CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
3.2 Giải pháp1: Đổi mới tiêu chuẩn và qui trình bổ nhiệm CBQL nhà máy .1 Mục tiêu và hiệu quả mang lại của giải pháp
Để có CBQL giỏi trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập hiện nay, nhà máy Đạm Phú Mỹ phải đổi mới tiêu chuẩn và qui trình bổ nhiệm cán bộ, các tiêu chuẩn trước đây đã và đang lạc hậu so với thực tiễn. Với mục tiêu đó nhà máy phải kế thừa các tiêu chuẩn hiện có, trên cơ sở đó bổ sung, hoàn chỉnh bộ tiêu chuẩn và qui trình bổ nhiệm cán bộ mới phù hợp với yêu cầu hiện nay nhằm đảm bảo nguồn nhân lực, CBQL giỏi triển khai thành công định hướng chiến lược phát triển của nhà máy và PVFCCo. đến năm 2015.
Mục tiêu cụ thể là sau khi thực hiện giải pháp này phải đạt được:
Có được bộ tiêu chuẩn và qui trình bổ nhiệm cán bộ đơn giản, hợp lý mà vẫn đảm bảo tính khách quan khoa học với chất lượng CBQL cao.
Việc hoạch định, cơ cấu, đào tạo phát triển CBQL và đội ngũ kế cận dựa trên hệ thống các tiêu chuẩn cho từng lĩnh vực, vị trí quản lý cụ thể có tính khoa học và tính thực tiễn cao.
Hiệu quả mang lại là: đánh giá, hoạch định, cơ cấu đào tạo phát triển CBQL chính xác, không lãng phí thời gian và tiền của.
Chất lượng của CBQL sau khi bổ nhiệm có uy tín, có đủ năng lực chuyên môn lẫn năng lực quản lý, đủ bản lĩnh chính trị, kiến thức pháp luật...tỷ lệ số vấn đề giải quyết đúng đắn kịp thời trên 90% và có khả năng họach định, lập kế họach triển khai thực hiện mục tiêu của đơn vị đáp ứng chiến lược, định hướng phát triển chung của nhà máy và PVFCCo.
3.2.2 Căn cứ của giải pháp
Căn cứ vào định hướng phát triển của PVFCCo. đến năm 2015;
Căn cứ vào chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giai đọan 2010-1015 và định hướng phát triển đến năm 2025 của PVFCCo.;
Đặc biệt căn cứ vào quy chế quản lý cán bộ của PVFCCo. ban hành kèm theo quyết định số 389/QĐ-ĐU-PBHC.
Các tiêu chuẩn chung về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm CBQL:
Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; hiểu biết, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng và pháp luật; ý thức tổ chức kỹ luật cao, trung thực, dám làm và dám chịu trách nhiệm; có khả năng thực tiễn, được tập thể tín nhiệm thông qua kết quả lấy phiếu tín nhiệm; có trình độ học vấn với chuyên ngành phù hợp hoặc chuyên ngành khác nhưng đã có ít nhất 02 năm công tác ở lĩnh vực được đề nghị bổ nhiệm, có trình độ quản lý, ngoại ngữ, có đủ sức khỏe để làm việc có hiệu quả và đáp ứng được chức trách được giao.
3.2.3 Nội dung của giải pháp
Ngoài các tiêu chuẩn chung về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm, cần bổ sung các tiêu chuẩn đổi mới cụ thể như sau:
Bảng 3.1 Tiêu chuẩn Giám đốc, Phó giám đốc nhà máy.
Tiêu chuẩn Giám đốc Phó giám đốc
1. Đảng viên Đảng cộng sản việt nam + +
2. Tuổi, sức khoẻ 30-45, tốt 28-35, tốt
3. Đào tạo về chuyên ngành hóa, quản lý kinh doanh, kinh tế
Đại học chuyên
ngành trở lên Đại học 4. Kinh nghiệm quản lý thành công Từ 7 năm Từ 5 năm 5. Trình độ lý luận chính trị Cao cấp Trung cấp 6. Có năng lực tiếp thu và vận dụng đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước + +
7. Có năng lực dùng người, tổ chức quản lý,
bản lĩnh kinh doanh vững vàng + +
8. Có khả năng quyết đoán khách quan, kiên
trì khoan dung và có uy tín + +
9. Có trách nhiệm cao đối với quyết định + +
10. Trình độ ngoại ngữ C C
11. Trình độ tin học Thành thạo vi
tính văn phòng
Thành thạo vi tính văn phòng
Cấp lãnh đạo các phòng ban và đơn vị trực tiếp sản xuất Bảng 3.2 Tiêu chuẩn trưởng, phó các đơn vị
Tiêu chuẩn Trưởng đơn vị Phó đơn vị
1. Đảng viên Đảng cộng sản việt nam + +
2. Tuổi, sức khoẻ 30-40, tốt 26-35, tốt
3. Đào tạo về chuyên ngành liên quan Đại học Đại học 4. Đào tạo về quản lý kinh doanh, kinh tế Đại học Đại học 5. Kinh nghiệm quản lý thành công Từ 5 năm Từ 3 năm 6. Trình độ lý luận chính trị Trung cấp Trung cấp
7. Có năng lực dùng người, quản lý + +
8.Có khả năng quyết đoán khách quan,
kiên trì khoan dung và có uy tín + +
9. Có trách nhiệm cao đối với quyết định + +
10. Trình độ ngoại ngữ C B
11.Trình độ tin học Thành thạo vi
tính văn phòng
Thành thạo vi tính văn phòng
Việc công khai hóa bộ tiêu chuẩn cho từng vị trí CBQL sẽ là mục tiêu và là động lực phấn đấu cho tất cả cán bộ công nhân viên trong toàn nhà máy. Từ chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giai đọan 2010-1015 và định hướng phát triển đến năm 2025 của PVFCCo, nhà máy căn cứ vào năng lực chuyên môn, trình độ của nhân lực tuyển chọn, sàng lọc để đưa vào danh sách cán bộ nguồn được quy hoạch. Sau đó xây dựng chương trình đào tạo cán bộ nguồn về các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nhân sự, kỹ năng tư duy, kỹ năng lãnh đạo, quản lý... một cách khoa học với thời gian 5 năm, 10 năm.
Việc bổ nhiệm cán bộ được căn cứ vào tiêu chuẩn và quy hoạch cán bộ được phê duyệt; kết quả thăm dò ý kiến đối với cán bộ chủ chốt ở từng đơn vị; bổ nhiệm cán bộ khi có yêu cầu về mô hình mới khi có sự sáp nhập, giải thể đơn vị; trên cơ sở giới thiệu lựa chọn các CBQL có đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, các tiêu chuẩn phù hợp với công tác quản lý. Các ứng viên trước khi được bổ nhiệm chính thức phải được đánh giá năng lực thực tiễn trải qua các bước sau:
Bước 1: Chủ quản trực tiếp của cán bộ được bổ nhiệm thiết lập biên bản giao nhiệm vụ và bảng mô tả công việc, hợp đồng trách nhiệm (nếu có) để cán bộ mới được bổ nhiệm nắm bắt đầy đủ yêu cầu công việc và làm cơ sở đánh giá trong quá trình đảm trách nhiệm vụ.
Bước 2: Sau thời gian 3 tháng, cán bộ được bổ nhiệm viết bài thu hoạch, chủ quản trực tiếp của cán bộ được bổ nhiệm có trách nhiệm đánh giá nhận xét, chuyển kết quả nhận xét về Phòng TCNS .
Bước 3: Phòng TCNS xem xét để trình Ban Giám đốc cụ thể:
• Ban hành Quyết định bổ nhiệm chính thức;
• Quyết định thôi giữ chức vụ nếu không đáp ứng được nhiệm vụ.
Đề xuất đổi mới tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm các chức vụ của nhà máy Đạm Phú Mỹ được thể hiện trong bảng 3.3
TT Thực trạng của
nhà máy 2010 Đề xuất cho nhà máy 2015 1 - Chưa có quy
trình cụ thể chặt chẽ, hoàn chỉnh để đảm bảo phát huy dân chủ trong bổ CBQL.
- Quy trình bổ nhiệm cán bộ phải đảm bảo chặt chẽ, theo đúng quy trình đúng thủ tục, đảm bảo tính dân chủ và phù hợp với từng loại CBQL.
- Cán bộ được bổ nhiệm phải có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, trình độ ngoại ngữ và đã được quy hoạch trước đó từ 5 đến 10 năm và phải được đào tạo cơ bản trong nước hoặc nước ngoài càng tốt.
2 - Bổ nhiệm cán bộ chưa đảm bảo được nguyên tắc, chưa chính xác đối với từng loại CBQL, từng ngành, lĩnh vực cần bổ nhiệm, số lượng CBQL có chất lượng chưa đủ so với nhu cầu thực tế.
- Việc giới thiệu đề xuất bổ nhiệm cán bộ phải đảm bảo tuyệt đối, đúng quy trình và căn cứ vào các tiêu chuẩn chính của từng loại CBQL, phải phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực cần bổ nhiệm.
- Kịp thời miễn nhiệm CBQL không đảm bảo tiêu chuẩn, không hoàn thành nhiệm vụ.
- Bổ nhiệm bổ sung CBQL có chất lượng, đảm bảo trình độ chuyên môn, có năng lực quản lý, đã được quy hoạch và thử thách qua thực tế để đáp ứng đủ cho nhu cầu CBQL thực tế mà nhà máy đang thiếu.
3 - Tiêu chuẩn cán bộ chưa được bổ sung, sửa đổi thường xuyên để phù hợp với từng giai đoạn.
- Các phòng ban chức năng thường xuyên nghiên cứu xem xét để lập kế hoạch bổ sung, sửa đổi quy trình, tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ cho từng giai đoạn.
- Nâng cao tiêu chuẩn cán bộ để đảm bảo có được đội ngũ CBQL ngày càng có chất lượng cao.
Bảng 3.3 bảng đề xuất đổi mới tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm các chức vụ của nhà máy Đạm Phú Mỹ.
Với việc áp dụng bộ tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm trên, cán bộ sau khi được bổ nhiệm vẫn luôn cố gắng phấn đấu, hoạt động có hiệu quả, thể hiện lòng can đảm, dũng cảm trong việc thực thi các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời nhà máy lựa chọn được CBQL có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, cũng như đảm bảo công việc quản lý quan trọng trong thời kỳ đất nước hội nhập kinh tế thế giới.