Công tác khảo sát, thiết kế, thẩm định thiết kế, dự toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thực hiện các dự án trạm biến áp truyền tải (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN TRẠM BIẾN ÁP TRUYỀN TẢI

2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LƯỚI ĐIỆN NĂM 2009 CỦA NPT

2.4.2. Công tác khảo sát, thiết kế, thẩm định thiết kế, dự toán

Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, các yếu tố phát sinh trong các khâu là không thể tránh khỏi, phát sinh trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng, phát sinh trong quá trình thi công do thay đổi thiết kế hoặc thay đổi trong khi thi công.

Do vậy để dự án được tiến hành theo đúng tiến độ đề ra và không xảy ra các yếu tố gây ảnh hưởng đến tiến độ và làm tăng chi phí thì các khâu thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư phải được tiến hành rất chính xác và cẩn thận. Các công tác khảo sát, thiết kế, thẩm định, lập hồ sơ mời thầu phải ngày càng đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiến độ, hiệu quả là nền tảng cho quá trình thực hiện đầu tư đáp ứng được tiến độ, chất lượng và giảm chi phí của dự án.

2.4.3.1. Công tác khảo sát, thiết kế

Đối với các dự án lưới điện nói chung và trạm biến áp nói riêng, các đơn vị tư vấn trong nước đã đảm nhiệm được toàn bộ công tác tư vấn thiết kế từ lưới điện 110kV - 500kV.

Công tác khảo sát, thiết kế, thẩm định cơ bản đã tuân thủ đúng trình tự, thủ tục quy định; thực hiện khảo sát, thiết kế kỹ thuật tương đối bám sát mục tiêu dự án, tuy nhiên trong công tác khảo sát thiết kế còn một số tồn tại.

Tiến độ thực hiện công tác tư vấn nhiều dự án nói chung chậm so với yêu cầu của hợp đồng, chất lượng hồ sơ thiết kế không tốt dẫn đến phải hiệu chỉnh, bổ sung nhiều lần:

- Trạm biến áp 220kV Sơn Tây và đấu nối Ban quản lý dự án điện miền Bắc nhận hồ sơ lần thứ nhất vào tháng 2/2008, đến tháng 9/2009 sau 3 lần trả hồ sơ, Ban mới nhận được bản cuối cùng.

- Các dự án Mở rộng trạm biến áp Đình Vũ, Lắp đặt máy biến áp AT2 Vân Trì, Mở rộng trạm biến áp 220kV Bắc Giang … đã nộp dự án đầu tư và đã tổ chức họp nhiều lần nhưng đến nay Tư vấn vẫn chưa có văn bản thỏa thuận phòng cháy chữa cháy với Cục phòng cháy chữa cháy điển hình

Công tác khảo sát phục vụ lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật một số công trình có sai khác nhiều so với thực tế về địa chất, địa hình dẫn đến phát sinh khối lượng trong quá trình thi công rất lớn. Một số đơn vị Tư vấn đã khảo sát qua loa, không đúng quy trình kỹ thuật, vì lợi nhuận nhiều đơn vị khảo sát đã bỏ qua một số mũi khoan theo quy định, dùng phương pháp nội suy để có các số liệu về địa chất ...

từ đó dẫn đến số liệu khảo sát không chính xác, không đúng với thực tế.

Các đơn vị tư vấn đôi khi chưa chú trọng khảo sát kỹ nên khi lập giá dự toán gói thầu rất cao so với giá trúng thầu, không sát với thực tế; trong đề án không so sánh và lựa chọn phương án tối ưu để tránh tối đa việc đền bù, phải sửa đi sửa lại nhiều lần kể cả trước và sau khi trình duyệt nên đến giai đoạn sau phải xin thoả thuận lại hoặc phải thay đổi tuyến làm tăng tổng mức đầu tư và chậm tiến độ công trình.

Trong quá trình thi công, thực tế hầu hết công trình đều phải xử lý thiết kế và nhiều công trình phải xử lý rất nhiều điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình.

Bảng 2.7 chỉ ra các vướng mắc và nguyên nhân trong công tác thiết kế dự toán

Bảng 2.7: Các vướng mắc và nguyên nhân trong công tác thiết kế và dự toán Mức độ tác động

TT Các vướng mắc thường gặp

Mức độ xuất hiện (dự án)

Tiến độ

Chi phí

Nguyên nhân của các vướng mắc 1 Sai sót trong các bản

thiết kế

32/102 (>31%)

Chậm 1 tháng -

>6 tháng

Tăng 100trđ -

>500trđ 2 Thiết kế chưa tính đến

các quy hoạch tương lai

47/102 (>46%)

Chậm 6 tháng -

>1năm

Tăng

>1tỷđ 3 Thiết kế vượt quá yêu

cầu, gây lãng phí vốn xây dựng

21/102 (>21%)

Tăng 200trđ -

<500trđ 4 Thiếu thiết kế chi tiết 68/102

(>66%)

Chậm 4 tháng -

>1năm 5 Thiếu dự toán, chi tiết 68/102

(>66%)

Chậm 2 tháng -

>1năm 6 Dự toán không chính

xác, sai

49/102 (>48%)

Chậm 2 tháng -

>1năm

Tăng 300trđ -

>1tỷđ 7 Thiết kế không đồng bộ,

tương thích giữa các bộ phận

47/102 (>46%)

Chậm 1 tháng -

>1năm 8 Dự toán xây dựng có

đơn giá không phù hợp với giá thị trường hiện tại

56/102 (>55%)

Chậm 1 tháng -

>1năm

Tăng 200trđ -

>1tỷđ

- Năng lực của Công ty Tư vấn chưa đáp ứng yêu cầu trong thiết kế và dự toán hiện đại.

- Công ty Tư vấn muốn đảm bảo an toàn bằng cách tăng hệ số an toàn.

- Bản thiết kế/dự toán chỉ kiểm định sơ sài.

- Các sai sót của thiết kế không được phát hiện gây ra nhiều khó khăn cho Ban và nhà thầu.

Nguồn: Ban QLDA các công trình Điện miền Bắc

2.4.3.2. Công tác thẩm định thiết kế, dự toán

Tại Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia NPT, công tác này tuy đã ngày càng được hoàn thiện hơn nhưng vẫn gặp phải nhiều tồn tại ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Những khó khăn, vướng mắc này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan được kể đến như sau:

Nguyên nhân khách quan là do chế độ chính sách của nhà nước cũng như công tác quy hoạch lưới điện còn nhiều bất cập.

Hiện nay công tác thẩm định dự án đầu tư được thực hiện theo các qui định của Luật Xây dựng (2003) và Luật đấu thầu (2005). Chính phủ và các Bộ cũng ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Trong quá trình hoàn thiện các văn bản pháp qui, Các Bộ Ban ngành cũng liên tục ban hành các văn bản sửa đổi bổ sung thay thế. Việc này cũng gây khó khăn cho công tác thẩm định dự án. Nhiều dự án làm xong các thủ tục để trình cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt phải làm lại để đảm bảo cơ sở pháp lý khi phê duyệt. Dự án làm xong báo cáo nghiên cứu khả thi, đến giai đoạn thiết kế kỹ thuật lại cần hiệu chỉnh bổ sung phù hợp với các yêu cầu mới. Bên cạnh đó, các văn bản dưới luật ban hành chậm cũng gây không ít khó khăn cho công tác thẩm định. Việc tăng lương tối thiểu của Nhà nước được thực hiện từ 1/1 hàng năm, nhưng văn bản hướng dẫn điều chỉnh lương của Bộ Xây Dựng thường được ban hành 3 tháng sau đó. Việc điều chỉnh lương chậm làm công tác thẩm định chi phí thiếu chính xác, tổng mức đầu tư của dự án không kịp thời phản ánh chi phí nhân công cho dự án.

Các cơ quan quản lý chuyên ngành chưa xây dựng đầy đủ những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp của từng ngành, lãnh thổ để làm căn cứ so sánh hiệu quả dự án đầu tư, lựa chọn và tạo cơ sở để xây dựng dự án có tính khả thi cao. Đối với công tác thẩm định dự án đầu tư, các văn bản pháp lý còn chưa rõ, chưa chặt chẽ.

Nội dung yêu cầu thẩm định và nội dung phải trình bày trong dự án còn chưa thống nhất, thiếu yêu cầu nội dung thẩm định trong từng giai đoạn lựa chọn dự án cũng như yêu cầu và nội dung thẩm định đối với các cơ quan quản lý chức năng.

Công tác quy hoạch nguồn và lưới còn nhiều bất cập. Do qui hoach được xây

thay đổi, qui hoạch sẽ không còn phù hợp, ảnh hưởng đến cơ sở pháp lý quan trong của quá trình thẩm định. Trong thực tế còn tồn tại một số trường hợp quy hoạch chưa được phê duyệt nhưng vẫn bố trí dự án vào kế hoạch đầu tư để triển khai thực hiện. Sự không thống nhất giữa quy hoạch địa phương và quy hoạch lãnh thổ đã gây ra những khó khăn trong quá trình thẩm định dự án do không đủ căn cứ quy hoạch.

Nhiều tư vấn thiết kế dựa quá nhiều vào Tổng sơ đồ, coi dự án đã có trong danh mục của Tổng sơ đồ như là điều hiển nhiên của sự cần thiết. Do đó việc chứng minh sự cần thiết trong dự án chỉ mang tính chiếu lệ. Nhiều dự án chưa thực sự cần thiết đầu tư trong giai đoạn đó nhưng Tư vấn vẫn đề xuất đầu tư.

Nguyên nhân chủ quan là chất lượng dự án cần thẩm định còn chưa tốt nhiều dự án được lập không đầy đủ về nội dung, chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản đặt ra cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định. Hiệu quả của công tác thẩm định phụ thuộc vào chất lượng của hồ sơ dự án trình duyệt. Dự án được lập với đầy đủ nội dung, đáp ứng yêu cầu, chất lượng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án. Ngược lại, nếu chất lượng dự án được lập không tốt, không đầy đủ các nội dung cần thiết sẽ gây khó khăn cho công tác thẩm định. Hiện tại, công tác thẩm định chủ yếu dựa trên các nội dung được bên tư vấn lập, trên cơ sở hồ sơ dự án trình, việc tham khảo, đi thực tế để đối chứng, kiểm tra còn thiếu. Thực trạng chưa nêu rõ yêu cầu và nội dung thẩm định trong từng giai đoạn lựa chọn, đánh giá dự án. Do vậy, lựa chọn cuối cùng chưa có yêu cầu, nội dung đối với từng loại dự án, yêu cầu và nội dung thẩm định đối với cơ quan, tổ chức thẩm định theo chức năng. Nhiều giải pháp thiết kế gần như theo lối mòn, dự án trước đây như nào thì dự án sau tương tự như vậy, thiếu sự cập nhật quy trình – quy phạm, các giải pháp mới đã được áp dụng khá phổ biến.

Một nguyên nhân chủ quan nữa là việc phối hợp công tác thẩm định giữa các phòng Ban chức năng của NPT còn chưa nhuần nhuyễn, ăn khớp. Do thời gian thẩm định dự án bị giới hạn, cán bộ thẩm định không thể thẩm định dự án công phu, chi tiết với đầy đủ các nội dung. Cán bộ thẩm định phải đảm đương một khối lượng công việc khá lớn. Trường hợp hồ sơ dự án chưa đầy đủ, chất lượng chưa đáp ứng

yêu cầu khi đó đòi hỏi phải bổ sung, sửa đổi nhiều lần. Thời gian quy định để hoàn thành công việc đúng hạn là một nỗ lực. Cán bộ thẩm định ít đi thực tế, khảo sát, không liên hệ với các cơ quan bên ngoài để thu thập thông tin về dự án từ nhiều nguồn, dựa chủ yếu trên hồ sơ dự án, thông tin phục vụ thẩm định còn thiếu và chưa đa dạng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thực hiện các dự án trạm biến áp truyền tải (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)