Hợp đẳng cung ứng dịch vụ giám định

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ (Trang 130 - 133)

Khoản 1 Khoản 1 Điều 259 LTM 2005/ quy định một người có

3.2.3.5. Hợp đẳng cung ứng dịch vụ giám định

Hợp đồng cung ứng dịch vụ giám định là sự thỏa thuận

giữa thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định và khách hang, trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong ViỆc cung ứng và sử dụng dịch vụ giám định.

4) Chủ thể và hình thức của hop dong

Chủ thé của hợp đồng cung ứng dịch vụ giám định gồm có bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng). Bên cung ứng dịch vụ phải là thương nhân có đăng ký

kinh doanh dịch vụ giám định. Điều kiện để một thương nhân được đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định được phân tích

tại mục 3.2.3.2 nêu trên. Khách hàng của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định là một bên hoặc các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ, có -_ thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân. Khách hàng của thương nhân cung ứng dịch vụ cũng có thể là cơ quan nhà nước có thâm quyền có yêu cầu giám định hàng hóa hoặc kết quả cung ứng dịch vụ (Điều 268 LTM 2005).

LTM 2005 không yêu cầu hợp đồng cung ứng dịch vụ

*% Nghị định 20/2005/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 125/2014/NĐ-CP ngày 29/12/2014.

257

giám định phải được thể hiện dưới một hình thức cụ thể. Vì vậy, căn cứ vào quy định tại Điều 74 LTM 2005, hợp đồng

cung ứng dịch vụ giám định có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

b) Quyên và nghĩa vụ của các bên

LTM 2005 chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản, mang tính nguyên tắc của bên cung cấp dịch vụ giám định.

Các bên tham gia vào quan hệ này hoàn toàn có quyền thỏa

thuận thêm các quyền và nghĩa vụ khác với điều kiện là các.

ˆ a A ^ ve , “, . ˆ A ơ " .

thỏa thuận như vậy không trái với các quy định của Luật này : và pháp luật liên quan.

- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định

Theo quy định tại khoản 1 Điều 263 LTM 2005, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có các quyền như:

(i) yéu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết để thực hiện việc giám định theo nội dung đã thỏa thuận; (ii) nhận thủ lao dịch vụ và các chi phí

hợp lý khác.

Trong khi đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 263 LTM 2005 thì thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có các nghĩa vụ như: (i) chấp hành các tiêu chuẩn và các quy định khỏc của phỏp luật cú liờn quan đến dịch vụ giỏm định; (ù) bảo đảm việc giám định hàng hóa trung thực, độc lập, khách quan, kịp thời, đúng quy trình, phương pháp giám định; (ii) cấp chứng thư giám định và chịu trách nhiệm về nội dung

258 i | i i l |

của chứng thư giám dinh; (iv) chiu trach nhiệm vật chat trong

trường hợp giám định sai. -

Tuy nhiên, để có quyền yêu cầu bên giám định chịu trách nhiệm về kết quả giám định trong trường hợp này, khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định là sai

do lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định. Điều 266 LTM 2005 phân biệt trách nhiệm vật chất của thương

nhân kinh doanh dịch vụ giám định trong trường hơp giám

định sai do lỗi cố ý và do lỗi vô ý, theo đó:

- Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám

định cấp chứng thư giám định sai do lỗi vô ý của mình thì

phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức tiền phạt do hai bên

thỏa thuận, nhưng không quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định. Mức phạt này là phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của Hiệp hội giám định quốc tế”. Đây là quy định về mức phạt mang tính đặc thù, chỉ áp dụng đối với trường hợp giám định sai do lỗi vô ý, quy định này cũng khác với giới hạn mức phạt đối với các hoạt động thương mại khác (8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm (Điều 301 LTM 2005). Ngoài ra,

khác với chế tài phạt vi phạm hợp đồng áp dụng đối với các hoạt động thương mại khác, phạt do giám định sai do lỗi vô ý không cần các bên phải thoả thuận trước trong hợp đồng, các bên chỉ cần thoả thuận về mức phạt mà thôi. Vì thế, về mặt lý thuyết thoả thuận về mức phạt cũng có thê được tiễn hành

* Uy ban thường vụ Quốc hội, Báo cáo số 350/UBTVQHII giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi) trình Quốc hội thông

qua, ngày 18/5/2005. :

259

sau khi đã.có kết luận về việc giám định sai. Tuy nhiên, trong

thực tiễn, việc đạt được thoả thuận về mức phạt như vậy cũng không khả thi do sự việc đã xảy ra rồi. Chính vì vậy, các bên

nên thỏa thuận trước về mức phạt trong hợp đồng để tránh

tranh chấp về sau.

- Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám

định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của

mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định. Vẻ bản chất, bồi thường thiệt

hại là một biện páhp khắc phục hat qua nên bên yêu cầu bồi

thường có nghĩa vị chứng minh thiệt hại.

Như vậy, việc xử lý đối với trường hợp giám định sai do lỗi vô ý sẽ nhẹ hơn vì không bao gồm việc bồi thường toàn bộ thiệt hại như trong trường hợp giám định sai do lỗi cố ý.

Quy định này xuất phát từ việc giám định là một hoạt động đặc thù, người giám định không làm thay đỗi chất lượng của hàng hóa mà chỉ lẫy mẫu đại diện để kiểm tra và cấp chứng

thư chứng thực các thông tin thu được trong quá trình giám

định.

- Quyền và nghĩa vụ của giám định viên

Khi thực hiện hoạt động giám định theo sự phân công

của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại,

giám định viên có quyền và nghĩa vụ như quy định tại Điều

263 LTM 2005 và được cụ thể hóa tại Điều 7 Nghị định 20/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau: (¡) độc lập thực hiện việc

giám định được giao và phải từ chối thực hiện việc giám định

khi việc giám định đó có liên quan đến quyền lợi của mình;

260

1. tự

- ù) thực hiện việc giỏm định một cỏch trung thực, khỏch quan, khoa học, kịp thời, chính xác, theo đúng yêu cầu chính đáng

đã được thỏa thuận.với bên yêu cầu giám định; (iii) có quyền yêu cầu được cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết liên quan

tới công việc giám định mà mình được phân công thực hiện;

(iv) cé quyén từ chối sự can thiệp của bất kỳ cá nhân, tổ chức nảo vào hoạt động giám định dẫn đến sai lệch tính chính xác,

trung thực của dịch vụ giám định mà mình đang thực hiện; (v) phản ánh trung thực kết quả giám định trong Chứng thư giám định và ký Chứng thư giám định; (vi) có. trách nhiệm giữ bí

mật về thông tin, tài liệu liên quan tới kết quả giám định theo

yêu cầu của khách hàng; (vii) chịu,trấch nhiệm trước pháp luật và thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về tính chính xác của kết quả giám định.

- Quyền và nghĩa vụ của khách hàng

Theo quy định tại Điều 264 LTM 2005, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, khách hàng có các quyền như Sau: (i) yêu cầu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thực hiện việc giám định theo nội dung đã thỏa thuận; (ii) yêu cầu giám định lại nếu có lý do chính đáng để cho rằng thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định không thực hiện đúng các

yêu cầu của mình hoặc thực hiện giám định thiếu khách quan,

trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định; và (11)

yêu cầu trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại nều thương

nhân kinh doanh dịch vụ giám định giám định sai.

Theo quy định tại Điều 265 LTM 2005, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, khách hàng có các nghĩa vụ như:

261

(i) cung cấp đầy đủ và chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết

cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khi có yêu

cầu; (ii) trả thù lao giám định và các chi phí hợp lý khác cho

bên cung ứng dịch vụ.

Tóm lại, giám định thương mại là hoạt động thương

mại đòi hỏi bên cung cấp dịch vụ phải đáp ứng các điều kiện

nhất định theo quy định của pháp luật đồng thời đáp ứng các yêu cầu mang tính khoa học chuyên ngành. Sự tổn tại và phát

triển của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định phụ thuộc gần như tuyệt đối vào Tính khoa học, chính xác và

khách quan của kết quả giám định. Vì thế, các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động này phần lớn chỉ dừng lại ở mức độ nguyên tắc. Mặc dù các bên hoàn có quyền quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của các mình trong hợp

đồng cung ứng dịch vụ, trách nhiệm của bên cung ứng dịch

vụ giám định không chỉ đừng lại ở các nghĩa vụ cam kết trong

hợp đồng mà ở uy tín tạo lập được thông qua tính chính > xác của các chứng thư giám định do mình cấp.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(255 trang)