Các giai đoạn phát triển

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý tại nhà máy đạm phú mỹ (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG

2.1 Vai trò của ngành dầu khí trong nền kinh tế quốc dân

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam

2.1.1.1 Các giai đoạn phát triển

i) Giai đoạn trước năm 1975: Khởi đầu của ngành công nghiệp Dầu khí ở hai miền đất nước chưa thống nhất.

Từ thập niên 60 của thế kỷ 20 khi đang còn chiến tranh, công tác tìm kiếm – thăm dò dầu khí đã được tiến hành ở miền Bắc. Hàng chục giếng khoan đã được thực hiện trong đất liền với độ sâu từ 1200m đến 4200m, và đã phát hiện được có dầu, khí và condensate, song trữ lượng không đáng kể. Một mỏ khí nằm trên địa phận Tiền Hải, Thái Bình cách Hà Nội 70km về phía đông đã được phát hiện vào năm 1975 và đưa vào khai thác từ năm 1981. Khí từ mỏ này chỉ đủ để sử dụng làm năng lượng cho công nghiệp địa phương Thái Bình với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 35 triệu m3.

Ở miền Nam, công tác tác tìm kiếm – thăm dò dầu khí của chính quyền Sài Gòn đã bắt đầu vào cuối thập kỷ 60 và kết quả là đã phát hiện được ba bồn trầm tích có khả năng chứa dầu khí quan trọng là: bồn Cửu Long, bồn Sài Gòn – Brunây, bồn vịnh Thái Lan.

Tháng 11/1970, chính quyền Sài Gòn ban bố luật “Luật dầu hoả” theo kiểu hợp đồng đặc nhượng. Tháng 8/1973, chính quyền Sài Gòn đã tổ chức đấu thầu theo tinh thần “Luật dầu hoả” nói trên. Sau khi mở thầu đợt I, 8 lô với diện tích trung bình mỗi lô là 7000km2 đã trúng thầu thuộc về 4 tổ hợp dầu khí quốc tế: Mobil, Union Texas, Marathon, Pecten.

Sau khi trúng thầu, các công ty đã bắt tay vào thực hiện thăm dò và tìm kiếm, đến tháng 4/1975 phải bỏ dở hoạt động vì miền Nam giải phóng.

ii) Giai đoạn 1975-1980: Thành lập Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam và Công ty dầu khí quốc gia (Petro Vietnam) ra đời.

Vào tháng 9/1975 Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam để thay mặt nhà nước tham gia chỉ đạo thống nhất trên phạm vi cả nước mọi hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí. Đây là giai đoạn mà một số công ty Dầu khí nước ngoài như Tây Âu, Bắc Âu, Canada, Úc, Nhật… đã đến Việt Nam để tìm hiểu khả năng hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm và khai thác dầu khí.

Tháng 8/1977, Công ty dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) trong Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt được thành lập. Công ty thực hiện các chức năng đàm phán và tổ chức thực hiện các hợp đồng tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí với các công ty Dầu khí nước ngoài. Về sau này khi sát nhập các Bộ và Tổng cục, Công ty Dầu khí quốc gia được đổi thành Tổng công ty dầu khí Việt Nam, trực thuộc Thủ Tướng Chính phủ.

iii) Giai đoạn 1981-1987:Ra đời xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro.

Tháng 7/1980, hai chính phủ Việt nam và Liên xô (cũ) chính thức ký kết hiệp định hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt nam. Tháng 6/1981, xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro (gọi tắt là XNLD Vietsovpetro) được thành lập và đến cuối năm 1981 liên doanh này chính thức hoạt động ở thềm lục địa phía Nam. Căn cứ dịch vụ dầu khí tại Vũng Tàu cũng được chính thức hình thành với nhiều loại phương tiện, thiết bị kỹ thuật nhằm phục vụ cho các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.

Giếng khoan đầu tiên được khoan vào năm 1984 là Bạch hổ phát hiện dầu có trữ lượng thương mại. Ngày 26/06/1986, XNLD Vietsovpetro đã khai thác tấn dầu đầu tiên. Năm 1986, mỏ Bạch hổ chính thức đi vào khai thác công nghiệp với sản lượng ban đầu 40.000 tấn. Sự kiện này được xem như một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu những tấn dầu công nghiệp đầu tiên khai thác ở Việt Nam. Cho đến nay, XNLD Vietsovpetro đã khai thác tổng cộng hơn 100 triệu tấn dầu thô tại mỏ Bạch Hổ từ 93 giếng khai thác.

Một đóng góp có giá trị khoa học đáng chú ý trong hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác của XNLD Vietsovpetro là đã phát hiện ra dầu trong tầng móng đá núi lửa, một trường hợp ít gặp trên thế giới nhưng khá phổ biến ở thềm lục địa Việt Nam, đưa đến những phương hướng mới trong việc thăm dò tìm kiếm dầu thô ở thềm lục địa Việt nam.

iv) Giai đoạn từ 1988 đến nay: Giai đoạn phát triển mới sau khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài và Luật dầu khí ở Việt Nam.

Đây là thời gian mà hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác nhộn nhịp nhất từ trước đến nay trên toàn lãnh thổ Việt Nam nhờ chính sách mở cửa đổi mới của Nhà nước Việt nam cùng với việc ban hành “Luật đầu tư nước ngoài”

vào tháng 12/1987 và “Luật dầu khí” vào tháng 7/1993.

Trong thời gian từ tháng 5/1988 đến nay, Chính phủ Việt nam thông qua PetroVietnam đã ký gần 43 hợp đồng tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí theo kiểu hợp đồng phân chia sản phẩm với 50 công ty dầu khí trên thế giới.

Hợp đồng qui định thời gian 10-25 năm trong đó giai đoạn tìm kiếm, thăm dò là 3-4 năm, hoặc được gia hạn từ 1-2 năm nếu cần. Các công ty dầu khí nước ngoài sẽ ứng toàn bộ vốn cần thiết cho việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển, khai thác và gánh chịu hoàn toàn rủi ro trong trường hợp không tìm thấy dầu khí. Trong khi phía Việt Nam được tham gia từ 10-20% phần vốn nhưng không phải gánh chịu mọi rủi ro nào ở giai đoạn tìm kiếm, thăm dò.

Trong giai đoạn từ 1877 đến nay, các công ty dầu khí nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam trên 03 tỷ USD để thực hiện công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Trung bình hàng năm các công ty này đã đầu tư hàng trăm triệu USD vào những công việc này.

Tháng 12/1993, Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty Hyundai Heavy Industries Co. Ltd xây dựng công trình hệ thống thu gom khí đồng hành từ các giếng khoan của mỏ Bạch hổ, đưa vào đất liền bằng hệ thống ống ngầm

dưới biển, cung cấp cho nhà máy sản xuất khí hoá lỏng (LPG) 300.000 tấn/năm tại Long Hải, nhà máy điện Phú Mỹ, nhà máy Đạm Phú Mỹ, Khu công nghiệp Biên Hoà.

Bên cạnh đó, một dự án xây dựng đường ống dẫn khí thiên nhiên từ các mỏ khí Lan tây, Lan đỏ vào đất liền dài khoảng 400km đang được Petro Vietnam, Mobil, BHP, Statoil xúc tiến làm dự án với tổng trị giá 500 triệu USD. Sản lượng khí thiên nhiên đưa vào bờ theo hệ thống này khoảng 05 tỷ m3/năm. 70% sản lượng khí nói trên sẽ cung cấp cho nhà máy điện, còn lại dùng để sản xuất phân đạm và hoá chất hữu cơ.

Về chế biến dầu khí, cột mốc đáng nhớ là vào tháng 5/1988 nhà máy lọc dầu đầu tiên của liên doanh chế biến dầu khí Saigon Petro đi vào hoạt động với nguyên liệu là dầu thô của mỏ Bạch hổ, công suất 40.000 tấn/năm, hiện nay năng lực chế biến đã lên đến 350.000 tấn/năm. Nguyên liệu đầu vào là condensat, sản phẩm chủ yếu là xăng các loại, dầu hoả, dầu DO và LPG.

Để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về sản phẩm dầu khí cho cả nước, Chính phủ đã quyết định cho xây dựng nhà máy lọc dầu số 01 với công suất 6,5 triệu tấn/năm tại Dung Quất, Quảng Ngãi đã đi vào hoạt động cung cấp các xăng và các sản phẩm hóa dầu cho cả nước.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý tại nhà máy đạm phú mỹ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)