bình ngành thì tỷ suất nợ của công ty cuối năm 2008 cao hơn trung bình ngành 47,996%, cuối năm 2009 tỷ suất nợ của công ty cao hơn mức trung bình ngành là 43,815%. Tỷ suất nợ của công ty cao thể hiện mức độ phụ thuộc vào chủ nợ lớn, tính tự chủ của công ty thấp và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ càng khó một khi công ty không thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động kém.
Nợ phải trả cao chủ yếu là do nợ ngắn hạn (cuối năm 2008 là 213,832 tỷ đồng;
cuối năm 2009 là 348,087 tỷ đồng) nhiều. Trong nợ ngắn hạn khoản phải trả người bán (cuối năm 2008 là 62,82 tỷ đồng; cuối năm 2009 là 123,56 tỷ đồng) và khoản vay và nợ ngắn hạn (cuối năm 2008 là 137,102 tỷ đồng; cuối năm 2009 là 348,087 tỷ đồng) cao. Các khoản vay ngắn hạn bao gồm các khoản vay ngắn hạn bằng Việt Nam đồng của ngân hàng Công thương, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng Techcombank, vay của cá nhân và các khoản vay ngắn hạn bằng ngoại tệ của ngân hàng Công thương, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Tỷ suất tài trợ
Vốn CSH Tỷ suất tài trợ =
Tổng nguồn vốn
x 100%
Bảng 25: Tỷ suất tài trợ
ĐVT: Đồng Chênh lệch
Chỉ tiêu Cuối năm 2009 Cuối năm 2008
Giá trị % Vốn CSH 64.886.480.262 37.586.917.147 27.299.563.115 72,630 Tổng nguồn vốn 458.908.852.691 287.646.126.908 171.262.725.783 59,539
Tỷ suất tài trợ (%) 14,139 13,067 1,072
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Cuối năm 2008 trong 100 đồng vốn có 13,067 đồng VCSH, đến cuối năm 2009 trong 100 đồng vốn có 14,139 đồng VCSH nên tỷ suất tài trợ cuối năm 2009 tăng 1,072% so với cuối năm 2008 chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty tăng lên. Tỷ số này tăng được chủ yếu do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng từ 4,7 tỷ năm 2008 lên 19,5 tỷ năm 2009.
Bảng 26: Tỷ suất tài trợ ngành Dược
ĐVT: % C.ty CP dược phẩm NH Chỉ tiêu C.năm 2009 C.năm 2008
C.năm 2009 C.năm 2008 DBT 26,303 29,497
DCL 46,884 49,590
DHG 71,028 64,333
DHT 35,684 35,381
DVD 59,461 29,696
IMP 74,273 86,489
OPC 70,064 92,837
TRA 65,020 71,635
DMC 72,607 77,632
Trung bình 57,925 59,677 14,139 13,067
Chênh lệch -43,786 -46,610
(Nguồn: www.vndirect.com)
So với mức trung bình ngành thì tỷ suất tài trợ của công ty thấp hơn rất nhiều, cuối năm 2008 thấp hơn 46,61%; cuối năm 2009 thấp hơn 43,786%. So với mức trung bình ngành công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà có mức độ độc lập về mặt tài chính thấp.
Tỷ số tài trợ thấp là do vốn chủ sở hữu còn thấp, mà vốn chủ sở hữu của công ty được hình thành từ vốn đầu tư của chủ sở hữu, chênh lệch tỷ giá hối đoái, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính và lợi nhuận chưa phân phối.
Ngoài hai tỷ số trên, độ tự chủ về tài chính còn được thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu để thể hiện mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu.
- Tỉ suất nợ trên VCSH
Nợ phải trả Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu =
Nguồn vốn CSH
x 100%
Bảng 27: Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu
ĐVT: Đồng Chênh lệch
Chỉ tiêu Cuối năm 2009 Cuối năm 2008
Giá trị % Nợ phải trả 394.022.372.429 250.059.209.761 143.963.162.668 57,572
Vốn CSH 64.886.480.262 37.586.917.147 27.299.563.115 72,630 TS nợ trên VCSH (%) 607,249 665,283 -58,034
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Theo tính toán trên thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng quá cao so với vốn chủ sở hữu. Cuối năm 2008 nợ phải trả chiếm 665,283% so với vốn chủ sở hữu. Cuối năm 2009 nợ phải trả chiếm 607,249% so với vốn chủ sở hữu. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cuối năm 2009 đã giảm được 58,034%.
Bảng 28: Tỷ suất nợ trên VCSH ngành Dược
ĐVT: % C.ty CP dược phẩm NH Chỉ tiêu C.năm 2009 C.năm 2008
C.năm 2009 C.năm 2008 DBT 267,176 225,131
DCL 113,248 101,847
DHG 48,737 54,984
DHT 180,238 182,641
DVD 67,419 209,176
IMP 34,638 15,622
OPC 42,726 7,716
TRA 53,800 39,597
DMC 37,727 28,813
Trung bình 93,968 96,170 607,249 665,283
Chênh lệch 513,281 569,113
(Nguồn: www.vndirect.com) So với mức trung bình ngành tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm 2008 cao hơn trung bình ngành là 569,113%; cuối năm 2009 tỷ suất này cao hơn mức trung bình ngành 513,281%. Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu cao là do nợ phải trả cao và nguồn vốn chủ sở hữu thấp.
b. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ
Nguồn vốn là nguồn hình thành nên tài sản nên muốn biết một công ty tồn tại và phát triển ổn định không ta xét hai chỉ tiêu
- Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên
Nguồn vốn thường xuyên Tỷ suất nguồn vốn
thường xuyên =
Tổng nguồn vốn
x 100%
Nguồn vốn thường xuyên = VCSH + Nợ dài hạn
Bảng 29: Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên
ĐVT: Đồng Chênh lệch
Chỉ tiêu Cuối năm 2009 Cuối năm 2008
Giá trị % NV thường xuyên 110.821.706.532 73.813.899.877 37.007.806.655 50,137
Tổng NV 458.908.852.691 287.646.126.908 171.262.725.783 59,539
TS NVTX (%) 24,149 25,661 -1,512
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Cuối năm 2008 trong 100 đồng vốn có 25,661 đồng vốn thường xuyên. Đến cuối năm 2009 trong 100 đồng vốn có 24,149 đồng vốn thường xuyên. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên cuối năm 2009 giảm 1,512% so với cuối năm 2008
Bảng 30: Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên ngành Dược
ĐVT: % C.ty CP dược phẩm NH Chỉ tiêu C.năm 2009 C.năm 2008
C.năm 2009 C.năm 2008 DBT 27,695 31,385
DCL 62,349 69,185
DHG 67,825 65,737
DHT 38,201 39,768
DVD 60,330 30,698
IMP 75,751 86,813
OPC 73,938 93,156
TRA 65,932 72,653
DMC 75,322 77,899
Trung bình 60,816 63,033 24,149 25,661
Chênh lệch -36,667 -37,372
(Nguồn: www.vndirect.com)
So với mức trung bình ngành tỷ suất nguồn vốn thường xuyên cuối năm 2008 thấp hơn mức trung bình nghành 37,372%; cuối năm 2009 tỷ số này thấp hơn mức trung bình ngành 36,667%. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên của công ty thấp
chứng tỏ tính ổn định và cân bằng tài chính của công ty thấp. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên thấp là do nguồn vốn chủ sở hữu thấp và nợ dài hạn ít.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chủ yếu là khoản đầu tư của chủ sở hữu (năm 2008 chủ sở hữu đầu tư thêm 4,7 tỷ; năm 2009 chủ sở hữu đầu tư thêm 19,5 tỷ).
Nợ dài hạn của công ty năm 2008 và 2009 không có các khoản chiếm dụng được của người bán. Các khoản nợ dài hạn là vay dài hạn của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và ngân hàng Techcombank, năm 2009 công ty còn vay của cán bộ công nhân viên (17,7 tỷ đồng).
- Tỷ suất nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn tạm thời Tỷ suất nguồn vốn tạm thời =
Tổng nguồn vốn
x 100%
Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn Bảng 31: Tỷ suất nguồn vốn tạm thời
ĐVT: Đồng Chênh lệch
Chỉ tiêu Cuối năm 2009 Cuối năm 2008
Giá trị % NV tạm thời 348.087.146.159 213.832.227.029 134.254.919.130 62,785
Tổng NV 458.908.852.691 287.646.126.908 171.262.725.783 59,539
TS NVTT (%) 75,851 74,339 1,512
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Cuối năm 2008 trong 100 đồng vốn có 74,339 đồng vốn tạm thời. Đến cuối năm 2009 trong 100 đồng vốn có 75,851 đồng vốn tạm thời. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời cuối năm 2009 tăng 1,512% so với cuối năm 2008.
Bảng 32: Tỷ suất nguồn vốn tạm thời ngành Dược
ĐVT: % C.ty CP dược phẩm NH Chỉ tiêu C.năm 2009 C.năm 2008
C.năm 2009 C.năm 2008 DBT 68,884 64,520
DCL 37,631 30,911
DHG 31,664 33,968
DHT 61,799 60,232
DVD 39,219 61,114
IMP 24,249 13,187
OPC 26,062 6,844
TRA 34,068 27,347
DMC 24,678 22,101
Trung bình 38,695 35,581 75,851 74,339
Chênh lệch 37,156 38,758
(Nguồn: www.vndirect.com) So với mức trung bình ngành tỷ suất nguồn vốn tạm thời cuối năm 2008 cao hơn mức trung bình nghành 38,758%; cuối năm 2009 tỷ số này cao hơn mức trung bình ngành 37,156%. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời cao chứng tỏ tính ổn định và cân bằng tài chính của công ty thấp. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời cao là do khoản nợ ngắn hạn của công ty cao, trong nợ ngắn hạn chủ yếu là là khoản vay ngắn hạn và phải trả người bán.
Tóm lại, qua phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà, so với mức trung bình ngành ta thấy mức độ phụ thuộc vào chủ nợ lớn, tính tự chủ thấp, mức độ độc lập về tài chính thấp do vốn chủ sở hữu thấp. Mức độ độc lập về mặt tài chính thấp do tỷ suất tài trợ thấp. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên thấp, tỷ suất nguồn vốn tạm thời cao nên tính ổn định và cân bằng tài chính thấp.