CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT
1.6. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học thực vật ở Việt Nam
16
Nhận thấy tầm quan trọng có tính chiến lược của công nghệ sinh học thực vật trong phát triển sản xuất nông nghiệp, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương thúc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực này. Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 50 CT/TW ngày 4/3/2005 về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau gần 50 năm, công nghệ sinh học thực vật ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận trong việc phát triển nguồn lực và thành tựu nghiên cứu và ứng dụng.
1.6.1. Phát triển nguồn lực
Đội ngũ các nhà khoa học và nguồn nhân lực phục vụ được đào tạo bài bản từ các nước phát triển và tăng nhanh về số lượng so với trước đây. Các cơ sở đào tào, nghiên cứu và ứng dụng có sự thay đổi lớn cả về số lượng và quy mô với các trang thiết bị tương đối hiện đại. Các nhà khoa học Việt Nam đã có thể làm chủ các công nghệ tiên tiến hiện nay.
1.6.2. Thành tựu nghiên cứu và ứng dụng
Công nghệ nuôi cấy mô tế bào được coi là công nghệ có nhiều thành tựu nhất, với những nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong nhân nhanh các giống cây trồng như hoa, cây cảnh, cây lâm nghiệp, cây thuốc, và bảo tồn nhiều nguồn gene dược liệu quý hiếm.
Thống kê cho thấy có trên 100 phòng thí nghiệm sử dụng kĩ thuật này và đã sản xuất gần 30 triệu cây giống vô tính (Dương Tấn Nhựt và Hoàng Xuân Chiến, 2012). Một số hệ thống nuôi cấy cải tiến và kỹ thuật mới cũng đã được thiết lập cho nhiều mục đích khác nhau, ví dụ kỹ thuật nuôi cấy lát cắt mỏng, ứng dụng đèn LED trong nhân giống in vitro (Dương Tấn Nhựt, 2011). Đối với công nghệ di truyền, các thành tựu đạt được chủ yếu là trong hoạt động nghiên cứu, các ứng dụng vẫn còn hạn chế. Nhiều chỉ thị phân tử có giá trị đã được phát triển để phục vụ cho việc lai tạo giống ở một số cây trồng, cũng như đánh giá tính đa dạng, xây dựng chỉ thị phân tử đặc trưng cho các nguồn gene thực vật có giá trị. Trong khi đó, công nghệ gene thực vật vẫn đang còn ở giai đoạn nghiên cứu. Các nghiên cứu chủ yếu phát triển kỹ thuật hoặc ứng dụng làm công cụ cho nghiên cứu sinh học phân tử thực vật.
17 1.6.3. Định hướng phát triển đến năm 2030
Các quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển công nghệ sinh học thực vật tại Việt Nam đến năm 2030 phải kể đến như: Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 23- NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng); Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030 (Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ). Các văn bản này đã chỉ ra định hướng phát triển tổng thể công nghệ sinh học thông qua việc tập trung nguồn lực đầu tư phát triển, đổi mới cơ chế chính sách, tranh thủ hợp tác và hỗ trợ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư và sản xuất sản phẩm từ công nghệ sinh học trong các ngành, lĩnh vực và trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng.
18 CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày khái niệm và phạm vi đối tượng của công nghệ sinh học thực vật ? Câu 2: Giải thích nội dung của 03 công nghệ chính của công nghệ sinh học ?
Câu 3: Trình bày đặc điểm chính của các giai đoạn phát triển của công nghệ sinh học thực vật ?
Câu 4: Giải thích vai trò của các quá trình sinh học cơ sở: tính toàn năng, tái tổ hợp DNA và biến nạp di truyền đối với sự hình thành công nghệ sinh học thực vật ? Câu 5: Tại sao nói công nghệ DNA tái tổ hợp là công cụ quan trọng cho sự phát triển
của công nghệ sinh học thực vật ?
Câu 6: Trình bày các lĩnh vực ứng dụng của công nghệ sinh học thực vật ? Tại sao nói công nghệ sinh học thực vật có vai trò quan trọng đối với nông nghiệp ?
Câu 7: Phân tích các xu hướng phát triển trong tương lai của công nghệ sinh học thực vật ?
19 CHƯƠNG 2