CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN TRẠM BIẾN ÁP TRUYỀN TẢI
2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LƯỚI ĐIỆN NĂM 2009 CỦA NPT
2.4.1. Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng
Công tác xin giao đất, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, phức tạp trong quá trình thực hiện dự án, bởi nó tác động trực tiếp đến quyền lợi vật chất và tinh thần của các chủ tài sản bị ảnh hưởng do việc phải di dời nhà cửa đi nơi khác, đồng thời phải làm nhiều thủ tục qua nhiều cơ quan xét duyệt nên thường xảy ra vướng mắc làm chậm tiến độ xây dựng công trình vì vậy nó cũng quyết định đến tiến trình thực hiện một dự án. Hiện nay công tác này là một trong những vấn đề gặp khó khăn nhiều nhất làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình trong các dự án lưới truyền tải.
a. Công tác xin giao đất
Khi triển khai công tác xin giao đất xây dựng công trình trạm biến áp thường gặp các vướng mắc, khó khăn sau :
− Các đơn vị tư vấn xây dựng điện thường bỏ qua khâu xin chứng chỉ quy hoạch mặt bằng xây dựng trạm biến áp. Việc thiết kế thường chỉ dựa vào văn bản chấp thuận của UBND các tỉnh về vị trí, địa điểm để khảo sát. Vì thế khi triển khai lập hồ sơ xin giao đất Ban QLDA phải thực hiện việc xin chứng chỉ quy hoạch mặt bằng trạm biến áp. Công việc này thường kéo dài khoảng từ 3 đến 5 tháng. Có những công trình không đáp ứng quy hoạch của địa phương phải điều chỉnh lại thiết kế.
− Trong giai đoạn lập qui hoạch xây dựng nói chung và qui hoạch điện nói riêng, việc vạch vị trí các trạm biến áp mới chỉ chỉ mang tính định hướng.
Đối với vấn đề này, khi thực hiện các bước tiếp theo ở những khu vực nông thôn miền núi đất rộng, có thể có nhiều phương án để lựa chọn. Riêng đối với các đô thị, nội thị, ngay trong giai đoạn lập qui hoạch, do không có bước khảo sát lập qui hoạch chi tiết mà hiện chỉ vạch vị trí trạm sơ bộ trên bản đồ nên tính khả thi còn thấp. Sau khi các đề án qui hoạch điện được duyệt, địa phương lại chưa kịp thời dành quĩ đất cần thiết cho các công trình điện. Đến giai đoạn lập dự án, khi cơ quan tư vấn làm việc với địa phương xin thoả thuận địa điểm thì không tìm được địa điểm thích hợp do các qui hoạch chi tiết khác đã được duyệt không dành đất xây dựng công trình điện.
− Quĩ đất liên vùng để tạo hành lang xây dựng lưới điện truyền tải hết sức hạn hẹp, thường thay đổi theo điều chỉnh qui hoạch chung và không có độ dự phòng phát triển dài hạn theo tổng sơ đồ và các qui hoạch cải tạo phát triển điện lực tỉnh, thành phố được duyệt.
− Quá trình các bên liên quan thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính pháp lý thoả thuận tuyến đường dây, địa điểm trạm như qui trình đo đạc, thoả thuận chỉ giới đỏ, thoả thuận vị trí cột, hành lang tuyến... kéo dài. Nhiều qui định đo đạc, khảo sát của thành phố tỉnh, không tương thích với qui trình
khảo sát chuyên ngành điện (như thành phố Hà Nội đòi hỏi phải lập khảo sát đo đạc tỷ lệ 1/500), gây phát sinh kinh phí vượt kinh phí cho phép của dự án.
− Đối với lưới điện truyền tải mang đặc thù là các công trình qui hoạch xây dựng liên tỉnh, nhưng việc phối hợp ủng hộ xây dựng công trình giữa các địa phương chưa rõ ràng. Ví dụ: Có quan điểm cho rằng trạm biến áp đặt ở Hà Nội, cấp điện cho Hà Nội thì đường dây điện phải đi trên đất Hà Nội. Đây cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho đơn vị tư vấn khi đi làm việc với địa phương lựa chọn thoả thuận tuyến đường dây. Ngược lại, khi trạm biến áp đặt ở tỉnh lân cận Hà Nội, nếu phải cấp nguồn từ Hà Nội sẽ không được Hà Nội ủng hộ.
− Việc áp dụng thực hiện các qui định, qui chuẩn mới ban hành của Nhà nước qui định cho hệ thống truyền tải điện từ 220kV trở lên đi trong nội ngoại đô thị gặp nhiều khó khăn. Tiến trình ngầm hoá lưới điện 110-220kV không bắt kịp theo sự phát triển chóng mặt của qui hoạch đô thị.
− Thời gian kể từ khi được UBND các tỉnh thỏa thuận địa điểm mặt bằng trạm, hướng tuyến đường dây đến khi có quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật, Tổng dự toán của công trình thường kéo dài trong khoảng từ 2 năm trở lên.
Nên khi triển khai thực hiện công tác xin thu hồi đât, giao đất xây dựng công trình thường gặp phải việc điều chỉnh tuyến đường dây, mặt bằng trạm do trùng với quy hoạch của địa phương.
Từ những vướng mắc, khó khăn trên dẫn đến làm chậm tiến độ của dự án hoặc có khi phải thay đổi cả dự án.
Ví dụ như dự án TBA-220kV Thành Công ban đầu vị trí được lựa chọn là tại mương Hào Nam – Yên Lãng – quận Đồng Đa dựa trên cơ sở giới thiệu địa điểm xây dựng trạm 220kV Thành Công của Sở quy hoạch kiến trúc – Thành phố Hà Nội theo công văn 480/QHKT – P2 ngày 27/11/2002 và đã được ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chấp thuận tại văn bản số 357/UB-XDĐT. Căn cứ trên các văn bản pháp lý trên, Báo cáo nghiên cứu khả thi trạm biến áp 220kV Thành Công và tổng mức đầu tư được phê duyệt. Khi triển khai dự án, Ban QLDA gửi công văn đến
công ty TNHH Hồ Tây để thông báo địa điểm xây dựng trạm 220kV Thành Công thì khi nhận được phúc đáp mới biết khu đất dự kiến xây dựng trạm 220kV Thành Công là khu đất sở hữu của Đảng Cộng sản Việt Nam theo quyết định 248- QĐ/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ. EVN đã có công văn gửi Ban Tài chính – Quản trị Trung ương về việc địa điểm xây dựng TBA-220kV Thành Công, trong đó trình bày căn cứ pháp lý về quy hoạch, sự cần thiết, quá trình thực hiện dự án và đề nghị xem xét, thống nhất với quy hoạch chung và phối hợp với EVN giải quyết các thủ tục giải phóng mặt bằng của công trình, sau đó trong công văn phúc đáp ban Tài chính – Quàn trị Trung ương đã có kế hoạch sử dụng khu đất đó vào việc tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng và các cơ quan trực thuộc, yêu cầu EVN làm việc với các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội để lựa chọn địa điểm TBA- 220kV Thành Công.
Để khắc phục những khó khăn trên, một mặt EVN mà đại diện là Ban QLDA Điện miền Bắc vấn tích cực làm việc với Sở quy hoạch Kiến trúc TP Hà Nội để tìm ra vị trí thay thế , mặt khác giao cho cơ quan Tư vấn nghiên cứu phương pháp ghép trạm 220 kV Thành Công vào trạm biến áp 110kV Thành Công(sau khi cải tạo nâng cấp) vào trong khuôn viên trạm biến áp 110kV Thành Công hiện có. Vì vậy tiến độ ban đầu là tháng 6/2006 đóng điện trạm biến áp 220kV Thành Công để đảm bảo cấp điện cho thành phố Hà Nội nhưng đến nay qua rất nhiều thay đổi trong việc ghép 2 dự án làm một mà tính đến thời điểm này trạm biến áp 220kV Thành Công vẫn chưa thể đóng điện.
Như vậy vướng mắc từ công tác xin giao đất mà phải thay đổi cả dự án, làm chậm tiến độ, công tác tư vấn thiết kế thay đổi, các công nghệ được sử dụng cũng thay đổi, trượt giá, từ đó phát sinh chi phí và làm tổng mức đầu tư của dự án thay đổi theo.
b. Công tác thực hiện đền bù
Dưới đây là các vướng mắc, nguyên nhân trong quá trình thực hiện đền bù làm ảnh hướng đến tiến độ dự án trạm biến áp lưới truyền tải:
− Đơn giá đền bù đất đai của khu đất bị giải toả chưa theo cơ chế thị trường, chưa phân biệt giá đất đai giành cho công trình công cộng và đất đai giành cho công trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Giá đất đền bù thường có xu hướng thấp hơn giá đất thị trường tại thời điểm giải phón mặt bằng dẫn đến búc xúc trong người dân bị thu hồi đất.
− Việc quy định hạn mức đất ở cũng gây nên sự thắc mắc của một hộ dân do diện tích mảnh đất đang ở họ đã sử dụng lâu đời và có diện tích lớn hơn rất nhiều so với hạn mức đất ở được các tỉnh quy định.
− Phần lớn cán bộ của các huyện tham gia Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng kiêm nhiệm, nên họ không thể dành toàn bộ thời gian trong giờ làm việc để tham gia công tác kiểm kê tài sản, lập phương án bồi thường. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
− Kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Phần lớn các Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng phản ánh kinh phí hoạt động được trích theo quy định không đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Ở hầu hết các Hội đồng Ban QLDA thường phải chi thêm kinh phí cho việc thực hiện công tác kiểm kê tài sản, lập phương án bồi thường.
− Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng nhiều công trình tăng gấp đôi so với dự toán được duyệt nhưng vẫn không giải quyết được. Mặt khác các công trình mới đóng điện vận hành trong thời gian qua cũng đang phải tiếp tục giải quyết những vấn đề phát sinh do đồng bào còn những vấn đề chưa hiểu dẫn tới lo ngại về ảnh hưởng điện từ trường.
− Việc kiểm định tài sản cần giải toả và nhận các giấy tờ pháp lý liên quan các Ban QLDA cũng gặp rất nhiều khó khăn. Sự phối, kết hợp trong công việc của cán bộ đền bù các Ban quản lý dự án và cán bộ của các đơn vị tư vấn lập hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng chưa chặt chẽ, kịp thời. Từ khi đơn vị lập dự án đầu tư trình duyệt đến khi có quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật để triển khai dự án thường khá dài (2-3 năm), trong khoảng thời gian này các hộ dân vẫn có quyền xây dựng, cơi nới, trồng trọt cây cối trên diện tích đất hợp pháp gia đình quản lý, nên khi triển khai kê kiểm tài sản bị ảnh hưởng của các hộ dân sẽ phát sinh thêm một số tài sản phải đền bù, có thể sẽ không còn một số tài sản mang tính kém bền (như chòi tranh, chuồng tại tạm …) mà thay vào đó là những tài sản có giá trị cao hơn. Ngoài ra, do khâu giải phóng mặt bằng thực hiện thiếu sự kiên quyết và tiến độ giải phóng còn triển khai chậm, rất nhiều hộ dân đã nắm được trước quy hoạch khu đất của mình bị giải toả nên đã tách mảnh đất từ một chủ sở hữu thành 3, 4 thậm chí có hộ tách thành 6 chủ sở hữu để khi được chuyển đến nơi tái định cư mới họ sẽ có được thành từng đó hộ. Do đó, nhiều dự án khi lập dự án đầu tư tiền đền bù giải phóng mặt bằng chỉ bằng một phần ba giá trị lúc thực hiện công tác giải phóng.
− Mặt khác, công tác quản lý đất đai, quản lý xây dựng, quản lý nhân khẩu … tại các địa phương chưa chặt chẽ và không đồng bộ. Trên thực tế có những trường hợp đất do dân thực sự sử dụng lớn hơn hay nhỏ hơn diện tích đất được giao theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà mua bán/cho nhượng chỉ bằng giấy viết tay … Để có cơ sở tính đền bù, hỗ trợ theo quy định, Hội đồng đền bù và Ban QLDA phải mất rất nhiều thời gian và nhiều công sức hướng dẫn nhân dân hoàn tất thủ tục, làm kéo dài công tác đền bù giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng đến tiến độ công trình.
Bảng 2.6 dưới đây tổng hợp một số các vướng mắc, nguyên nhân cơ bản khi thực hiện công tác đền bù giải phóng
Bảng 2.6: Các vướng mắc và nguyên nhân trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng Mức độ tác động
TT Các vướng mắc thường gặp
Mức độ xuất hiện
(dự án) Tiến độ Chi phí
Nguyên nhân của các vướng mắc
1 Chậm giải phóng mặt bằng
82/102 (>80%)
Chậm 4 tháng – >
1 năm
Tăng 400trđ -
>1tỷđ
2
Quy định và khung pháp lý cho di dời dân, giải phóng mặt bằng thiếu và không
rõ ràng
65/102 (>64%)
Chậm 3 tháng – >
1 năm
Tăng 300trđ -
>1tỷđ
3
Chi phí giải phóng mặt bằng quá lớn,
vượt quá dự toán
51/102 (50%)
Chậm 1 tháng – >
1 năm
Tăng 200trđ -
>1tỷđ 4
Vướng các công trình hạ tầng kỹ
thuật khác
77/102 (>75%)
Chậm 6 tháng – >
1 năm
Tăng 100trđ -
>1tỷđ
5
Liên quan tới quá nhiều cơ quan, cấp
công quyền
102/102
Chậm 2 tháng – >
1 năm
Tăng 10trđ -
<300trđ
7
Xung đột với người dân sống xung quanh công trình
37/102 (>36%)
Chậm 1 tháng – >
1 năm
Tăng 10trđ -
<200trđ
8 Tái chiếm đất sau giải toả
35/102 (>34%)
Chậm 1 tháng – >
1 năm
Tăng 10trđ -
<200trđ
- Không công khai các thông tin về quy hoạch, triển khai dự án và chi phí đền bù.
- Đền bù di dời, phương án tái định cư và ổn định cuộc sống mới chưa đủ thuyết phục người dân.
- Các cấp chính quyền liên quan không hỗ trợ toàn diện cho việc giải phóng mặt bằng di dời dân.
- Các cấp chính quyền gây khó khăn trong việc thẩm định hồ sơ, cấp phép xây dựng.
- Ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết (mưa, lũ…) và tác động của con người tới tiến độ công trình.
- Sự chây ỳ và coi thường pháp luật của người dân trong quá trình di dời sau giải toả.
Nguồn: Ban QLDA các công trình Điện miền Bắc
Điển hình như Trạm biến áp 500kV Quảng Ninh có diện tích chiếm đất lớn 159.400m2, Ban QLDA Điện miền Bắc đã phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ninh thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng. Các hộ dân thuộc khu vực bị giải phóng do nhà đang ở ổn định nên không muốn di chuyển đi nơi khác. Thời gian đầu, tất cả các hộ dân đều cản trở không cho các cán bộ của hội đồng giải phóng mặt bằng vào đo diện tích, tính tài sản trên đất. Hội đồng giải phóng mặt bằng phải xin thành phố khu đất tái định cư cho các hộ dân đến ở khu thuộc địa phận xã Thống Nhất. Ban QLDA phải mất rất nhiều lần phối hợp cùng UBND Quận, huyện đến từng hộ dân vận động di dời. Sau hơn một năm kiên quyết yêu cầu các hộ dân đã nhất trí bàn giao lại mặt bằng để đến khu ở mới bởi vì khi đó họ biết có cố ở lại cũng sẽ bị cưỡng chế và khu đất ở mới cũng có giá trị tương đương. Như vậy, sau hơn một năm mới làm xong được các thủ tục để Nhà nước thu hồi và giao diện tích đó cho Ban QLDA xây dựng công trình làm cho dự án chậm tiến độ.