CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
N. KIỂM SOÁT HỆ THỐNG NƯỚC SẠCH
1. Mục đích: Đảm bảo kiểm soát tốt và hiệu quả nguồn nước, nước đá cung cấp cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trong toàn doanh nghiệp.
2. Sơ đồ và hoạt động hệ thống cấp nước của doanh nghiệp:
2.1. Sơ đồ hệ thống:
Nguồn nước
Nước nóng
Nước thường
2.2. Kiểm soát hệ thống:
Kiểm tra hàng ngày:
- Kiểm tra dư lượng Chlorine B trong nước 01 lần /ngày : + Lấy vào cốc đong khoảng 20ml nước có pha Chlorine B + Nhúng que thử vào cốc trong 3-5 giây
+ Nếu nồng độ Chlorine B đo được là từ ppm là nước đạt yêu cầu sử dụng - Kiểm tra vi sinh trong nước 01 lần/tháng
+ Cấp nước mới vào cho đến khi đầy bể và thử độ dư lượng của Chlorine B trong nước
+ Cấp nước vào bình tới mức 10-20Cm và hoà Chlorine B nồng độ 100ppm + Khởi động lại hệ thống và kiểm tra lại toàn bộ các thông số của hệ thống (như kiểm tra hàng ngày) và kiểm tra dư lượng Chlorine B trong nước sau hệ thống
- Đối với hệ thống đèn cực tím khử trùng nước + Kiểm tra đầu cấp nước vào và ra tại đèn cực tím + Kiểm tra nguồn điện cấp cho đèn
+ Vệ sinh vỏ thuỷ tinh thạch anh bảo vệ bóng cực tím + Dự phòng bóng đèn để có thay ngay khi cần
Hệ thống lọc nước
Bể chứa nước ngầm
(150 m3)
Hệ thống duy trì áp lực (0- 6 kg/cm2)
Hệ thống đun nước
nóng
Sản xuất đá
viên
Nhúng mỳ, rau sau nấu
Nhà ăn và VP
Vệ sinh công nghiệp Dự phòng
Vệ sinh dụng cụ (T/hồi,
bếp..) Đun
nước sôi
Các vị trí sản xuất khác Đèn UV
2.3. Hệ thống xử lý nước thải.
Hệ thống xử lý nước thải 3 ngăn liên hoàn, trước khi đưa nước trở lại hệ thống thu gom nước thải chung.
Bước đầu áp dụng tại nhà hàng khách sạn sinh thái: Budapest Địa chỉ: Tổ 3- Khu 1- Vân Phú - TP Việt Trì - Phú Thọ.
Quy mô cung cấp xuất ăn lên tới 1200 suất ăn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nội dung của đề tài đƣợc thực hiện trong thời gian cho phép, đã có những con số thống kê, trên cơ sở đó dựa vào việc phân tích và so sánh, ta thu đƣợc những kết quả cụ thể nhƣ sau:
Thực trạng vấn đề sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tại địa bàn thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ: hệ thống nhà hàng, quán ăn phát triển với số lƣợng lớn, quy mô đa dạng, hệ thống khách sạn ngày một phong phú hơn về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Tuy nhiên hầu hết quy trình chế biến, cơ sở vật chất chƣa đáp ứng đảm bảo VSATTP.
Về thực trạng quản lý an toàn thực phẩm tại 125 cơ sở sản xuất và kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ còn tồn tại nhiều vấn đề trong công tác quản lý, thực hành vệ sinh tại các cơ sở: Vẫn còn một số lƣợng không nhỏ các cơ sở hoạt động nhƣng không đủ điều kiện đảm bảo ATTP: Gần 50% cơ sở.
Thực hành vệ sinh tại các nhóm cơ sở không đồng đều, có thể kết luận sơ bộ rằng cửa hàng ăn nhanh và các dịch vụ ăn uống trong khách sạn có thái độ chấp hành tốt các yêu cầu về thực hành vệ sinh, còn tại các bếp ăn tập thể đang dần đƣợc quan tâm và chú trọng, các nhà hàng quán ăn và thức ăn đường phố có mức tuân thủ thực hành vệ sinh thấp nhất: Chỉ hơn 52% cơ sở mua thực phẩm tại nơi có chứng nhận ATTP, hơn 40% cơ sở không có kiến thức về lây nhiễm chéo... Công tác đào tạo về kiến thức VSATTP chƣa đƣợc quan tâm đúng mức: Chỉ có khoảng 45% cơ sở đƣợc tham gia khóa đào tạo, 64% ý kiến từ cơ sở đối với việc đào tạo là không cần thiết.
Giải pháp: Cần hoàn thiện tốt hệ thống pháp luật về ATTP, thực hiện tổ chức giám sát kiểm tra về các quy định ATTP, tăng cường về giáo dục nhận thức cộng đồng, đối với các cơ sở đƣa ra các yêu cầu chi tiết về ATTP đối với từng vấn đề:
Địa điểm, phương pháp chế biến, bảo quản, phục vụ... Thực hiện xây dựng một mô hình quản lý ATTP dựa theo nguyên tắc HACCP tại nhà hàng, khách sạn.
Kiến nghị: Sau khi hoàn thiện đề tài, bản thân tôi rất mong muốn đề tài đƣợc hướng dẫn hoàn thiện tốt hơn nữa và đưa vào áp dụng thực tế giúp việc quản lý ATTP tại địa bàn Thành phố Việt Trì nói riêng và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung, một phần nữa là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và học tập tại trường Cao Đẳng Nghề Phú Thọ.