CHƯƠNG 5. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
5.4. Kết quả thực nghiệm
5.4.1. Kết quả đánh giá mức độ nhận thức kiến thức bài học của học sinh
Sau khi dạy thực nghiệm xong mỗi bài, GV tiến hành kiểm tra 15 phút cùng một đề cho lớp TN và ĐC. Để có thể so sánh kết quả nhận thức giữa 2 lớp: TN và ĐC, chúng tôi chấm điểm và xếp làm 3 mức theo quy định đánh giá môn học:
Hoàn thành tốt: từ 8 – 10 điểm
Hoàn thành: từ 5 – 7 điểm
Chưa hoàn thành: dưới 5
a. Kết quả về nhận thức: thể hiện ở các bảng đánh giá sau đây
Bảng 5.2. Kết quả điểm số ở bài thực nghiệm 1 của HS lớp TN và ĐC ở hai trường Đức Tân và Đức Lợi (Mộ Đức, Quảng Ngãi)
Lớp SS Chƣa HT Hoàn thành Hoàn thành tốt ĐTB
3 4 5 6 7 8 9 10
TN: 3A 20 0 0 1 2 5 6 4 2 7.8
TN: 3C 26 0 0 2 3 6 7 5 3 7.7
ĐC: 3B 20 0 0 2 5 5 4 3 1 7.2
ĐC: 3D 24 0 1 2 5 7 5 3 1 7.1
Bảng 5.3. Kết quả điểm số ở bài thực nghiệm 2 của HS lớp TN và ĐC ở hai trường Đức Tân và Đức Lợi (Mộ Đức, Quảng Ngãi)
Lớp SS Chƣa HT Hoàn thành Hoàn thành tốt ĐTB
3 4 5 6 7 8 9 10
TN: 3A 20 0 0 0 1 5 7 4 3 8.2
TN: 3C 26 0 0 0 3 5 9 6 3 8.0
ĐC: 3B 20 0 0 2 4 4 5 3 2 7.5
ĐC: 3D 24 0 1 2 4 6 5 4 2 7.3
Bảng 5.4. Tổng hợp kết quả điểm số 2 bài TN của HS các lớp TN và ĐC ở hai trường Đức Tân và Đức Lợi (Mộ Đức, Quảng Ngãi)
Lớp Tổng bài
Chƣa HT Hoàn thành Hoàn thành tốt ĐTB
3 4 5 6 7 8 9 10
TN 92 0 0 3 9 21 29 19 11 7.9
ĐC 88 0 2 8 18 22 19 13 6 7.3
Từ kết quả về điểm số, tác giả so sánh tỷ lệ về mức độ nhận thức của HS nhóm TN và nhóm ĐC đạt các mức đánh : chưa hoàn thành; hoàn thành; hoàn thành tốt, kết quả thu được ở bảng số và biểu đồ sau:
Bảng 5.5. So sánh tỉ lệ HS của nhóm TN và ĐC đạt các mức đánh giá (%) Lớp Tổng bài Chƣa HT Hoàn thành Hoàn thành tốt
TN 92 00 35.9 64.1
ĐC 88 2.3 54.5 43.2
Hình 5.1. Biểu đồ so sánh tỉ lệ HS của nhóm TN và ĐC đạt các mức đánh giá (%) Từ kiểm tra đánh giá, chúng tôi cũng tiến hành so sánh về kết quả về mức độ nhận thức qua 2 bài thưc nghiệm của lớp TN và ĐC của 2 trường Đức Tân và Đức Lợi (huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi, kết quả thể hiện ở bảng số và biểu đồ sau: và nhận So sánh kết quả giữa
Bảng 5.6. So sánh tỉ lệ điểm theo các mức đánh giá của lớp TN và ĐC của 2 trường Đức Tân và Đức Lợi
Trường Lớp Tỉ lệ điểm theo các mức đánh giá (%) Chƣa HT Hoàn thành Hoàn thành tốt Trường TH
Đức Tân
TN: 3A 00 35.0 65.0
ĐC: 3B 00 55.0 45.0
Trường TH Đức Lợi
TN: 3C 00 36.5 63.5
ĐC: 3D 4.2 54.2 41.6
Hình 5.2. Biểu đồ so sánh tỉ lệ điểm theo các mức đánh giá của lớp TN và ĐC của 2 trường Đức Tân và Đức Lợi
5.4.1.2. Nhận xét về mức độ nhận thức của học sinh sau thực nghiệm
Đề tài tiến hành TN trên 4 lớp của hai trường, có số lượng HS và trình độ tương đối ngang nhau, kết quả tổng hợp điểm kiểm tra mức độ nhận thức sau mỗi bài TN cho thấy: việc tổ chức các HĐTN trong dạy học môn TN – XH lớp 3 cho HS, đã nâng cao rõ rệt về nhận thức kiến thức, kỹ năng bài học của HS.
- Số lượng HS đạt điểm ở mức hoàn thành tốt ở lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC, chiếm 64,1%, trong khi lớp ĐC chỉ đạt 43,2%. Vậy lớp TN cao hơn 1,5 lần so với lớp ĐC (bảng 5.5).
- Ngược lại, tỉ lệ HS đạt điểm ở mức hoàn thành của lớp ĐC lại cao hơn: lớp ĐC đạt 54,5 %, lớp TN đạt 35,9 % cũng gấp 1,5 lần lớp TN. Riêng về tỉ lệ HS đạt điểm ở mức chưa hoàn thành ở lớp TN không có, nhưng lớp ĐC có 2 HS chiếm tỉ lệ 2.3%
(bảng 5.5).
- So sánh giữa 2 trường TN, sĩ số HS và một số điều kiện gần tương đương nhau, nên kết quả điểm đạt ở các mức độ cũng không xê dịch nhiều.
+ Lớp TN của 2 trường đều không có HS ở mức chưa hoàn thành, tỉ lệ HS đạt điểm mức hoàn thành tốt ở trường Đức Tân cao hơn trường Đức Lợi chỉ 1,5%, ngược lại tỉ lệ HS đạt mức điểm hoàn thành trường Đức lợi cao hơn Đức tân 1,5% (bảng 5.6).
+ Lớp ĐC của 2 trường cũng không chênh lệch nhiều ở 2 mức hoàn thành tốt và hoàn thành. Riêng ở lớp TN ở trường Đức Lợi có 1 HS ở cả 2 bài kiểm tra đều đạt điểm ở mức chưa hoàn thành, chiếm 4,2% (bảng 5.6)
Các số liệu trên đã chứng minh việc tổ chức các HĐTN cho HS trong dạy học TN – XH lớp 3 một cách phù hợp, thực hiện thường kỳ sẽ tạo hứng thú học tập cho HS, phát huy được tính chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kết quả nhận thức kiến thức kỹ năng mới của bài học được nâng cao hơn, tỉ lệ HS đạt mức hoàn thành tốt đều chiếm trên 60%, còn lại mức hoàn thành, không có HS ở mức chưa hoàn thành. Điều này cũng khẳng định được tính khả thi, đúng đắn của nội dung nghiên cứu.