Phân tích tình hình quản lý dự án đầu tư trong công tác lựa chọn nhà thầu và thi công xây dựng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thực hiện các dự án trạm biến áp truyền tải (Trang 67 - 75)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN TRẠM BIẾN ÁP TRUYỀN TẢI

2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LƯỚI ĐIỆN NĂM 2009 CỦA NPT

2.4.3. Phân tích tình hình quản lý dự án đầu tư trong công tác lựa chọn nhà thầu và thi công xây dựng

2.4.3.1. Công tác lựa chọn nhà thầu

Trên cơ sở Luật đấu thầu và các Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu, Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia cũng đã nghiên cứu xây dựng các quy trình đấu thầu, mẫu biểu để áp dụng thống nhất trong phạm vi mình quản lý. Việc lựa chọn nhà thầu có năng lực, và chất lượng thiết bị tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ dự án. Tuy nhiên, quá trình triển khai lựa chọn nhà thầu trong các Ban QLDA vẫn còn một số hạn chế dẫn đến chất lượng, tiến độ và hiệu quả của dự án không cao, cụ thể:

Công tác chuẩn bị đấu thầu chưa tốt, chất lượng HSMT chưa được nâng cao, một số điểm chưa rõ ràng trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu chưa được đưa vào trong thương thảo hợp đồng trên cơ sở bảo vệ quyền lợi bên A.

Một số hồ sơ mời thầu thiếu tính chặt chẽ từ khâu chuẩn bị hồ sơ thầu bao gồm công tác khảo sát, thiết kế, bóc tách khối lượng ... dẫn đến trong quá trình thực hiện hợp đồng phải thay đổi thiết kế, phát sinh khối lượng kéo dài tiến độ thi công, ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thay đổi giá hợp đồng. Ví dụ như khi đấu thầu thi công xây lắp Trạm biến áp 220kV Vân Trì thì tiên lượng của hồ sơ dự thầu của các nhà thầu khác so với tiên lượng theo hồ sơ mời thầu. Khi đó tổ xét thầu phải mất nhiều thời gian kiểm tra lại khối lượng, do trong tổng dự toán đơn vị thiết kế tính thiếu hạng mục nhà quản lý vận hành và nghỉ ca, khâu thẩm định cũng không phát hiện ra nên khối lượng của hồ sơ mời thầu lấy từ khối lượng của tổng dự toán đã bị thiếu hạng mục đó. Sau khi kiểm tra lại thì giá của nhà thầu dự thầu tính đúng, tính đủ theo quy định và có dự thầu thấp nhất mà vẫn cao hơn giá gói thầu đã được

phê duyệt, mà theo quy định của Luật đấu thầu thì giá trúng thầu không được vượt quá giá gói thầu được phê duyệt. Do đó, Ban QLDA phải trình để Tập đoàn phê duyệt hiệu chỉnh lại tổng dự toán cũng như giá trị gói thầu trong kế hoạch đấu thầu và sau hơn 1 tháng thì mới lựa chọn được nhà thầu trúng thầu.

Việc lựa chọn các nhà thầu theo tiêu chí đạt và có giá đánh giá thấp nhất thì có thuận lợi sẽ chọn nhà thầu trúng thầu với giá thấp, tuy nhiên chất lượng thiết bị và năng lực nhà thầu không phải là tốt nhất. Chính vì thế, quá trình thực thi hợp đồng thường xử lý nhiều vấn đề phát sinh, gây chậm trễ trong việc thực thi dự án.

Thực tế xây dựng những năm vừa qua cho thấy rất nhiều nhà thầu bỏ giá rẻ, thậm chí chỉ đạt 60% giá trị gói thầu theo kế hoạch gây nên tình trạng phá giá trong xây dựng, đây là một sự cạnh tranh không lành mạnh. Một số nhà thầu do không tính toán kỹ về biện pháp thi công hoặc do nhà thầu đang không có việc làm nên họ đã đưa ra giá dự thầu thấp hơn giá được phê duyệt rất nhiều với mục đích được trúng thầu. Đến khi thi công nhà thầu mới phát hiện ra không thể làm nổi hoặc càng làm càng lỗ hoặc không có đủ năng lực, phương tiện kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu thậm chí sẵn sàng chịu phạt vì đơn phương chấm dứt hợp đồng làm cho chủ đầu tư lại phải tổ chức đấu thầu lại những công việc chưa làm nên dự án bị kéo dài, chất lượng không đồng bộ làm tốn kém tiền của.

Một số gói thầu xây lắp, đấu thầu thường bị kéo dài so với kế hoạch, hầu hết các gói thầu từ thời gian lập hồ sơ mời thầu đến khi có kết quả đấu thầu vượt kế hoạch thông thường từ 1 đến 2 tháng. Nguyên nhân chủ yếu do chưa kiểm tra kỹ từ khi chuẩn bị đấu thầu đến quá trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu, xét thầu nên phải điều chỉnh và thẩm định kết quả đấu thầu kéo dài vì phải xử lý các tình huống trong đấu thầu.

Công tác lựa chọn nhà thầu là công tác nhạy cảm và có nhiều tiêu cực, và Bảng 2.8 dưới đây tổng hợp một số các vướng mắc, nguyên nhân cơ bản trong công tác đấu thầu.

Bảng 2.8: Các vướng mắc và nguyên nhân trong công tác đấu thầu Mức độ tác động

TT Các vướng mắc thường gặp

Mức độ xuất hiện

(dự án) Tiến độ Chi phí

Nguyên nhân của các vướng mắc

1

Qúa nhiều nhà thầu tham gia gây khó khăn cho chọn thầu

63/102 (63%)

Chậm 1tháng – 3tháng

Tăng 200trđ -

>1tỷđ

2 Gía bỏ thầu quá thấp

57/102 (>55%)

Chậm 4tháng –

>1năm

Tăng 300trđ -

>1tỷđ

3

Liên kết giữa các nhà thầu để tạo ưu tiên cho một nhà thầu

55/102 (>54%)

Chậm 1tháng – 3tháng

4 Nhà thầu không đủ năng lực

15/102 (>15%)

Chậm 3tháng –

>1năm

Tăng 300trđ – 1tỷđ

5

Không có cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu

17/102 (>16%)

Chậm 3tháng –

>1năm

7 Hồ sơ thầu không rõ ràng

15/102 (15%)

Chậm 3tháng –

>1năm

8 Yêu cầu đấu thầu quá cao

2/102 (>19%)

Chậm 2tháng –

>1năm

- Các nhà thầu cố gắng thắng thầu bằng mọi giá, dẫu rằng nhiều khi năng lực không đảm bảo yêu cầu.

- Nhà thầu năng lực hạn chế, không vượt qua được yêu cầu sơ tuyển tối thiểu.

- Có các tiêu cực trước, trong và sau khi đấu thầu đặc biệt là hình thức liên kết mờ ám giữa một nhóm các nhà thầu

Nguồn: Ban Quản lý dự án Điện miền Bắc

2.4.3.2. Công tác thi công xây dựng công trình

Đây là công tác quan trọng nhất để thực hiện dự án, chiếm một thời gian dài nhất trong toàn bộ chu trình quản lý dự án và điều quan trọng hơn là quyết định chất lượng công trình xây dựng, thời hạn xây dựng theo kế hoạch.

Trong quá trình thi công quản lý chất lượng công trình xây dựng có vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu như các quá trình quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thiết kế hoặc đấu thầu là gián tiếp thì quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công xây lắp là trực tiếp, nó quyết định phần lớn chất lượng công trình xây dựng.

Việc chọn đơn vị thi công xây lắp chủ yếu thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước (trừ các công trình chống quá tải yêu cầu cấp bách về tiến độ và một số công trình đặc biệt khác).

Thực tế các dự án điện hiện nay chủ yếu do các nhà thầu xây lắp trong nước đảm nhiệm. Việc chọn đơn vị thi công xây lắp phần lớn thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước. Do áp lực cạnh tranh về việc làm nên có một số gói thầu nhà thầu bỏ giá rất thấp (giảm 30-40%) so với giá trị thực của gói thầu, khi trúng thầu và thực hiện hợp đồng, các nhà thầu này không đủ lực để hoàn thành hợp đồng theo đúng tiến độ dẫn đến thi công chậm trễ kéo dài và kém chất lượng. Ngoài ra, cũng còn một số nguyên nhân khác như một số công trình có hiện tượng nhà thầu chính giao quá phần việc theo qui định cho nhà thầu phụ khi chưa được sự thống nhất của Ban quản lý dự án.

Các dự án trạm biến áp hiện nay đều do các nhà thầu xây lắp trong nước đảm nhiệm có năng lực, nhiều kinh nghiệm như các Công ty cổ phần xây lắp điện 1;

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây lắp điện 2, 4; Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam; Công ty Lắp máy thuộc Tổng Công ty lắp máy Việt Nam; Công ty Sông Đà 7, 9, 11 thuộc Tổng Công ty Sông Đà. Nhìn chung công tác thi công của các đơn vị xây lắp đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Tuy nhiên cũng còn nhiều dự án thi công chậm và chất lượng chưa cao, do

nguyên nhân khách quan và chủ quan chủ yếu như:

- Chất lượng, trình độ của các nhà thầu thi công:

Nhà thầu thi công không tuân thủ đúng các yêu cầu của hồ sơ thiết kế, việc tổ chức bố trí tiến độ không hợp lý. Các loại máy móc, thiết bị vật tư cung cấp vào công trình không đúng chủng loại, công suất…Nhầu thầu không đủ máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ việc thi công. Việc nghiên cứu bố trí, tính toán tiến độ thi công không hợp lý, không phù hợp với yêu cầu của công trình.

Các nhà thầu thi công do phải thi công nhiều công trình lưới điện cùng một thời điểm nên lực lượng thi công của các nhà thầu bị dàn trải, thiếu cán bộ chủ chốt và công nhân lành nghề, điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đã cam kết.

Do số lượng dự án nhiều, khối lượng công việc lớn nên khả năng đáp ứng theo yêu cầu của chủ đầu tư về nhân lực, máy móc thiết bị, về tiến độ là hết sức khó khăn, ví dụ như Công ty Cổ phần xây lắp điện 1 đang tham gia xây dựng 06 dự án đường dây và trạm điện; Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam cũng đang triển khai thi công 07 dự án từ lưới 220kV – 500kV.

Việc các Công ty mẹ trúng thầu sau đó giao khoán lại cho xí nghiệp, đội thi công hoặc giao cho thầu phụ thực hiện xây lắp công trình nhưng các khoản tiền tạm ứng, thanh toán Công ty mẹ nhận lại không cấp đủ và kịp thời cho đơn vị thi công cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ công trình.

- Chất lượng của công tác thiết kế:

Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công do tư vấn lập chưa hoàn chỉnh và sai khác so với thực tế nên phải xử lý, hiệu chỉnh nhiều lần.

- Chất lượng của vật tư thiết bị:

Nếu vật tư thiết bị bị hỏng hóc phải xử lý, thay thế thì trong quá trình thi công việc xử lý vật tư thiết bị hư hỏng, không đạt chất lượng chủ đầu tư thường bị động do các sai sót này chỉ phát hiện sau khi lắp đặt và thí nghiệm. Đến giai đoạn thí nghiệm, hiệu chỉnh công trình đã đi vào giai đoạn cuối và hầu như không có thời gian để xử lý. Việc xử lý các tồn tại này hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung

cấp, Các hư hỏng, sai sót trong giai đoạn này được chia thành hai dạng: Hư hỏng thiết bị; Sai sót, thừa thiếu vật tư do thiết kế.

Việc xử lý thay thế, bổ sung vật tư thiết bị trong giai đoạn này thường bị kéo dài do các thiết bị trạm đều là các hàng hóa đặc chủng, sản xuất theo đơn đặt hàng và không thông dụng trên thị trường. Hơn nữa việc gửi hàng hóa để thay thế hoặc đưa về xưởng của nhà sản xuất để bảo dưỡng, sửa chữa cũng mất nhiều thời gian.

Để đảm bảo tiến độ dóng điện các công trình, các Ban QLDA hoặc nhà cấp hàng phải điều động, vay mượn vật tư thiết bị từ các công trình khác. Nhiều trường hợp hư hỏng các thiết bị chính như máy biến áp, dao cách ly, TU, TI … việc xử lý kéo dài cả năm do nhà cấp hàng hoặc các Ban QLDA phải đặt hàng mua lại các thiết bị mới (tài chính do nhà thầu chịu) hoặc phải bảo hành sửa chữa thiết bị này.

- Các qui phạm, qui định còn thiếu tính thống nhất:

Qui phạm trang bị điện mặc dù có sự hiệu chỉnh sửa đổi mới đây nhưng vẫn chưa mang tính thống nhất với các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành.

Hiện có nhiều qui định, nghị định trong quản lý chất lượng công trình lại chưa mang tính thông nhất, chồng chéo.

Bản thân nội bộ ngành điện cũng chỉ có hướng dẫn cho công tác quản lý chất lượng nghiệm thu đường dây và có quá nhiều biểu mẫu trong khi nghị định 209/2004/NĐ-CP đã có hướng dẫn. Trong khi đó đối với phần trạm biến áp hầu như không có hướng dẫn nào cụ thể.

- Lực lượng tư vấn giám sát công trình còn mỏng, yếu và chưa thực sự làm tốt trách nhiệm của mình:

Trong một số dự án công tác này thực hiện còn mang tính hình thức chưa mang lại hiệu quả cao. Có trường hợp cán bộ giám sát đã ký biên bản chuyển bước thi công và nghiệm thu, nhưng sau khi cán bộ Ban QLDA kiểm tra thì phát hiện sai sót, phải xử lý mất nhiều thời gian và rất tốn kém.

Công tác quản lý các đơn vị tư vấn giám sát của các Ban QLDA thường được giao cho phòng Quản lý chất lượng xây lắp đảm nhiệm. Do số lượng các cán bộ kỹ thuật của các Ban quá mỏng mà khối lượng công việc thì quá nhiều nên cán

bộ kỹ thuật của Ban thường chỉ kiểm tra khi thực hiện các công tác nghiệm thu quan trọng mà không giám sát được hết tất cả các khâu trong quá trình thi công. Tình trạng vừa giám sát công trình này lại vừa tham gia thực hiện giám sát các công trình khác đang diễn ra phổ biến. Các công ty sau khi ký kết hợp đồng thường chỉ bố trí số lượng cán bộ có hạn, chỉ cử hai đến ba kỹ sư xây dựng xuống thay phiên nhau giám sát trong khi một dự án điện ngoài phần xây dựng ra còn có cả lắp đặt điện, thông tin nên cán bộ giám sát không nắm bắt được hết các phần công việc dẫn đến chất lượng của một số hạng mục công trình chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Trên thực tế các Ban QLDA nói chung và các phòng Quản lý chất lượng xây lắp nói riêng thường giao cho các đơn vị tư vấn giám sát có mối quan hệ thân thiện để giám sát nên xảy ra tình trạng ngại va chạm giữa các cán bộ giám sát và nhà thầu thi công làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của dự án, hiệu quả của nhiều dự án không cao. Điển hình như hạng mục xây dựng nhà điều khiển của dự án Trạm biến áp 220kV Bắc Ninh, do đơn vị Tư vấn giám sát không kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi thi công, không làm sạch vật liệu cát, đá trước khi xây, vì vậy công trình vừa mới đưa vào sử dụng nhưng chất lượng của nhà điều khiển không đảm bảo, tường bị bong lở, và thấm và gạch lát nền nhà bị bung, vỡ nhiều.

Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã quy định cụ thể để phân cấp ra đơn vị tư vấn nào có đủ năng lực giám sát công trình lớn hay nhỏ, tránh tình trạng các đơn vị tư vấn tuy vừa mới thành lập chưa đủ điều kiện năng lực, trình độ, kinh nghiệm nhưng vẫn nhận được nhiều dự án.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã phân tích tình hình hiện trạng hệ thống điện Việt Nam, sự mất cân đối giữa nguồn và lưới từ đó chỉ ra việc cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới đồng bộ với với các dự án nguồn và phân tích thực trạng các dự án lưới truyền tải do NPT làm chủ đầu tư nói chung và dự án trạm biến áp nói riêng.

Việc phân tích thực trạng được tiếp cận từ những đánh giá tổng quan trong quá trình hình thành phát triển, mô hình tổ chức hoạt động, phân cấp quản lý đầu tư đến hoạt động đầu tư và công tác quản lý dự án đầu tư.

Những đóng góp chủ yếu trong chương 2 của luận văn bao gồm:

- Đánh giá tổng quan về tình trạng hệ thống Điện Việt Nam

- Đánh giá tổng quan về quá trình hình thành phát triển, mô hình tổ chức hoạt động, phân cấp quản lý đầu tư trong Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia.

- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thực hiện các dự án đầu tư lưới điện nói chung, công tác quản lý thực hiện các dự án trạm biến áp truyền tải nói riêng.

- Nêu lên các tồn tại cũng như nguyên nhân trong quá trình thực hiện dự án dẫn đến làm chậm tiến độ và ảnh hướng đến chất lượng dự án, làm phát sinh chi phí thông qua các công tác:

+ Công tác xin giao đất, bồi thường giải phóng mặt bằng;

+ Công tác khảo sát, thiết kế, thẩm định thiết kế và dự toán;

+ Công tác đấu thầu và thi công xây dựng

Trên cơ sở các phân tích trên, trong chương 3 luận văn sẽ đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thực hiện các dự án trạm biến áp truyền tải của Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia,, góp phần cho công tác đầu tư và xây dựng trong Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thực hiện các dự án trạm biến áp truyền tải (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)