Tổ chức hoạt động tham quan thức tế địa phương trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 để phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội - xung

Một phần của tài liệu Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong môn tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội xung quanh (Trang 96 - 101)

CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU TỰ NHIÊN - XÃ HỘI XUNG QUANH

4.3. Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội - xung quanh cho học sinh

4.3.4. Tổ chức hoạt động tham quan thức tế địa phương trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 để phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội - xung

4.3.4.1. Ý nghĩa của hoạt động tham quan thực tế địa phương

- Tham quan là một hoạt động quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tựợng cần nghiên cứu ở trong môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội. Khác với tiết học trong lớp, tham quan thường được tiến hành ở ngoài nhà trường, trong thiên nhiên hoặc trong các cơ sở sản xuất, nhà bảo tàng, khu triển lãm...

- Tham quan giúp HS mở rộng hiểu biết thực tế, hoàn thiện tri thức, đối chiếu so sánh giữa kiến thức trong sách vở và ngoài thực tiễn, tạo điều kiện để HS vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn

- Qua tham quan địa lí, HS có thể rèn luyện được các kĩ năng quan sát, đo tính, phân tích, so sánh, kĩ năng sử dụng các phương tiện,... Đặc biệt phát triển được các NL chung như tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác và các năng lực đặc thù của môn TNXH như NL nhận thức khoa học, NL THTNXHXQ, NL vận dụng kiến thức kỹ năng đã học.

- Tham quan địa lí phát huy được tính chủ động, sáng tạo, óc thẩm mĩ, cũng như hứng thú học tập. Tham quan cũng hình thành được những phẩm chất cho HS như lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, yêu con người lao động, tinh thần trách nhiệm biết tiết kiệm và bảo tồn những giá trị văn hóa của con người

4.3.4.2. Cách thực hiện hoạt động tham quan thực tế địa phương

Tham quan là một HĐTN có tác dụng rất tích cực cả về nâng cao nhận thức kiến thức, rèn luyện kĩ năng, thái độ, tình cảm và phát triển năng lực. Để đạt hiệu quả cao, việc tổ chức tham quan cần được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ theo các bước sau:

a. Chọn đúng đối tượng tham quan

- Để chọn đúng đối tượng tham quan, GV cần dựa vào nội dung chương trình của TNXH lớp 3, đặt và trả lời các câu hỏi: Bài học nào, nội dung nào cần tham quan?

Tham quan cái gì? Tham quan để làm gì và thời điểm nào?

+ Nếu tham quan để minh hoạ, để bổ sung kiến thức cho bài học hoặc để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, thì phải tiến hành sau khi đã học xong phần kiến thức trên lớp.

+ Nếu tham quan để tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá tri thức mới, mở rộng kiến thức, thì phải tiến hành trước khi học trên lớp. Trong trường hợp này, GV nêu nhiệm vụ, hướng dẫn, gợi ý cho HS những vấn đề cần nghiên cứu, cần tìm hiểu, để HS chủ động, tự lực tìm tòi, khám phá giải đáp cho những vấn đề được đặt ra.

- Đối tượng tham quan cần đạt các yêu cầu như: là một sự vật hiện tượng tự nhiên hay xã hội, một hoạt động kinh tế hay xã hội; phải có nội dung có liên quan đến kiến thức kỹ năng của môn học; phải đảm bảo được những điều kiện thuận lợi, an toàn cho HS trong hoạt động tham quan

- Sau khi xác định được đối tượng tham quan, GV tiến hành tiền trạm, tìm hiểu trước đối tượng để lập kế hoạch tham quan

b. Lập kế hoạch tham quan

- Khi chọn được nội bài học và nội dung tham quan, GV xác định những yêu cầu cần đạt của bài học để xác định mục tiêu của cuộc tham quan

- Xác định thành phần, thời gian, lộ trình, phương tiện, địa điểm tham quan, nghỉ ngơi cụ thể chi tiết

- Chuẩn bị các cơ sở, vật chất phục vụ cho cuộc tham quan của HS

- Xác định các hình thức, phương pháp thực hiện tham quan (quan sát, phỏng vấn, quay phim, chụp ảnh, lấy mẫu vật...), kèm theo sự chuẩn bị về các dụng cụ như giấy, bút, máy ảnh, máy ghi âm, túi đựng hiện vật,...

- Phân công hoặc mời người hướng dẫn tham quan và thuyết minh (nếu cần thiết) - Xác định các nội dung chính để tham quan và các hoạt động chủ yếu của HS c. Tổ chức tham quan thực tế địa phương

- Trước khi cuộc tham quan bắt đầu, GV nhắc lại các nội dung tham quan, kiểm tra lại sự chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho việc học tập; phổ biến một số nội quy bắt buộc mà HS phải tuân thủ trong quá trình tham quan

- Hướng dẫn cách tham quan,quan sát và ghi chép. Đối với HS lớp 3 cần có phiếu hướng dẫn các nội dung cụ thể để phát cho HS

+ Chăm chú quan sát, lắng nghe hướng dẫn, thuyết minh, ghi chép thông tin, ghi âm, chụp ảnh, quay video để thu thập dữ liệu, minh chứng

+ Những vấn đề gì chưa rõ, chưa hiểu hoặc muốn tìm hiểu thêm, HS đặt câu hỏi, trao đổi với người hướng dẫn, người dân địa phương.

+ Cần quan tâm đến các yếu tố chủ yếu, nổi bật trong nội dung tham quan.

- HS thực hiện tham quan theo người hướng dẫn

- Sau khi tham quan xong, GV cho các nhóm trao đổi, thảo luận rà soát lại các nội dung, làm rõ những vấn đề còn thắc mắc và thống nhất nội dung

d. Báo cáo kết quả hoạt động tham quan

- GV cho các nhóm báo cáo kết quả cuộc tham quan đã thu hoạch được những kiến thức, kỹ năng, kèm theo những sản phẩm như tranh ảnh, video, mẫu vật gì.

- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý

- GV cho các nhóm bày tỏ cảm xúc về hoạt động tham quan thực tế địa phương

đ. Đánh giá hoạt động tham quan

- GV nhận xét về tinh thần thái độ tham gia của các nhóm

- Đánh giá dựa vào kết quả tham quan và đánh giá NL THTNXHXQ theo rubric đã xây dựng

- Chuẩn kiến thức bài học cho HS

4.3.4.3. Ví dụ minh họa (các bài ví dụ minh họa được lấy trong bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3)

Bài 11: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên (SGK – TNXH lớp 3, trang 30-33)

a. Chọn đối tượng tham quan di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên của địa phương (nơi các em học tập và sinh sống)

- Nội dung bài 11 rất phù hợp để tổ chức cho HS hoạt động tham quan các di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên của địa phương. GV cần tìm hiểu địa phương để xác định đúng đối tượng tham quan là: di tích lịch sử văn hóa nào? cảnh quan thiên nhiên nào? hoặc cả hai

- Hoạt động tham quan để HS nhận thức kiến thức bài học, đồng thời liên hệ với thực tế địa phương nên có thể tổ chức vào 2 tiết của giờ học (nếu địa điểm gần trường) hoặc tổ chức 1 buổi sau khi học bài 11, đều được

- GV tiến hành tiền trạm, tìm hiểu trước đối tượng tham quan đã chọn để lập kế hoạch tham quan

b. Lập kế hoạch tham quan

- Xác định thành phần: HS lớp 3 và GV phụ trách môn học TNXH và GV chủ nhiệm lớp 3

- Tham quan 1 buổi, sau khi học bài 11(theo sự bố trí của GV bộ môn) cho phù hợp.

- Địa điểm tham quan: Khu lưu niệm Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cách trường tổ chức thực nghiệm gần 2km

- Phương tiện di chuyển: hợp đồng xe buýt đưa và đón HS đi từ trường đến điểm tham quan

- Chuẩn bị các cơ sở, vật chất phục vụ cho cuộc tham quan của HS:

+ HS ăn mặc gọn gàng, có mũ, nón, khẩu trang, chai nước uống, bút, sổ ghi chép, điện thoại có thể chụp hình, ghi âm (nếu có)

+ GV chuẩn bị phiếu hướng dẫn tham quan để phát cho các nhóm - Xác định các hình thức, phương pháp thực hiện tham quan:

+ Tham quan theo nhóm: GV đã chia nhóm trước để HS các nhóm chuẩn bị + HS quan sát, lắng nghe người hướng dẫn, ghi chép vào phiếu

- Xác định các nội dung chính, được GV ghi trong phiếu hướng dẫn sau:

PHIẾU HƯỚNG DẪN NỘI DUNG THAM QUAN

Khu lưu niệm Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (Mộ Đức, Quảng Ngãi) STT Nhiệm vụ của các nhóm Nội dung tham quan và sản phẩm

1. Tìm hiểu về vị trí địa lý của khu lưu niệm

2. Tìm hiểu về lịch sử hình thành khu lưu niệm

3. Tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên ở khu lưu niệm 4. Các khu trưng bày và hiện

vật tại khu lưu niệm

5. Ý nghĩa và giá trị lịch sử văn hóa của khu lưu niệm

c. Tổ chức tham quan thực tế địa phương

- GV tập trung HS, hướng dẫn lên xe và đến địa điểm tham quan, cách trường 2km

- Trước khi cuộc tham quan bắt đầu, GV nhắc lại nội dung tham quan và phát kiểm tra lại sự chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho việc học tập; phổ biến một số nội quy bắt buộc mà HS phải tuân thủ trong quá trình tham quan

- Phát phiếu hướng dẫn ghi nội dung tìm hiểu tham quan cho các nhóm và dặn dò:

+ Chăm chú quan sát, lắng nghe hướng dẫn, thuyết minh, ghi chép thông tin, ghi âm, chụp ảnh, quay video để thu thập dữ liệu, minh chứng

+ Những vấn đề gì chưa rõ, chưa hiểu hoặc muốn tìm hiểu thêm, HS đặt câu hỏi, trao đổi với người hướng dẫn, người dân địa phương.

+ Cần quan tâm đến các yếu tố chủ yếu, nổi bật ghi trong phiếu.

- HS thực hiện tham quan theo người hướng dẫn

- Sau khi tham quan xong, GV cho các nhóm tập trung trao đổi, thảo luận rà soát lại các nội dung, làm rõ những vấn đề còn thắc mắc và thống nhất nội dung (10 phút)

d. Báo cáo kết quả hoạt động tham quan

- Khu lưu niệm Cố Thủ tướng Phạm Văn Đông rất rộng rãi, thoáng mát, cảnh quan rộng nên GV cho HS báo cáo kết quả ngay tại khu lưu niệm này

- GV cho các nhóm báo cáo kết quả cuộc tham quan đã thu hoạch được về khu lưu niệm này

- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý

- GV cho các nhóm bày tỏ cảm xúc về hoạt động tham quan thực tế địa phương đ. Tổng kết tham quan

- GV nhận xét buổi tham quan về sự chuẩn bị, về tinh thần thái độ học tập và về kết quả đạt được thông qua phiếu ghi nội dung tham quan; nhắc nhở một số em chưa tập trung, còn nói chuyện khi người hướng dẫn thuyết minh, rút kinh nghiệm cho lần sau.

- Đánh giá kết quả tham quan và đánh giá NL THTNXHXQ bằng rubric

Những lưu ý khi tổ chức hoạt động tham quan thức tế địa phương

Khi GV xây dựng kế hoạch trải nghiệm, tổ chức hoạt động tham quan thực tế địa phương cho học sinh phải phù hợp, đảm bảo an toàn, khả thi về khoảng cách địa lý, sức khỏe học sinh khi tham gia các hoạt động.

Giáo viên cần tăng cường các biện pháp quản lý tốt học sinh khi tham gia hoạt động tham quan thực tế địa phương, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh.

Một phần của tài liệu Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong môn tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội xung quanh (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)