Tổ chức hoạt động thực hành trong dạy học Tự nhiên và xã hội lớp 3 để phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội - xung quanh

Một phần của tài liệu Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong môn tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội xung quanh (Trang 91 - 96)

CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU TỰ NHIÊN - XÃ HỘI XUNG QUANH

4.3. Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội - xung quanh cho học sinh

4.3.3. Tổ chức hoạt động thực hành trong dạy học Tự nhiên và xã hội lớp 3 để phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội - xung quanh

4.3.3.1. Ý nghĩa của hoạt động thực hành

- Hoạt động thực hành là hoạt động GV tổ chức cho HS được trực tiếp được thao tác, làm rõ kiến thức lý thuyết giáo viên vừa trình bày, hoặc vận dụng kiến thức đã học.

- Thông qua thực hành giúp hình thành cho HS một số kỹ năng và rèn luyện được các kĩ năng, khơi dậy trí tò mò, sự say mê khám phá, phát triển được các NL như NL nhận thức khoa học, NL THTNXHXQ,...tạo hứng thú học tập và làm cho hoạt động tư duy nhận thức tích cực hơn.

- Đồng thời qua thực hành tạo không khí học tập sôi nổi và mối quan hệ thân thiện giữa GV – HS, giữa HS – HS.

4.3.3.2. Cách thực hiện hoạt động thực hành

Tổ chức hoạt động thực hành được thực hiện qua các bước sau:

a. Xác định yêu cầu cần đạt của bài học

Xác định được yêu cầu cần đạt của bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và NL để GV biết nội dung bài học có những kiến thức, kỹ năng nào cần thiết tổ chức hoạt động thực hành cho HS. Bước này giúp GV xác định các nội dung và hình thức cho hoạt động thực hành

b. Lựa chọn nội dung và xác định mục tiêu của hoạt động thực hành

- GV nghiên cứu nội dung bài học để xem xét chọn các nội dung kiến thức cần thiết phải thực hành, xác định cách thức thực hành. Nội dung, cách thức thực hành

phải phù hợp đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của HS lớp 3. Hoạt động thực hành ở mức đơn giản, dễ hiểu, dễ thao tác, rèn luyện các kỹ năng cơ bản, tạo hứng thú học tập.

- GV cần xác định được mục tiêu của hoạt động thực hành: thông qua hoạt động thực hành giúp HS lĩnh hội được những kiến thức nào? Rèn luyện được những kĩ năng gì?

Phát triển những năng lực nào?

c. Lập kế hoạch cho học sinh thực hành

- GV cần lên kế hoạch để tổ chức cho HS thực hành: xác định thời gian thực hành lức nào: học xong kiến thức mới hay qua thực hành để chiếm lĩnh kiến thức mới

- Địa điểm tổ chức thực hành: trong lớp, phòng thực hành hay ngoài sân trường hay ở nhà.

- Hoạt động thực hành cho cá nhân hay nhóm, cách thức và tiến trình thực hiện.

- Các phương tiện, dụng cụ cần thiết để thực hành, GV chuẩn bị những gì? Phân công HS chuẩn bị những dụng cụ nào?

- Kết quả cuối cùng mà HS cần đạt được sau khi thực hành.

- Phương pháp và công cụ đánh giá hoạt động thực hành của HS.

d. Tổ chức cho học sinh thực hành

- Bước 1: GV nêu nhiệm vụ hoạt động thực hành + HS thực hành làm những gì?

+ Mục tiêu của hoạt động thực hành cần đạt được gì?

- Bước 2: Hướng dẫn HS cách thực hành: GV vừa mô tả vừa làm mẫu - Bước 3: Tổ chức cho HS thực hiện thực hành

+ Thực hành trên lớp: cho HS bố trí sắp xếp dụng cụ thực hành (nếu có) và tiến hành thực hiện

+ Ở nhà, hướng dẫn HS thực hiện ghi kết quả và báo cáo kết quả

+ GV quan sát, động viên, khích lệ. GV chỉ hỗ trợ khi cần thiết còn việc thao tác phải để HS tự trải nghiệm và rút ra những bài học cho riêng mình.

- Bước 4: Các nhóm báo cáo cách tiến hành và kết quả thực hành đ. Đánh giá hoạt động thực hành

- GV nhận xét hoạt động thực hành qua quan sát, thao tác và kết quả,sản phẩm - Đánh giá: qua kết quả và rubric xây dựng

- GV bổ sung hoặc chỉnh sửa những sai xót trong thao tác thực hành của cá nhân hay các nhóm mắc phải để HS khắc phục.

4.3.3.3. Ví dụ minh họa (các bài ví dụ minh họa được lấy trong bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3)

Bài 7: Giữ an toàn và vệ sinh ở trường (SGK – TNXH lớp 3, trang 30-33) a. Xác định yêu cầu cần đạt của bài học

- HS biết thực hành khảo sát và đánh giá về sự an toàn trong khuôn viên nhà trường hoặc khu vực xung quanh trường như:

+ Biết lập kế hoạch khảo sát

+ Biết khảo sát các yếu tố liên quan đến an toàn như: sân chơi, trần nhà, tường rào, bãi tập.

+ Biết viết báo cáo trình bày kết quả và đưa ra những đề xuất

- HS có ý thức trách nhiệm và thực hiện được một số công việc để giữ vệ sinh trường học.

- Phát triển phẩm chất trách nhiệm và NL THTNXHXQ: tìm hiểu để biết được vấn đề đảm bảo an toàn ở một số khu vực trong trường học như sân chơi, trần nhà, tường rào, bãi tập; có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh và an toàn ở trường học.

b. Lựa chọn nội dung, phương pháp thực hành và mục tiêu của thực hành - Nội dung thực hành:

1, Khảo sát về sự an toàn trong khuôn viên trường học 2, Thực hiện vệ sinh lớp học

- Phương pháp thực hành: khảo sát thực tế và lao động vệ sinh - Mục tiêu thực hành:

+ HS biết cách khảo sát và đánh giá một đối tượng về an toàn trong trường học + HS biết được ý nghĩa của việc giữ vệ sinh trường học (từ lớp học đến sân trường) và những việc làm để giữ gìn vệ sinh trường học

+ Rèn luyện được các kỹ năng: quan sát thực tế, ghi chép, thao tác vệ sinh lớp học

c. Lập kế hoạch cho học sinh thực hành

- Bài học được thực hiện trong 3 tiết: GV tổ chức 3 hoạt động

+ 2 hoạt động thực hành: hoạt động 1: khảo sát an toàn và vệ sinh trong trường (1 tiết); hoạt động 2: làm một số việc để vệ sinh trường học (1 tiết)

+ Hoạt động 3: báo cáo kết quả thực hành khảo sát và vệ sinh trường học (1 tiết) - Các phương tiện, dụng cụ cần thiết để thực hành: Sau bài học 6, GV nêu yêu cầu và nhiệm vụ thực hành của bài 7, phân chia cho các tổ HS chuẩn bị các dụng cụ cần thiết:

+ Cá nhân chuẩn bị sổ ghi chép, găng tay, khẩu trang

+ Các tổ chuản bị: mỗi tổ 4 chổi quét, 2 gơ hót rác, 3 khăn lau, 3 xô nhựa nhỏ đựng nước (hoặc chậu nhựa nhỏ đựng nước)

- Xác định các hoạt động thực hành là hoạt động theo nhóm, theo tổ

- Kết quả cuối cùng mà HS cần đạt được sau khi thực hành: Bảng kết quả khảo sát về an toàn và vệ sinh trường học, kết quả vệ sinh trường học

- Phương pháp, công cụ đánh giá: bảng kết quả thực hành, rubric đánh giá NL THTNXHXQ

đ. Tổ chức cho học sinh thực hành - Bước 1: GV nêu nhiệm vụ thực hành:

1, Khảo sát an tòan và vệ sinh trường học 2, Thực hành vệ sinh lớp học và sân trường - Bước 2: GV hướng dẫn hoạt động thực hành

Hoạt động 1: Khảo sát an toàn và vệ sinh trường học + Chia lớp thành 3 nhóm để khảo sát

Nhóm 1: Khảo sát khu vực phòng học: quan sát xem bàn ghế, cửa sổ, trần nhà, cầu thang, hành lang,… có đảm bảo an toàn không?

Nhóm 2: Khảo sát khu vực sân chơi, bãi tập thể dục, dụng cụ thể dục thể thao Nhóm 3: Các khu vệ sinh nam, nữ

+ Các nhóm quan sát, ghi chép và trao đổi thảo luận để hoàn thành vào các phiếu khảo sát sau:

PHIẾU KHẢO SÁT NHÓM 1

Địa điểm Đồ vật Hiện trạng Đề xuất

An toàn Vệ sinh Khu lớp học

Khu cầu thang

PHIẾU KHẢO SÁT NHÓM 2

Địa điểm Đồ vật Hiện trạng Đề xuất

An toàn Vệ sinh Khu sân chơi

Khu bãi tập Dụng cụ TDTT

PHIẾU KHẢO SÁT NHÓM 3

Địa điểm Đồ vật Hiện trạng Đề xuất

An toàn Vệ sinh Phòng vệ sinh

Sàn nhà vệ sinh Nước

Hoạt động 2: Thực hành vệ sinh lớp học và sân trường + 3 nhóm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ở tiết học thứ 2

Nhóm 1: thực hiện lau sạch bàn ghế và xếp gọn gàng ngay ngắn trong lớp Nhóm 2: thực hiện quét sạch lớp và hành lang lớp học

Nhóm 3: Nhặt rác khu vục sân trường

+ Các nhóm nhận nhiệm vụ lấy dụng cụ đã chuẩn bị - Bước 3: Thực hiện thực hành

+ Các nhóm thực hiện làm các công việc vệ sinh lớp học, sân trường như đã phân công và hướng dẫn

+ GV quan sát và chỉ hỗ trợ khi cần thiết, hoặc có những tình huống nguy hiểm, không an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (té, trơn, trượt,…)

- Bước 4: Báo cáo kết quả thực hành

Hoạt động 3: Báo cáo kết quả khảo sát an toàn và vệ sinh trường học Sau khi kết thúc 2 hoạt động thực hành, GV tiến hành cho các nhóm báo cáo:

+ Các nhóm báo cáo kết quả khảo sát về an toàn và vệ sinh trường học, trình bày trên phiếu khảo sát đã quan sát, ghi chép và thống nhất

+ Các nhóm báo cáo kết quả thực hành vệ sinh lớp học và sân trường + GV cho các nhóm bày tỏ cảm xúc về hoạt động thực hành

đ. Đánh giá hoạt động thực hành

- GV nhận xét về tinh thần thái độ tham gia của các nhóm

- Đánh giá dựa vào kết quả khảo sát, kết quả hoạt động vệ sinh và đánh giá NL THTNXHXQ theo rubric đã xây dựng

- Chuẩn kiến thức bài học cho HS:

+ Giữ an toàn, vệ sinh trường học để phòng tránh rủi ro, bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe cho HS, giúp các em học tập tốt

+ HS cần có ý thức và thường xuyên tham gia những việc làm góp phần giữ an toàn và vệ sinh ở trường học, thể hiện tình cảm yêu mến ngôi trường của mình

4.3.3.4. Những lưu ý khi tổ chức hoạt động thực hành cho học sinh

- Tổ chức hoạt động thực hành trong dạy học TNXH đối với HS lớp 3 chỉ nên dừng ở mức độ để cho HS được thao tác trực tiếp trên các đối tượng cụ thể ở môi trường xung quanh, nhằm cho HS tự chiếm lĩnh được nội dung bài học, rèn luyện một số thao tác về tư duy và thao tác vận động chân tay.

- HS thực hành cần phải có phiếu học tập, hướng dẫn để hỗ trợ việc ghi nhớ nếu quy trình thực hành nhiều bước.

- HS lớp 3, tuy đã lớn hơn, nhưng khi thực hành vẫn còn nhiều lúng túng trong thao tác, trong phân công thực hiện giữa các thành viên trong nhóm, nên rất cần GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong môn tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội xung quanh (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)