HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA
2.2. Thực trạng về đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa
2.2.1 Thực trạng đạo đức của học sinh trung học phổ thông huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa
Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh các trường THPT huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa đã đạt được kết quả khả quan như số liệu thống kê ở bảng 2.2. Tỷ lệ học sinh đạt học lực khá giỏi ngày càng tăng trên dưới 80%. Nhìn vào kết quả xếp loại hạnh kiểm 5 năm gần đây của HS THPT huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa (Bảng 2.2) chúng tôi thấy: Điều đáng mừng là số học sinh có hạnh
kiểm tốt ngày càng tăng (sau 3 năm tăng 1,7%). Đa số các em học sinh đều có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách của mình và phấn đấu học tập tốt. Nhưng số liệu điều tra cũng làm cho những người làm công tác quản lý giáo dục phải suy nghĩ, trăn trở; đó là số học sinh có hạnh kiểm trung bình và yếu ngày càng tăng (sau 3 năm số học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình tăng 0,2% và hạnh kiểm loại yếu tăng 0,1%). Các em học sinh này đa số là lười học, ỷ lại, ham chơi, bỏ giờ, có học lực yếu kém phải rèn luyện hè, thi lại, lưu ban. Với thực tế này hơn bao giờ hết, nhà trường - gia đình - xã hội phải quan tâm tới vấn đề GDĐĐ cho thế hệ trẻ, toàn xã hội phải đồng tâm hiệp lực xây dựng một môi trường giáo dục trong sáng, lành mạnh; tạo điều kiện cho HS THPT tu dưỡng, rèn luyện, phát triển nhân cách toàn diện để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
2.2.1.1. Thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức của học sinh.
* Về nhận thức:
Chúng tôi trưng cầu ý kiến của 500 học sinh ở các trường THPT huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ trong nhà trường. Kết quả khảo sát như sau: (xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: Ý kiến của học sinh về sự cần thiết của GDĐĐ Đánh giá về mức độ Số ý kiến Tỷ lệ %
Rất cần thiết 412 82.4
Cần thiết 79 15.8
Có cũng được, không cũng được 9 1.8
Không cần thiết 0 0
Kết quả ở bảng 2.3 cho ta thấy phần lớn học sinh (412 em chiếm 82,4%) thấy được sự cần thiết GDĐĐ cho chính mình và cuộc sống cộng đồng. Điều đó cũng chứng tỏ các em mong muốn được GDĐĐ để hoàn thiện nhân cách của mình. Do vậy chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới công tác GDĐĐ cho học sinh trường trung học phổ thông một cách thiết thực phù hợp với lứa tuổi các em.
* Về thái độ: Tìm hiểu thái độ của học sinh đối với các quan niệm về đạo đức, chúng tôi đã điều tra bằng phiếu 500 em học sinh của 5 trường THPT huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa. Câu hỏi đặt ra là: “Em hãy cho biết ý kiến của mình về các quan niệm dưới đây?” kết quả như sau: (xem bảng 2.4)
Bảng 2.4: Thái độ của học sinh THPT đối với các quan niệm về đạo đức
TT Các quan niệm
Thái độ Điểm
TB Đồng ý
(3đ)
Phân vân (2đ)
Không đồng ý (1đ)
1 Cha mẹ sinh con, trời sinh tính 390 60 50 2.68
2 Đạo đức quan trọng hơn tài
năng 430 30 40 2.78
3 Đạo đức do xã hội quyết định 350 76 74 2.55
4 Đạo đức của mỗi người là do
mỗi người quyết định 415 38 47 2.74
5 Tiền trao cháo múc 40 72 388 1.30
6 Tài năng quan trọng hơn đạo
đức 154 57 289 1.73
7 Thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ 130 60 310 1.64
8 Sống để hưởng thụ 96 76 328 1.54
9 Văn hay chữ tốt không bằng
học dốt lắm tiền 60 85 355 1.41
10 Đạt được mục đích bằng mọi
giá 110 62 328 1.56
11 Có tiền mua tiên cũng được 36 103 361 1.35
12 Mình vì mọi người, mọi người
vì mình 476 10 14 2.92
Qua kết quả ở bảng 2.4 chúng tôi thấy đa số học sinh có thái độ đồng tình với nhiều quan niệm đúng. Mình vì mọi người, mọi người vì mình, cao nhất với điểm trung bình là 2,92. Đạo đức quan trọng hơn tài năng (2,74); Đạo đức của mỗi người là do mỗi người quyết định (2,74); Cha mẹ sinh con trời sinh tính (2,68); Đạo đức do xã
X
hội quyết định (2,55). Tài năng quan trọng hơn đạo đức (1,73). Các em không đồng tình với một số quan niệm sai: Tiền trao cháo múc (1,30); Có tiền mua tiên cũng được (1,35); Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền (1,41); . Như vậy, các em học sinh không đồng tình với quan niệm sống vì tiền, sống ích kỷ, thủ đoạn, sống để hưởng thụ … Tuy nhiên, bên cạnh thái độ ủng hộ của học sinh đồng tình với những quan niệm đúng, không đồng tình với những quan niệm sai, vẫn còn thái độ thiên về cá nhân thực dụng: Thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ (1,64); Đạt được mục đích bằng mọi giá (1,56); Sống để hưởng thụ (1,54)… Vì vậy, chúng ta cần phải giáo dục học sinh vươn tới lối sống cao đẹp hơn, tránh sa vào lối sống ích kỷ, cá nhân, hưởng thụ tầm thường.
2.2.1.2. Những biểu hiện yếu kém về đạo đức của học sinh các trường trung học phổ thông huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa
Để tìm hiểu thực chất những biểu hiện yếu kém về ĐĐ của học sinh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến và trao đổi với GVCN, cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn thanh niên, Công an xã, phường nơi địa bàn của trường ở các trường THPT của huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa và thu được kết quả như sau:
* Về ý thức đạo đức
Học sinh yếu kém về đạo đức thường có biểu hiện kém phát triển về ý thức hoặc có khi trở nên vô ý thức trong quan hệ với cộng đồng, với người khác. Nhận thức về xã hội lệch lạc, thiếu niềm tin hoặc hoài nghi cuộc sống, trong quan hệ với mọi người, ngay cả với người thân, ngại thổ lộ, bộc bạch tâm tính, những nét riêng tư, ngay cả những mặt tích cực. Đôi khi có sự di chuyển niềm tin vào những người tốt, vào những lẽ sống và những lý tưởng sống tích cực, cao đẹp sang niềm tin mù quáng vào cuộc sống bụi đời, với những bạn đường sống ngoài lề của xã hội, bất chấp hành vi ĐĐ, pháp luật, dư luận.
* Về mặt tình cảm và ý chí đạo đức
Một số em có những dấu hiệu bị tổn thương về mặt tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, thầy trò, thậm chí có những em trở nên ù lì, chai sạn, hận đời, hằn học, có những em hỗn xược với cả những người ruột thịt của mình. Một số em sống thiếu tình cảm gia đình, mồ côi cha mẹ, thiếu người thân, khao khát muốn được sống trong tình
cảm nhưng không được bù đắp thoả đáng cũng làm cho các em tiêu cực, mất thăng bằng về mặt tình cảm, dễ bị kích động hoặc trở nên nhu nhược, yếu thế. Một số em tỏ ra kém ý chí: Không tự kiềm chế được hành vi tiêu cực của mình hoặc tỏ ra yếu đuối, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ, ngại làm những việc cần phải khắc phục khó khăn trong học tập, lao động và công việc cụ thể.
* Một số biểu hiện về hành vi, thói quen đạo đức
+ Học sinh yếu kém về đạo đức thường có biểu hiện vi phạm nội quy trường, lớp như: Bỏ học, bỏ giờ, đi học muộn thường xuyên, đi học không có sách vở, không đủ dụng cụ học tập, ý thức học tập yếu; trong giờ học mất trật tự, không ghi chép bài, học bài; quay cóp, gian lận trong kiểm tra, thi cử.
+ Đôi khi có những hành vi tỏ ra xấc xược, hỗn hào, chọc tức, trêu chọc người khác, vô lễ với thầy cô giáo, với người trên, hay nói tục, chửi bậy, bắt nạt bạn bè, một số em tuy học giỏi nhưng tỏ ra kiêu ngạo, ích kỷ, thiếu lòng nhân hậu, nhân ái.
+ Một số em thường có những biểu hiện liên kết nhóm nhỏ tự phát, hành động theo những nhu cầu sở thích không lành mạnh, đôi khi đối lập với tập thể, với xã hội, hay có những trò tinh quái trêu chọc bạn bè, có những hành vi phản ứng quyết liệt khi chúng cảm thấy bị xúc phạm, hoặc trả đũa cho bỏ tức… Nói năng cọc cằn thô lỗ, có biểu hiện lệch lạc thái quá trong quan hệ giao tiếp bạn bè, người lớn, người khác giới.
+ Một số em tập nhiễm những thói quen xấu, tự do phóng túng, ăn mặc lập dị, hút thuốc lá, uống rượu bia, cờ bạc, cá cược và một số em có hành vi vi phạm pháp luật như: trộm cắp, trấn lột tiền, đánh và thuê người khác đánh bạn, phá hoại tài sản của nhà trường, đua xe, vi phạm luật giao thông, đua chen đời sống thực dụng, yêu đương quá sớm.
Những trẻ em yếu kém về đạo đức, đặc biệt là không có nhu cầu XH lành mạnh, sống thiếu niềm tin, kém ý chí… thì thông thường rơi vào tình trạng học tập yếu kém. Cùng với thời gian theo các bậc học, với tác động của gia đình và môi trường xã hội, từ chỗ tập nhiễm những yếu tố tiêu cực, dần dần trở thành những đặc điểm tính cách của trẻ, khó giáo dục, nhưng không có nghĩa là chúng trở thành những trẻ “mất dạy”; “vô giáo dục”… như một số người đã ám chỉ một cách thiếu sư phạm.
A.C.Makarenkô đã từng nhắc nhở các nhà sư phạm: “Dù sao chúng vẫn là con người phải đối xử với chúng với tư cách là con người hướng về tương lai. Với giả thuyết lạc quan và phải dứt bỏ quá khứ, những tiền sử không lấy gì làm tốt đẹp của chúng trong đầu các nhà sư phạm, những cái đó không có lợi cho trẻ nhỏ đang sống và đang được giáo dục hiện tại”.
Thực tế điều tra cho thấy số học sinh hư, yếu kém về ĐĐ buộc thôi học ngày càng tăng, mỗi năm chênh lệch 2 đến 3 em. Một thực trạng tồn tại nhiều năm nay là hầu hết học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đều được vào học THPT cho nên số học sinh ý thức yếu, học sinh hư, cá biệt vẫn được vào học THPT ở huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa. Chất lượng đầu vào thấp chính là vấn đề khó khăn mà các cán bộ quản lý cần dày công tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng GD.
Tôi điều tra số liệu về các hành vi vi phạm ĐĐ ở các trường THPT huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa trong 3 năm học gần đây (từ 2009-2012) và có kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.5: Một số hành vi vi phạm đạo đức của học sinh trong 3 năm (2009-2012)
TT
Hành vi vi phạm đạo đức
của học sinh
Năm học 2009-2010
Năm học 2010-2011
Năm học 2011-2012 Số
HS vi phạm
Tỷ lệ
% Số
HS vi phạm
Tỷ lệ
% Số
HS vi phạm
Tỷ lệ
%
1 Bỏ giờ, trốn học, chơi điện tử không kiểm soát được.
49 0,54 55 0,57 67 0,67
2 Gian lận trong kiểm tra, thi cử
25 0,28 17 0,18 20 0,20
3 Gây gổ đánh nhau 37 0,41 52 0,54 51 0,51
4 Nói tục, chửi thề, chửi bậy 34 0,37 39 0,40 41 0,41 5 Uống rượu bia, hút thuốc
lá
30 0,33 47 0,49 61 0,61
6 Chơi bài ăn tiền, xin đểu, trộm cắp vặt
13 0,14 42 0,43 45 0,45
7 Vô lễ, thiếu tôn trọng thầy 24 0,27 37 0,38 49 0,49
cô
8 Phá hoại của công, vi phạm an toàn giao thông
40 0,44 30 0,31 17 0,17
Tổng hợp 252 2.78 319 3.30 351 3.51
( Nguồn báo cáo tổng kết năm học ở các trường THPT Huyện Hoằng Hóa ) Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy số HS có hành vi vi phạm ĐĐ ngày càng tăng. Đây là điều đáng lo ngại. Năm học 2009-2010 có 252 em vi phạm chiếm 2,78%, năm học 2010-2011 có 319 em vi phạm chiếm tỷ lệ 3,30%; năm học 2011-2012 có 351 em vi phạm chiếm tỷ lệ 3,51%. Số HS vi phạm kỷ luật nhiều nhất là bỏ giờ, trốn học, nói tục, chửi thề, chửi bậy và gây gổ đánh nhau. Ngoài ra, số HS vi phạm vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô, đánh bạc, trộm cắp, gian lận trong kiểm tra, thi cử cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Đây là những em chưa có ý thức trong học tập, thiếu sự quan tâm của gia đình, các em thường xuyên bỏ giờ, trốn học đi chơi bi - a, điện tử, la cà hàng quán, xem phim truyện kinh dị, bạo lực, học yếu, ham chơi bị các bạn bè xấu lôi kéo dễ dẫn đến vi phạm pháp luật, thực tế đã có một số HS vi phạm pháp luật (trộm cắp, bị truy tố).
Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng bạo lực học đường: HS gây gổ, đánh nhau càng nhiều, không chỉ có HS nam mà có cả HS nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do xích mích trong tình bạn, tình yêu, kết bè, kết nhóm đón đường đánh trả thù nhau, phân vùng xã, phường… Nhiều khi các em còn dùng cả những hung khí như dao, kiếm, côn… do ảnh hưởng của trò chơi điện tử, phim, truyện bạo lực, có em thích đánh nhau, đánh hộ bạn để chứng tỏ máu anh hùng. Vấn đề đặt ra là nhà trường phải tăng cường giáo dục ý thức, động cơ học tập đúng đắn, giáo dục tình bạn, tình đoàn kết, thân ái, chan hoà để HS gắn bó thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống.
Số HS vi phạm nội quy trường lớp như uống rượu bia, hút thuốc trong nhà trường tuy không nhiều nhưng ảnh hưởng đến nhà trường, môi trường sư phạm trong sạch. Phần lỗi này do gia đình quá nuông chiều các em, xã hội hiện nay, nhiều gia đình cho con trẻ uống rượu bia, hút thuốc thoải mái như người lớn mà không biết tác hại của nó: say rượu bia, say thuốc lá từ nhà đến trường học, phóng xe vượt ẩu, phá rối lớp học… dẫn đến hành vi vi phạm ĐĐ.
Qua số liệu điều tra chúng tôi thấy số HS thiếu tôn trọng thầy cô giáo là những HS cá biệt, khó giáo dục và thường bỏ học giữa chừng. Tuy nhiên những cử chỉ vô lễ của HS đã làm ảnh hưởng tới tập thể HS. Nhà trường và gia đình phải thường xuyên giáo dục HS lòng tôn trọng biết ơn thầy cô giáo để giữ lấy truyền thống tốt đẹp “tôn sư trọng đạo” của dân tộc.
2.2.1.3. Các nguyên nhân dẫn tới hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức của học sinh
Số học sinh yếu kém về đạo đức không nhiều so với tổng số học sinh ở huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa, tuy nhiên nó lại có ảnh hưởng không nhỏ, dễ lây lan trong những tập thể học sinh. Để tìm ra nguyên nhân trên, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 200 người (gồm GVCN, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn thanh niên, cha mẹ học sinh). Kết quả thể hiện ở bảng 2.6 sau đây.
Bảng 2.6: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực đạo đức của học sinh.
STT Các nguyên nhân Số ý
kiÕn
Tû lệ
%
XÕ p bËc 1 Gia đình, XH buông lỏng GDĐĐ
174 87.
0 2
2 Ngời lớn cha gơng mẫu
185 92.
5 1
3 Quản lý GDĐĐ của nhà trờng cha chặt
chẽ 113 56.
5 12 4 Néi dung GD§§ cha thiÕt thùc
88 44.
0 15 5 Những biến đổi về tâm sinh lý lứa
tuổi 141 70,
5 7
6 Tác động tiêu cực của nền KTTT
155 77.
5 5
7 Một bộ phận thầy cô giáo cha quan
t©m GD§§ 119 59.
5 10
8 ảnh hởng của sự bùng nổ thông tin,
truyền thông 136 68.
0 8
9 Cha có sự phối hợp giữa các lực lợng
GD 168 84.
0 3
10 Sự quản lý DĐĐ của XH cha đồng bộ
118 59.
0 11 11 Phim ảnh, sách báo không lành mạnh
98 49.
0 13 12 Nhiều đoàn thể XH cha quan tâm
đến GDĐĐ 124 62.
0 9
13 Điều hành pháp luật cha nghiêm
158 79.
0 4
14 Tệ nạn XH
147 73,
5 6
15 §êi sèng khã kh¨n
97 48.
5 14 Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn
đến hành vi tiêu cực về đạo đức HS; có thể chia làm 5 nhóm nguyên nhân chủ yếu:
* Nguyên nhân từ phía gia đình
Gia đình là cái nôi của sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ. Trình độ văn hoá, lối sống, phơng pháp giáo dục của gia đình có ảnh hởng lớn đến nhân cách của HS. Kết quả
điều tra cho thấy, phần lớn những học sinh vi phạm các chuẩn mực
đạo đức (mà chúng tôi đã trình bày ở bảng 2.6) thờng là con cái của các gia đình có hoàn cảnh nh: Có khó khăn về kinh tế dẫn
đến bố mẹ không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái; Hoặc có điều kiện kinh tế khá giả nên nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái; Bố mẹ lăn lộn với cơ chế thị trờng để làm giàu, khoán trắng việc dạy dỗ con cái cho nhà trờng; Vợ chồng sống không hạnh
phúc, các mối quan hệ trong gia đình thiếu chuẩn mực: Vợ chồng - con cái cãi nhau, thậm chí đánh lộn nhau; bố mẹ li hôn...; Có thành viên của gia đình sa vào các tệ nạn xã hội nh nghiện hút, rợi chè bê tha, cờ bạc,....; Bố mẹ thiếu sự hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về GD và chăm sóc con cái.
* Nguyên nhân từ phía nhà trờng
Về phía Ban giám hiệu một số trờng đôi lúc cha nắm bắt kịp thời các hiện tợng vi phạm đạo đức của HS để răn đe, ngăn chặn kịp thời; Năng lực của một số GVCN còn nhiều hạn chế, cha đi sâu
đi sát từng HS để nắm bắt hoàn cảnh riêng của từng em, tìm hiểu tâm t nguyện vọng của HS; Một số giáo viên (GVBM) cha chú trọng việc thông qua "dạy chữ” để “dạy ngời”, nhiều lúc còn coi việc GDĐĐ HS chỉ là việc của GVCN, của BGH nhà trờng; Một số ít GV và thậm chí cả CBQL có lúc, có nơi còn thiếu gơng mẫu trong
đạo đức, lối sống, cha thực sự là tấm gơng sáng để HS noi theo.
Việc áp dụng các phơng pháp GD nói chung và GD đạo đức nói riêng còn cứng nhắc, thậm chí áp dụng sai nguyên tắc: xem nhẹ yếu tố thuyết phục, cỡng bức HS theo số đông, thiếu tôn trọng nhân cách HS, thô bạo trong đối xử với HS, tách việc GD HS có vi phạm các chuẩn mực đạo đức với việc GD đạo đức của cả tập thể HS...
* Nguyên nhân từ phía xã hội
- Đảng và nhà nớc ta đang chủ trơng xây dựng một xã hội học tập nhng một bộ phận HS chối bỏ quyền đợc học của mình, bởi thực tế quyền lợi của một số ngời học hành đến nơi đến chốn cha
đợc quan tâm bảo vệ một cách đầy đủ: Có nhiều bằng mà vẫn không tìm đợc việc làm phù hợp.
- Trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, văn hoá nền kinh tế nớc ta đang từng bớc chuyển mình trong thời kỳ mở cửa. Cơ chế thị tr- ờng đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho nhiều