Tổ chức hoạt động tìm tòi khám phá môi trường xung quanh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 để phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội –

Một phần của tài liệu Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong môn tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội xung quanh (Trang 75 - 86)

CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU TỰ NHIÊN - XÃ HỘI XUNG QUANH

4.3. Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội - xung quanh cho học sinh

4.3.1. Tổ chức hoạt động tìm tòi khám phá môi trường xung quanh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 để phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội –

4.3.1.1. Ý nghĩa của hoạt động

Môi trường xung quanh là tập hợp tất cả các yếu tố của tự nhiên và xã hội bao quanh trẻ em, có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hường trực tiếp đến đời sống, đến sự tồn tại và phát triển của trẻ em. MTXQ bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

- Tổ chức cho HS tìm tòi khám phá các hiện tượng của thiên nhiên hoặc xã hội xung quanh, giúp HS được quan sát trực tiếp các đối tượng học tập mà không có loại phương tiện dạy học nào, hoặc một lời miêu tả nào của GV có thể chính xác và sinh động hơn.

- Thông qua khám phá môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, HS có được các biểu tượng cụ thể, sinh động về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên như thực vật, động vật, Trái Đất, bầu trời; có sự hiểu biết về con người và sức khỏe; các hoạt động sản xuất,…

- Khám phá MTXQ giúp HS hiểu rõ kiến thức bài học, phát triển được các NL, đặc biệt là NL THTNXHXQ. Đồng thời qua tìm tòi khám phá môi trường xung quanh hình thành, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu con người và có ý thức bảo vệ môi trường sống của con người.

4.3.1.2. Cách thực hiện hoạt động tìm tòi khám phá Môi trường xung quanh Hoạt động tìm tòi khám phá MTXQ được thực hiện theo các bước sau đây:

a. Xác định yêu cầu cần đạt của bài học

Xác định những yêu cầu mà HS cần đạt được sau bài học, để biết những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và NL mà HS cần chiếm lĩnh trong bài học

Thông qua xác định yêu cầu cần đạt, GV biết bài học này có cần thiết và phù hợp để tổ chức cho HS hoạt động tìm tòi khám phá MTXQ hay không và mức độ như thế nào là phù hợp với đối tượng HS lớp 3.

Đây là bước đầu trong tổ chức hoạt động tìm tòi khám phá MTXQ, bước này mang tính định hướng cho hoạt động.

b. Chọn đối tượng và nội dung cho hoạt động tìm tòi khám phá

- GV cần xác định được đối tượng và nội dung của hoạt động tìm tòi khám phá MTXQ. Để xác định đúng GV cần trả lời được các câu hỏi sau: Tìm tòi khám phá các hiện tượng tự nhiên hay xã hội? Khám phá cái gì? Nhận biết những đặc điểm gì về nội dung? Rèn luyện được những kĩ năng gì? Phát triển những năng lực nào?

- Nội dung của hoạt động tìm tòi khám phá MTXQ phải phù hợp đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của HS lớp 3, ở mức đơn giản, nhẹ nhàng, kết hợp dạo chơi, tìm hiểu và khám phá, rèn luyện các kỹ năng quan sát, ghi chép, tạo hứng thú học tập.

c. Lập kế hoạch thực hiện tìm tòi khám phá môi trường xung quanh

- GV cần lên kế hoạch tổ chức cho HS tìm tòi khám phá MTXQ: xác định thời gian thực hiện lúc nào? địa điểm HS khám phá khu vực sân trường, gần trường hay địa điểm nào (công viên, khu sản xuất,..)

- Các phương tiện, dụng cụ cần thiết để thực hiện tìm tòi khám phá: GV chuẩn bị gì? phân công HS chuẩn bị gì?

- Xác định hoạt động tìm tòi khám phá MTXQ là hoạt động cá nhân hay nhóm, tiến trình thực hiện như thế nào.

- Kết quả cuối cùng mà HS cần đạt được sau khi thực hiện tìm tòi khám phá MTXQ

- Phương pháp đánh giá kết quả hoạt động khám phá thiên nhiên: phiếu ghi chép, kèm theo sản phẩm (tranh ảnh chụp được, hình tự vẽ)

d. Tổ chức cho học sinh tìm tòi khám phá môi trường xung quanh

Bước 1: Nêu nhiệm vụ và mục tiêu của hoạt động tìm tòi khám phá MTXQ - GV nêu nhiệm vụ HS phải làm những gì?

- Nội dung và sản phẩm cần đạt được là gì?

Bước 2: Hướng dẫn tiến trình, cách thức tìm tòi khám phá MTXQ

- GV cần hướng dẫn quy trình bước đầu tiên và các bước tiếp theo làm gì

- Hướng dẫn HS cách ghi chép. GV có thể cho HS các mẫu ghi chép hoặc phiếu học tập về những nội dung cần tìm tòi khám phá

Bước 3: HS thực hiện tìm tòi khám phá đối tượng

- GV đưa HS đến địa điểm để HS tự tìm tòi khám phá (GV quan sát, quản lý, bảo vệ HS, hỗ trợ khi cần thiết).

- HS dựa vào nhiệm vụ, yêu cầu và hướng dẫn tự thực hiện tìm tòi khám phá để hoàn thành nhiệm vụ và rút ra bài học cho riêng mình.

Bước 4: Cá nhân, hoặc nhóm báo cáo kết quả thu được của mình hoặc nhóm mình (có thể báo cáo trên phiếu ghi chép hoặc phiếu học tập)

đ. Đánh giá hoạt động tìm tòi khám phá môi trường xung quanh

- GV nhận xét về tinh thần thái độ và quá trình hoạt động tìm tòi khám phá

- Đánh giá kết quả: GV dựa vào quan sát HS làm việc và kết quả trên phiếu ghi chép hoặc phiếu học tập để đánh giá tinh thần thái độ và đánh giá NL THTNXHXQ.

4.3.1.3. Ví dụ minh họa (các bài ví dụ minh họa được lấy trong bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3)

Ví dụ 1 – Bài 19: Hoạt động sản xuất nông nghiệp (SGK – TNXH lớp 3, trang 36-41)

a. Xác định yêu cầu cần đạt của bài học

Bài học này thực hiện trong 3 tiết, sau bài học, HS cần đạt được:

- Kể được tên và sản phẩm của một số hoạt động sản xuất nông nghiệp, liên hệ với các sản phẩm nông nghiệp của địa phương

- Nêu được lợi ích của các sản phẩm nông nghiệp và lý do phải tiêu dùng tiết kiệm sản phẩm nông nghiệp

- Hình thành ý thức tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường và chỉ ra những việc làm để tiêu dùng tiết kiệm

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, tìm tòi khám phá, phát triển các NL đặc thù như NL THTNXHXQ, NL nhận thức khoa học

- Phát triển được NL THTNXHXQ: tìm hiểu được các hoạt động sản xuất nông mghieepj nói chung và địa phương nói riêng; tìm hiểu được các sản phẩm nông nghiệp nói chung và của địa phương; tìm hiểu được lợi ích của các sản phẩm nông nghiệp

b. Chọn đối tượng và nội dung tìm tòi khám phá Môi trường xung quanh - Dựa vào yêu cầu cần đạt của bài học, GV xác định bài học thuận lợi cho tổ chức hoạt động tìm tòi khám phá MTXQ. Đối tượng mà HS cần tìm tòi khám phá là các hoạt động nông nghiệp của môi trường xã hội ở địa phương

- Nội dung HS cần tìm tòi khám phá là: các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương và kể được các sản phẩm của từng hoạt động; HS nêu được các lợi ích của các

sản phẩm nông nghiệp đối với con người; hiểu được vì sao phải tiêu dùng tiết kiệm các sản phẩm nông nghiệp và các việc làm để tiêu dùng tiết kiệm các sản phẩm nông nghiệp.

c. Lập kế hoạch cho học sinh tìm tòi khám phá

- Bài học được tiến hành trong 3 tiết: GV sẽ dành 2 tiết cho HS tìm tòi khám phá và 1 tiết cho HS báo cáo kết quả.

- Hình thức tìm tòi khám phá theo nhóm: mỗi nhóm từ 4 – 5 HS

- Địa điểm để HS tìm tòi khám phá là khu vực gần trường học hoặc những trang trại chăn nuôi và trồng trọt gần trường,…

- Thời gian cho hoạt động là 60 phút (40 phút HS thực hiện tìm tòi khám phá, 20 phút trao đổi thảo luận nhóm để hoàn thành kết quả báo cáo)

- Các phương tiện, dụng cụ cần thiết để thực hiện tìm tòi khám phá:

+ GV chuẩn bị: phiếu hướng dẫn ghi chép hoặc phiếu học tập phát cho các nhóm + HS chuẩn bị giấy, bút, mũ, nón, chai nước uống nhỏ và điện thoại có thể chụp hình (nếu có)

- Kết quả cuối cùng mà HS cần đạt được sau khi thực hiện khám phá thiên nhiên:

tìm tòi khám phá để hoàn những thành yêu cầu được ghi trong phiếu học tập

- Phương pháp đánh giá kết quả hoạt động tìm tòi khám phá XHXQ: phiếu ghi chép, phiếu học tập, sản phẩm (tranh ảnh chụp được, hình tự vẽ, vật thật nếu có), quan sát tinh thần thái độ; rubric đánh giá NL THTNXHXQ

d. Tổ chức cho HS thực hiện tìm tòi khám phá

Bước 1: Nêu nhiệm vụ và nội dung cần tìm tòi khám phá đã được ghi trong các phiếu học tập sau đây:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Yêu cầu: Hãy quan sát, tìm tòi khám phá về các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương em và hoàn thành phiếu học tập sau đây:

STT Các hoạt động sản xuất NN Các sản phẩm của mỗi hoạt động 1

2 3

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Yêu cầu: Dựa vào việc tìm tòi khám phá và thực tế cuộc sống hàng ngày của các sản phẩm nông nghiệp em hãy hoàn thành phiếu học tập sau đây:

STT Lợi ích của sản phẩm nông nghiệp

Các việc làm để tiêu dùng tiết kiệm sản phẩm nông nghiệp

1 2 3

Bước 2: Hướng dẫn HS cách thức tìm tòi khám phá

- Quan sát và ghi chép lại các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở trang trại, đồng ruộng nơi sản xuất (có thể chụp hình, quay video, thu các mẫu vật như hoa, quả, trứng,...)

- Trao đổi, hỏi những cô bác đang làm việc (có thể ghi âm, ghi chép) - Trao đổi thảo luận trong nhóm để thông nhất ý kiến

- Hoàn thành phiếu học tập

Bước 3: HS thực hiện tìm tòi khám phá trong vòng 40 phút

- GV đưa HS đến địa điểm để HS tìm tòi khám phá, GV luôn quan sát, bao quát để quản lý và đảm bảo an toàn cho HS

- HS dựa vào yêu cầu, tự tìm tòi khám phá ghi vào phiếu. HS có thể chụp hình các các hoạt động trồng cây, chăn nuôi, chăm sóc cây cối, vật nuôi

Bước 4: sau thời gian quy định, đến tiết thứ 3 GV cho các nhóm báo cáo kết quả tìm tòi khám phá trên phiếu học tập.

đ. Đánh giá hoạt động tìm tòi khám phá Môi trường xung quanh

- GV đánh giá NL THTNXHXQ dựa vào: phiếu học tập hoàn chỉnh, tinh thần thái độ học tập, cả sản phẩm như hoa, quả, trứng, hình ảnh, video (nếu có), đối chiếu với các tiêu chí đánh giá NL THMTTNXQ để đánh giá

- GV chuẩn kiến thức bằng phiếu học tập hoàn chỉnh để HS đối chiếu với kết quả của nhóm.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Yêu cầu: Hãy quan sát, tìm tòi khám phá về các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương em và hoàn thành phiếu học tập sau đây:

STT Các hoạt động sản xuất NN Các sản phẩm của mỗi hoạt động 1 Trồng các cây lương thực Lúa, ngô, khoai, sắn

2 Trồng các cây ăn quả Cam, ổi, thanh long, nhãn,…

3 Trồng hoa, cây cảnh, cây rừng Các loại hoa, cây cảnh, rừng 4 Chăn nuôi lợn, gà, vịt, bò,… Thịt, trứng, sữa

5 Nuôi cá, tôm trong hồ, ao, sông Cá, tôm

6 Đánh bắt cá, hải sản trên biển Cá, tôm, mực,…

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Yêu cầu: Dựa vào tìm tòi khám phá và thực tế cuộc sống hàng ngày của các sản phẩm nông nghiệp em hãy hoàn thành phiếu học tập sau đây:

STT Lợi ích của sản phẩm nông nghiệp

Các việc làm để tiêu dùng tiết kiệm sản phẩm nông nghiệp 1 Cung cấp thức ăn: gạo, ngô, khoai,

thịt, cá, trứng, sữa, rau quả và uống cho đời sống con người

Mua và nấu đồ ăn đủ nhu cầu, không mua quá nhiều, náu quá nhiều để dư thừa

2 Làm đồ trang trí đẹp cho nhà cửa:

các hoa, cây cảnh,…

Các bộ phận của thực vật, động vật không dùng có thể làm thức ăn cho vật nuôi hoặc phân bón

3 Làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp,…

Không xử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…

4 Làm hàng hóa đem bán, xuất khẩu để thu lợi nhuận về kinh tế

Không xả nước thải, chất thải phân từ vật nuôi ra môi trường

Ví dụ 2 – Bài 13: Một số bộ phận của thực vật (SGK – TNXH lớp 3, trang 54-59) a. Xác định yêu cầu cần đạt của bài học

Bài học này thực hiện trong 3 tiết, sau bài học, HS cần đạt được:

- Biết vị trí và nêu tên được một số bộ phận của thực vật

- So sánh được các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả của các thực vật khác nhau - Phân loại được thực vật dựa trên một số tiêu chí: đặc điểm về cách mọc, đặc điểm của rễ, hình dạng, kích thước, màu sắc của lá,…

- Hình thành ý thức và hành vi chăm sóc, bảo vệ thực vật và môi trường - Rèn luyện kỹ năng quan sát, tìm tòi khám phá…

- Phát triển các NL NL THTNXHXQ: tìm hiểu được thực vật và các bộ phận chính của thực vật như: phận rễ, thân, lá, hoa, quả; tìm hiểu được sự khác nhau của các bộ phận của các loại thực vật khác nhau.

b. Chọn đối tượng và nội dung tìm tòi khám phá

- Dựa vào yêu cầu cần đạt của bài học, GV xác định bài học thuận lợi cho tổ chức hoạt động tìm tòi khám phá MTXQ. Đối tượng mà HS cần tìm tòi khám phá là các các loại thực vật trong môi trường xung quanh

- Nội dung HS cần tìm tòi khám phá là: các bộ phận của thực vật (biết vị trí và nêu được tên các bộ phận); so sánh được hình dạng, kích thước, màu sắc của rễ, thân, lá, hoa, quả của các thực vật khác nhau; dựa trên một số tiêu chí về đặc điểm của thân, đặc điểm của rễ, hình dạng, kích thước, mà sắc của lá màu sắc để phân loại thực vật

c. Lập kế hoạch cho học sinh tìm tòi khám phá

- Bài học được tiến hành trong 3 tiết: hoạt động tìm tòi khám phá thực tế 2 tiết và 1 tiết cho HS báo cáo kết quả.

- Hình thức tìm tòi khám phá theo nhóm: mỗi nhóm từ 4 – 5 HS

- Địa điểm để HS tìm tòi khám phá là vườn trường, sân trường, đồng ruộng hoặc công viên gần khu vực trường học

- Thời gian cho hoạt động là 50 phút (30 phút HS thực hiện tìm tòi khám phá, 20 phút trao đổi thảo luận nhóm để hoàn thành kết quả báo cáo)

- Các phương tiện, dụng cụ cần thiết để thực hiện tìm tòi khám phá:

+ GV chủẩn bị: phiếu ghi chép hoặc phiếu học tập phát cho các nhóm

+ HS chuẩn bị giấy, bút, mũ, nón, chai nước uống nhỏ và điện thoại có thể chụp hình (nếu có), mỗi nhóm 1 cái bay nhỏ để đào xem rễ

- Kết quả cuối cùng mà HS cần đạt được sau khi thực hiện khám phá thiên nhiên:

tìm tòi khám phá để hoàn những thành yêu cầu được ghi trong phiếu học tập

- Phương pháp đánh giá kết quả hoạt động khám phá thiên nhiên: phiếu ghi chép, phiếu học tập, sản phẩm (tranh ảnh chụp được, hình tự vẽ, vật thật nếu có), quan sát tinh thần thái độ

d. Tổ chức cho học sinh thực hiện tìm tòi khám phá Bước 1: Nêu nhiệm vụ và nội dung cần tìm tòi khám phá - GV nêu nhiệm vụ cho HS

1, Hãy quan sát các cây trong vườn trường, trên đồng ruộng, công viên để khám phá và cho biết thực vật (cây) có mấy bộ phận? Đặc điểm của từng bộ phận như thế nào?

2, Kể tên những cây mà em biết và nêu đặc điểm của một số bộ phận chính của cây đó

- GV yêu cầu HS tìm tòi khám phá và ghi các nội dung vào các phiếu học tập sau đây (GV xây dựng sẵn các phiếu và phát cho các nhóm)

PHIẾU QUAN SÁT SỐ 1

Yêu cầu: Hãy quan sát và khám phá để biết thực vật (cây) có mấy bộ phận? Đặc điểm của từng bộ phận như thế nào?

STT Các bộ phận của cây Đặc điểm

1 Rễ 2. Thân 3. Lá 4. Hoa 5. Quả

PHIẾU QUAN SÁT SỐ 2

Yêu cầu: Kể tên những cây mà em biết và nêu đặc điểm của một số bộ phận chính của cây đó

Tên cây Đặc điểm của các bộ phận

Rễ Thân Hoa Quả

1.

2 3 4

- Sau khi các nhóm quan sát, tìm tòi khám phá xong, các nhóm thảo luận để tổng hợp và hoàn thành phiếu học tập sau:

Bước 2: Hướng dẫn HS cách thức tìm tòi khám phá

- Quan sát cây cối ở công viên và tìm hiểu, khám phá và ghi chép các bộ phận của cây, đặc điểm của các bộ phận và ghi vào các phiếu quan sát (có thể chụp hình, quay video, thu các mẫu vật nếu được cho phép)

- Trao đổi thảo luận trong nhóm để rút ra những kết luận và thống nhất ý kiến, dựa vào các đặc điểm của các bộ phận để so sánh được các bộ phận của các loại cây khác nhau và phân loại được thực vật ở mức đơn giản nhất

- Hoàn thành phiếu học tập

Bước 3: HS thực hiện tìm tòi khám phá trong vòng 30 phút

- GV đưa HS đến địa điểm để HS tìm tòi khám phá, GV luôn quan sát, bao quát để quản lý và đảm bảo an toàn cho HS

- HS dựa vào yêu cầu, tự tìm tòi khám phá ghi vào từng phiếu quan sát. HS có thể chụp hình các bộ phạn của cây và cảnh quan nơi mình khám phá

- Bước 4: - Sau thời gian quy định, đến tiết thứ 2 GV cho các nhóm báo cáo kết quả tìm tòi khám phá (Các nhóm có thể dùng phiếu để báo cáo, cũng có thể dùng vật thật để báo cáo thể hiện được sự hiểu biết và sáng tạo của các nhóm).

Một phần của tài liệu Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong môn tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội xung quanh (Trang 75 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)