KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI, VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu Mot so giai phap quan ly cong tac giao duc dao duc cho hoc sinh cac truong trung hoc pho thong huyen hoang hoa tinh thanh hoa (Trang 45 - 49)

HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA

2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI, VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hoằng Hoá là mảnh đất gắn bó với xứ Thanh, với Tổ quốc Việt Nam từ ngàn đời. Địa danh Hoằng Hoá thay đổi qua nhiều thời kỳ. Khi nước ta mang tên là Văn Lang, Hoằng Hoá là đất của bộ Cửu Chân. Đời Âu Lạc vẫn thế. Thời Đinh - Lê gọi là giáp Cổ Hoằng. Thời Lý - Trần gọi là Cổ Đằng. Đến đời Lê Thánh Tông, niên hiệu Quang Thuận thứ 10, năm 1469 được đổi là huyện Hoằng Hoá. Cái tên Hoằng Hoá tồn tại suốt từ đó đến nay.

Hoằng Hoá là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hoá. Phía đông là biển với 12 km chiều dài bờ biển; Phía bắc giáp huyện Hậu Lộc; Phía tây giáp các huyện Thiệu Hoá, Yên Định, Vĩnh Lộc; Phía nam giáp huyện Quảng Xương, thành phố Thanh Hoá và một phần huyện Đông Sơn. Xét theo Vĩ độ và Kinh độ thì Hoằng Hoá ở vĩ tuyến 19 độ 50 phút 30 giây Bắc và ở kinh độ 105 độ 59 phút 30 giây. Hoằng Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình là 23,5 0C, lượng mưa trung bình là 1.650 mm/năm. Địa hình Hoằng Hoá được bồi đắp bởi phù sa sông Mã, sông Chu, sông Tuần (Hay còn gọi là sông Tào - sông Ngu) và chấm phá có núi đồi, như dãy núi Kim Trà, dãy núi Linh Trường, núi Hoả Châu, núi Ngọc, núi Băng Sơn, núi Đẽn….Diện tích tự nhiên là 22.458 ha. Trong đó, đất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản là 13.923 ha, đất lâm nghiệp là 1.113,5 ha, đất chuyên dùng là 2.799,5 ha. Địa hình tự nhiên Hoằng Hoá được chia thành 3 vùng khá rõ: 19 xã, thị trấn bắc sông Tuần và sông Mã là vùng đất thịt thích hợp với thâm canh cây lúa nước 2 vụ; 22

xã, thị trấn vùng giữa và phía nam huyện là đất 1 vụ màu; 8 xã, thị trấn vùng biển là đất màu và khai thác hải thuỷ sản.

Tóm lại : Điều kiện tự nhiên của Hoằng Hoá thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện và khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản.

Hoằng Hoá có 10 km đường quốc lộ 1A, song song với nó là 10 km đường sắt Bắc Nam và có 12 km đường quốc lộ 10 chạy qua; Có 81 km đường sông, với các sông lớn như sông Mã đổ ra cửa Lạch Trào, sông Tuần đổ ra biển Lạch Trường. Hệ thống giao thông nông thôn liên xã, liên thôn trên các trục được nhựa hoá và bê tông hoá, rất thuận tiện cho thông thương kinh tế xã hội phát triển.

Về cư dân : Theo tài liệu khảo cổ, cư dân Hoằng Hoá có từ thế kỷ thứ X trước công nguyên (Di chỉ khảo cổ Quỳ Chữ, Hoằng Quỳ). Dân số năm 1945 là 104.617 người và đến nay (Năm 2010) là 249.745 người. Mật độ dân số là 1.127 người/km2. Con người Hoằng Hoá vốn có truyền thống hiếu học, do vậy mà sự học của con em Hoằng Hoá rất được chú trọng, từ gia đình hiếu học đến dòng họ hiếu học.

2.1.2- Tình hình kinh tế, xã hội và truyền thống văn hóa..

2.1.2.1- Về kinh tế: Trước đây nền kinh tế của Hoằng Hoá là thuần nông, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, trong nông nghiệp cây lúa giữ vị trí chủ yếu, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 85% tổng giá trị sản xuất. Tiến hành công cuộc đổi mới, đặc biệt là những năm gần đây thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, kinh tế Hoằng Hoá đã có sự chuyển biến mạnh mẽ cả ở cơ cấu nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng, năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất. Kinh tế liên tục phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và năm sau cao hơn năm trước, năm 1992 tăng 2,76%, năm 2000 tăng 13,2%, năm 2007 tăng 14,9%, năm 2008 tăng 15,2%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực đúng hướng, hạ dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chung : Năm 1992 cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 71,3%, công nghiệp chiếm 14,1%, dịch vụ chiếm 14,6% thì đến năm 2010 cơ cấu kinh tế tương ứng là: Nông - Lâm - Thuỷ sản chiếm 32%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 43,8%; Dịch vụ - Thương mại chiếm 24,2%. Hiện nay trên địa bàn đã và đang hình thành nhiều cụm, điểm, khu công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề như: Cụm công nghiệp - Dịch vụ ven quốc lộ 1A, Cụm công nghiệp thị trấn Bút Sơn, điểm công nghiệp Hoằng Đồng, làng nghề Đạt Tài, Hoằng Thịnh, Hoằng Lương…

*Về văn hoá, xã hội: Là mãnh đất ngàn năm văn hiến, có truyền thống yêu nước và cách mạng. Hơn 2000 năm trước trên mãnh đất này, đã có cư dân Lạc Việt cư trú (Di tích khảo cổ Quỳ Chữ, xã Hoằng Quỳ, Hoằng Hoá). Theo dòng năm tháng, cùng với những chuyển biến Lịch sử mãnh đất Hoằng Hoá đã khoác lên mình những Trầm tích văn hoá, ngày một phong phú và sâu sắc hơn, góp vào tiếng nói chung của nền văn minh lúa nước rất đỗi tự hào của đất nước. Hoằng Hoá là mãnh đất địa linh nhân kiệt, ở thời kỳ nào của dân tộc cũng sản sinh ra nhiều hiền nhân, chí sĩ làm rạng danh cho quê hương đất nước. Tiêu biểu như: Đệ nhất giáp Tiến sĩ Lưu Diễm - Người mở đầu đỗ đạt cho nền khoa bảng của tỉnh Thanh; Bảng nhãn Lương Đắc Bằng - Người thầy của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, người đã dâng Vua 14 kế sách trị bình thiên hạ; Cử nhân Nhữ Bá Sĩ - Người được xem là có tư tưởng, phương pháp giáo dục tiên tiến, đi trước thời đại bấy giờ; Võ tướng Lê Phụng Hữu - Người đã có công dẹp loạn tam vương giữ yên Triều Lý; Nguyễn Quỳnh hay còn gọi là Cống Quỳnh - Người mà nhân dân tôn thờ là Trạng Quỳnh, có chuyện kể đã được chuyển ngữ xuất bản ở 14 nước trên thế giới; Có và còn nhiều bậc hiền nhân, chí sĩ, các bậc túc nho, võ tướng, tuy có tư tưởng “Trung quân ái quốc” nhưng tất cả vì mục đích “Quốc thái dân an” đã để lại tiếng thơm cho muôn đời, ghi danh cùng sử sách cho đời sau…

2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục huyện Hoằng Hóa

Quy mô giáo dục trong những năm gần đây tiếp tục được duy trì, ổn định và từng bước hoàn chỉnh. Mạng lưới trường học đuợc phân bố rộng khắp trong toàn huyện, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân; Chất lượng GD&ĐT ngày càng được nâng lên; Phong trào xây dựng xã hội học tập và xã hội hoá giáo dục (XHHGD) đã có bước tiến đáng kể cả về nhận thức, cả về đầu tư toàn diện; CSVC - TBDH ngày càng được tăng cường ở mức cao...

Tuy nhiên, mạng lưới trường lớp phân bố chưa thật đồng đều giữa các vùng trong huyện; Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn huyện, hiện có 2.452 người (Trong đó THPT 445 người). Nhìn chung số lượng đảm bảo định mức theo quy định nhưng do địa bàn còn có những hạn chế khác nhau nên tỷ lệ giáo viên phân bố không đều giữa các đơn vị; Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa thật đồng đều giữa các vùng, ở các vùng ven biển, vùng xa trung tâm hầu hết là giáo viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy còn ít nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng Giáo dục - Đào tạo.

Riêng bậc THPT bao gồm có 8 trường, trong đó có 6 trường công lập, 1 trường tư thục và 1 TTGDTX-DN, với lịch sử phát triển của mỗi nhà trường cũng khác nhau, có trường thành lập đến nay đã gần 50 năm, nhưng cũng có trường mới thành lập cách đây gần 3 năm. Các trường công lập thì được tổ chức thi tuyển sinh đầu vào, còn các trường tư thục và bổ túc thì xét tuyển sau khi đã tuyển qua các trường công lập, do vậy mà sự tạo lập chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường cũng khá khác nhau. Tuy có 8 trường THPT như vậy, nhưng cũng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu học tập cho 80%

học sinh THCS vượt cấp được vào học...

Điều kiện tự nhiên và xã hội trên đây đã có ảnh hưởng to lớn đến việc phát triển giáo dục của huyện. Đó cũng là cơ sở để các trường có điều kiện thuận lợi trong việc giảng dạy và học tập. Tuy nhiên khó khăn cũng còn nhiều ở phía trước do tỷ lệ dân số đông, nguồn lao động dư thừa nhiều đòi hỏi phải kiếm nhiều công ăn việc làm mới đáp ứng yêu cầu cuộc sống mới trong đổi mới. Bên cạnh đó những khó khăn về khủng hoảng tài chính khu vực và kinh tế toàn cầu, dịch bệnh, bão lụt… ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của huyện. Điều này đặt ra chiến lược cho công tác giáo dục cả về tầm vĩ mô và vi mô của huyện.

2.1.4. Về quy mô học sinh và mạng lưới trường, lớp.

Mạng lưới các trường THPT ở huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá phát triển tương đối đồng đều, hiện tại đáp ứng khoảng 80% nhu cầu học tập của thanh, thiếu niên ở độ tuổi bậc học. Đến nay, toàn huyện có 08 cơ sở trường THPT, bao gồm ba loại hình : công lập, tư thục và bổ túc. Tuy vậy, việc phân bố chưa thật hợp lý, có

những địa bàn thiếu học sinh tuyển vào, nhưng cũng có địa bàn học sinh đăng ký vào học lại quá cao, có địa bàn học sinh đi học quá xa (Từ 10km đến 15km)...

Bảng 2.1: Quy mô học sinh, cán bộ, giáo viên các trường THPT huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa trong năm học 2010-2011

TT Tiêu chí 2009-2010 2010-2011 2011-2012

1 Số trường 07 08 08

2 Số lớp 218 221 226

3 Số học sinh 10.411 10.236 10.449

4 Số HS/lớp 47,7 46,3 46,2

5 Tỷ lệ HS nữ 56,8 56,5 56,3

6 Số CBGV 390 409 445

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa) Bảng 2.2. Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh

THPT huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa

Năm học

Hạnh kiểm % Học lực % Tốt

Nghiệp THPT

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém

2009-2010 87,8 11,0 1,09 0,11 6,10 73,8 20,1 0,00 0,00 99.72 2010-2011 89,7 8,33 1,81 0,16 9,16 73,4 17,3 0,14 0,00 99.62 2011-2012 89,7 8,33 1,91 0,06 9,54 74,6

5

15,7 0,11 0,00 99.98 (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa)

Một phần của tài liệu Mot so giai phap quan ly cong tac giao duc dao duc cho hoc sinh cac truong trung hoc pho thong huyen hoang hoa tinh thanh hoa (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w