CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
3.1 Các sức ép mới đối với nhà máy và đối với CBQL nhà máy Đạm Phú
3.1.1 Định hướng phát triển của PVFCCo đến 2015
Ðể góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tranh thủ nắm bắt cơ hội, vượt mọi thách thức, không có con đường nào khác là phải nhanh chóng phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu khí. Xuất phát từ các định hướng lớn này, ngành Dầu khí Việt Nam đã nêu rõ mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2015 là: xây dựng ngành Dầu khí Việt Nam phát triển toàn diện, đưa tập đoàn Dầu khí Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, hoạt động đa ngành, tham gia tích cực và bình đẳng vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế đảm bảo an ninh nhiên liệu, năng lượng, cũng cấp phần lớn các sản phẩm hoá dầu cho đất nước, đồng thời tích cực góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.
Để đạt được mục tiêu này, tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đưa ra những định hướng hoạt động tổng thể đến năm 2015:
i. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí nhằm sớm xác định tiềm năng dầu khí của đất nước, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược ngành dầu khí;
ii. Tích cực gia tăng sản lượng khai thác dầu khí, góp phần đảm bảo cân đối ngân sách quốc gia, đồng thời tạo tiền đề phát triển toàn diện ngành công nghiệp dầu khí của đất nước;
iii. Ðẩy mạnh khu chế biến dầu khí nhằm từng bước đảm bảo nhiên liệu cho phát triển đất nước, đồng thời cũng cấp nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu, đặc biệt là nguyên liệu sản xuất sợi tổng hợp cho
ngành công nghiệp dệt và may mặc, sản xuất phân đoạn, chất nổ, chất dẻo, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như dầu nhờn, nhựa đường, chất tổng hợp v.v…;
iv. Phát triển công tác dịch vụ dầu khí nhằm đảm bảo cung cấp 60-70%
dịch vụ cho nhu cầu công nghiệp dầu khí. Song song với phát triển dịch vụ kỹ thuật trong ngành, tập đoàn Dầu khí Việt Nam tích cực hỗ trợ cán bộ, ngành, địa phương tham gia ngày càng nhiều vào cung cấp dịch vụ dầu khí từ khâu tìm kiếm, thăm dò đến chế biến, vận chuyển dầu khí;
v. Phát triển thương mại dầu khí, tham gia vào tiến trình kinh doanh dầu thô Quốc tế và xuất nhập khẩu các sản phẩm dầu khí;
vi. Trong bước phát triển hoạt động ra nước ngoài cả về thăm dị khai thác, dịch vụ và thương mại nhằm bảo đảm nguồn cung cấp dầu khí lâu dài cho đất nước;
vii. Phát huy nội lực, kết hợp khéo léo với đầu tư nước ngoài, hội nhập bình đẳng vào cộng đồng dầu khí khu vực và Quốc tế.
Dựa trên định hướng phát triển cũng như các mục tiêu chính của tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2015, PVFCCo đã xây dựng định hướng phát triển và mục tiêu tổng quát phấn đấu đến 2015 là:
Phát triển PVFCCo thành doanh nghiệp mạnh, sản xuất kinh doanh đa ngành, đứng đầu trong cả nước và hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á về phân bón, hóa chất từ nguyên liệu dầu khí.
Với giá trị cốt lỗi là: Phát triển – Bền vững – Kịp thời – Đáng tin cậy.
Trên quan điểm là: Tăng tốc – Tối ưu – Bền vững – Nhân văn.
Dựa vào nguyên tắc là:
• Phát triển tăng tốc, bền vững, hiệu quả và an toàn;
• Sản xuất và kinh doanh phân bón là chủ đạo, hóa chất là quan trọng;
• Sản phẩm có giải pháp sử dụng và gắn bó với người tiêu dùng;
• Tối ưu năng lực sản xuất hiện có, phát triển nhanh năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ phân bón và kinh doanh, dịch vụ hóa chất;
• Phát huy nội lực và hợp tác, liên kết đầu tư nhằm chia sẻ rủi ro và khai thác các lợi thế, cơ hội.
3.1.2 Các sức ép mới đối với nhà máy và đối với CBQL nhà máy Đạm Phú Mỹ đến 2015
Trên cơ sở định hướng phát triển và mục tiêu tổng quát đến 2015 của tập đoàn Dầu khí, PVFCCo và nhà máy Đạm Phú Mỹ đặt ra mục tiêu phấn đấu đến 2015 đạt được những bước phát triển đa dạng hóa trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hóa chất dầu khí:
Lĩnh vực sản xuất-kinh doanh
i. Sản xuất và tiêu thụ 1,6 triệu tấn urê/năm, trong đó Đạm Phú Mỹ sản xuất 800.000 tấn. Nhập khẩu, kinh doanh bình quân 200.000 tấn/năm các loại phân bón khác và 20.000 tấn/năm hóa chất các loại khác;
ii. Tiếp cận, đảm bảo thị phần về kinh doanh phân bón, hóa chất:
chiếm 50% nhu cầu urê, 10-15% thị phần NPK tại Việt nam, 30% thị phần hóa chất chuyên dùng dầu khí và 7% thị phần hóa chất nông nghiệp;
iii. Xuất khẩu phân bón khi đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước;
iv. Xây dựng kênh phân phối hiệu quả, mở rộng và hoàn thiện hệ thống đại lý, cửa hàng phục vụ cho tiêu thụ phân bón trong cả nước và xuất khẩu;
v. Trở thành nhà sản xuất, phân phối có uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực hóa chất chuyên dùng cho ngành dầu khí và hóa chất nông nghiệp.
Lĩnh vực đầu tư xây dựng
Hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động các dự án nhà máy sản xuất phân bón NPK, dự án thu hối CO2, tòa nhà văn phòng 43 Mạc Đĩnh Chi, Q.1, TP.HCM, kho cảng tổng hợp Cái Cui-Cần thơ và hệ thống kho trung
chuyển theo quy hoạch tại các vùng miền, dự án nhà máy sản xuất NH3.
Chiến lược quản lý trung và dài hạn để đạt được các mục tiêu
Áp dụng chuẩn mực quản trị Công ty cổ phần vào Tổng công ty theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con, hiện đại hóa và đưa công nghệ ứng dụng vào quản lý, triệt để áp dụng và khai thác hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn sức khỏe môi trường đã xây dựng được theo các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001 và OHSAS 18001.
Để thực hiện được các mục tiêu phát triển trên, nhà máy cần phải có những hoạch định tốt về cơ cấu CBQL và phương hướng triển khai các chính sách phát triển nhân lực phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Gia tăng mở rộng sản xuất đồng nghĩa với việc cần phải tăng cường công tác quản lý và sự phối hợp giữa các bộ phận quản lý ngày càng phức tạp hơn. Điều này đặt ra sức ép với nhà máy về vấn đề tuyển dụng các chuyên gia quản lý giỏi có nhiều kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong hoạt động đào tạo nhân sự.
Định hướng tăng cường kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu đòi hỏi CBQL phải nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ về mặt kinh tế - quản lý như trong chương 1 đã phân tích: chất lượng quản lý tăng mới đưa được hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng cao.
Với định hướng phát triển và sức ép như trên đối với CBQL nhà máy nói riêng và PVFCCo nói chung, căn cứ vào kết quả khảo sát thống kê và phân tích về chất lượng CBQL của nhà máy hiện nay, trong nội dung nghiên cứu của luận văn Thạc sỹ Kinh tế, tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CBQL của nhà máy như sau:
Giải pháp 1: Đổi mới tiêu chuẩn và qui trình bổ nhiệm CBQL nhà máy.
Giải pháp 2: Đổi mới chính sách thu hút và giữ CBQL giỏi tại nhà máy.
Giải pháp 3: Đổi mới đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL đến 2015.