Đặc điểm về chủ thể ⁄

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ (Trang 178 - 181)

CHƯƠNG 5 MOT SO HOAT DONG THUONG MAI KHAC

4) Đặc điểm về chủ thể ⁄

Với tư cách là hoạt động thương mại thì hoạt động cho thuê hàng hóa là hoạt động của thương nhân. Như vậy, chủ

thể của quan hệ cho thuê hàng hóa là thương nhân, cả bên cho thuê lẫn bên thuê. Hoạt động cho thuê trước hết là hoạt động

được thương nhân đăng ký kinh doanh'°, nghĩa là thương nhân đó lấy việc cho thuê làm nghề nghiệp của mình. Nhưng

nếu thương nhân cho thuê hàng hóa mà mình tạm thời không

sử dụng (như do tạm thời ngưng sản xuất, thu hẹp sản xuất) thì việc cho thuê đó cũng chịu sự điều chỉnh của quy định về hoạt động cho thuê hàng hóa của LTM 2005. Còn bên thuê

trước hết cũng là thương nhân. Thương nhân thuê hàng hóa

là để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Nhưng nếu bên thuê hàng hóa là không phải là thương nhân thuê hàng hóa của thương nhân thì hợp đồng đó sẽ chịu sự

!9 Thuộc ngành kinh tế với mã ngành N77 và K64910 (cho thuê tài chính) theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.

352

SA

ũ i We

i

ay ap

a] '

điều chỉnh của LTM 2005, nếu bên thuê không phải là thương

nhân đó chọn áp dụng Luật này (khoản 3 Điều 1 LTM 2005).

b) Đặc điểm về đối tượng

Đối tượng của hoạt động cho thuê hàng hóa là hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 LTM 2005, bao gom tat cả các loại động sản và những vật gắn liền với đất đai. Riêng đôi với hoạt động cho thuê tài chính thì tài sản cho thuê tải

chính là máy móc, thiết bị hoặc tài sản khác theo quy định của

yy, Ngân hàng Nhà nước (khoản 8 Điều 3 Nghị định số 39/2014/

NĐ-CP). Thực tiễn hoạt động cho thuê hàng hóa cho thay

hàng hóa được cho thuê chủ yếu là máy móc, thiết bị, dây chuyển sản xuất, phương tiện vận chuyển, phương tiện thi

công công trình.

c) Đặc điêm về mục đích

Đối với bên cho thuê lấy việc cho thuê là hoạt động kinh doanh của mình thì hoạt động cho thuê nhằm tạo ra lợi

nhuận từ việc cho thuê. Đối với bên thuê thì việc thuê thay

VÌ mua hàng hóa giúp bên đó có được hàng hóa cần cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mà không phải bỏ ra chỉ phí mua sắm vượt quá khả năng tài chính của mình. Mặt khác, xét về

mặt kinh tế, việc thuê hàng hóa có thể hiệu quả hơn việc mua

trong trường hợp bên thuê không thường xuyên sử dụng hoặc chỉ cần sử dụng hàng hóa đó trong một thời gian nhất định.

Cũng vì vậy mà từ góc độ kinh tế, việc thuê hàng hóa nói chung (nghĩa là không chỉ hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính) còn được xem là một biện pháp tài

chính đối với bên thuê.

353

Thực tiễn hoạt động cho thuê hàng hóa còn cho thấy có thể có sự kết hợp giữa thuê và mua (được gọi là “thuê mua”). Theo đó, sau khi kết thúc thời hạn thuê bên thuê sẽ

mua hoặc được ưu tiên mua hàng hóa cho thuê đó. Trong trường hợp này, xét về mặt kinh tế bên thuê mua có được lợi

ích như người mua trả dan (tra góp).

5.3.2. Hợp đồng cho thuê hàng hóa

Quan hệ cho thuê hàng hóa cũng là quan hệ hợp đồng trong hoạt động thương mại. Định nghĩa về cho thuê hàng hóa cho thấy đây là loại quan hệ hợp đống song vụ, nghĩa là quan hệ hợp đồng mà trong đó các bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Sau đây, các vấn đề pháp lý cơ bản nhất của loại hợp đồng này như (Ă) hỡnh thức hợp đồng, (1ù) chuyờn giao ` và tiếp nhận hàng hóa cho thuê, (iii) trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hóa cho thuê, (iv) chuyền rủi ro đối với hàng

hóa cho thuê, (v) bảo dưỡng và sửa chữa hàng hóa cho thuê, (v1) thanh toán tiền thuê hàng hóa, (vii) cho thuê lại và (viii) thay đổi quyền sở hữu trong thời hạn thuê, sẽ được đề cập:

5.3.2.1. Hình thức hợp đồng

LTM 2005 không quy định về hình thức của hợp đồng

cho thuế hàng hóa, Luật này cũng không có quy định chung về hình thức của hợp đồng trong hoạt động thương mại, bởi

vậy phải áp dụng quy định của BLDS 2015 để xem xét vấn đề

hình thức của hợp đồng cho thuê hàng hóa. Tuy nhiên, BLDS 2015 không còn quy định về hình thức của hợp đồng, mà chỉ quy định chung về hình thức của giao dịch dân sự.

354

Như vậy, với tính chất là một dạng của giao dịch dân sự, vì hợp đồng cho thuê hàng hóa'có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật

không quy định một loại” hợp đồng cho thuê hàng hóa nhất

định nào đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định (Điều 119 BLDS 2015). Ví dụ, theo quy định tại khoản 2

Điều 215 Bộ luật Hàng hải 2015 thì hợp đồng thuê tàu biển phải được giao kết bằng văn bản; theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP thì hợp đồng cho thuê tài chính còn phải được được đăng ký theo quy định pháp luật.

Hợp đồng cho thuê hàng hóa cũng có thẻ được xác lập bằng thông điệp dữ liệu, bởi hình thức nảy, co giá tri trong |

đương văn bản (Điều 15 LTM 2005, khoản 1 Điều 119 BLDS 2015).

. Trong thực tiễn n hoạt động thương mại, kể cả trường hợp pháp luật không quy định một loại hợp đồng cho thuê

hàng hóa nào đó phải được lập thành văn bản, thì vì lý do kế

toán chúng cũng đều được lập thành văn bản. Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp này thì các thỏa thuận khác bằng lời nói mà không thể hiện trong văn bản vẫn có giá trị ràng buộc giữa các bên, trừ phi thỏa thuận bằng văn bản có ghỉ rõ “các thỏa thuận khác không lập thành văn bản thì không có giá trị”.

3.3.2.2. Chuyén giao va tiép nhận hàng hóa cho thuê

Theo quy định tại khoản 1 Điều 270 LTM 2005 thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cho thuê có nghĩa vụ giao hàng hóa cho thuê theo đúng hợp đồng cho thuê với bên thuê. - Tương ứng với nghĩa vụ giao hàng hóa của bên cho thuê là

355

nghĩa vụ nhận hàng hóa của bên thuê.

Với tư cách là hành vi pháp lý thì giao hàng hóa cho thuê bao hàm việc chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng đối với hàng hóa cho bên thuê. Việc giao hàng hóa không nhất thiết đồng thời là hành vi thực tế, vì có thể hàng hóa đã nằm trong tay bên thuê (điển hình là trường hợp mua và cho thuê

lại theo hình thức cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định 39/2014/NĐ-CP). Tương tự việc giao hàng hóa của bên cho thuê, việc nhận hàng hóa của bên thuê cũng là hành vi

pháp lý bao hàm việc nhận quyển chiếm hữu và sử dụng đối

với hàng hóa cho thuê.

Tuy nhiên, bên cho thuê chỉ được coi là đã hoàn thành việc giao hàng hóa cho thuê khi bên thuê được coi là đã chấp nhận hàng hóa cho thuê theo quy định tại Điều 278 và bên thuê không rút lại chấp nhận theo quy định tại Điều 279 LTM

2005.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 278 LTM 2005 thì

bên thuê được coi là đã chấp nhận hàng hóa cho thuê sau khi

bên thuê có cơ hội hợp lý dé kiểm tra hàng hóa cho thuê và (i) khéng từ chối hàng hóa cho thuê hoặc (ii) xác nhận sự phủ hợp của hàng hóa cho thuê với thỏa thuận trong hợp đồng

hoc (iii) xác nhận việc sẽ nhận hàng hóa đó, dù không phù

hợp với thỏa thuận trong hợp đồng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 278 LTM 2005 thì trường hợp bên thuê phát hiện ra

sự không phủ hợp với hợp đồng của hàng hóa sau khi đã chấp nhận hàng hóa mà sự không phù hợp đó có thể được xác định thông qua việc kiểm tra một cách hợp lý trước khi chấp nhận

356

_ hàng hóa thì bên thuê không được dựa vào sự không phù hợp

đó đề trả lại hàng. Tuy nhiên, quy định này không loại trừ trách nhiệm của bên cho thuê đối với khiếm khuyết của hàng hóa cho thuê trong cắc trường hợp như trình bày sau đây.

Š.3.2.3. Trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hóa

cho thuê

Khiếm khuyết của hàng hóa cho thuê là các yếu tổ làm cho hàng hóa đó không phù hợp với hợp đồng. Hàng hóa

cho thuê được coi là không phù hợp với hợp đồng trong các

trường hợp quy định tại Điều 275 LTM 2005, cụ thể là khi

hàng hóa đó (¡) không phù hợp với mục đích sử dụng thông

thường của cỏc hàng húa cựng chủng loại hoặc (1ù) khụng phự hợp với mục đích cụ thể mà bên thuê đã cho bên cho thuê biết hoặc bên cho thuê phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng hoặc (iii) không đảm bảo chất lượng như chất lượng của mẫu

hàng mà bên cho thuê đã giao cho bên thuê. Trách nhiệm đôi

với khiếm khuyết của hàng hóa cho thuê được quy định tại Điều 280 LTM 2005. Theo đó, việc phân định trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hóa cho thuê căn cứ theo thỏa thuận của các bên. Chỉ khi các bên không có thỏa thuận, trách

nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hóa cho thuê mới được

phân định như sau:

Bên thuê tự chịu trách nhiệm (nghĩa là bên cho thuê

không chịu trách nhiệm) đối với khiếm khuyết của hàng hóa

trong hai trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất: Khiếm khuyết đã có trước thời điểm giao kết hợp đồng, nhưng bên thuê đã biết hoặc phải

357

biết về khiếm khuyết đó.

Trường hợp thứ hai: Khiểm khuyết của hàng hóa được phát hiện sau khi bên thuê chấp nhận hàng hóa cho thuê mà

khiếm khuyết đó có thể được bên thuê phát hiện nếu thực hiện việc kiểm tra một cách hợp lý trước khi chấp nhận hàng hóa.

Với quy định như vậy, có thể hiểu trong quan hệ hợp đồng cho thuê hàng hóa thì “việc kiểm tra hàng hóa một cách hợp

lý trước khi chấp nhận hàng hóa” là nghĩa vụ đương nhiên của bên thuê. Đây là sự khác biệt giữa quan hệ hợp đồng mua

bán hàng hóa và hợp đồng cho thuê hàng hóa-mà các bén giao kết hợp đồng cần phải biết.

Bên cho thuê chịu trách nhiệm đối với khiếm khuyết

của hàng hóa cho thuê trong các trường hợp khác.

5.3.2.4. Chuyên rủi ro đỗi với hàng hóa cho thuê

Trong quan hệ hợp đồng cho thuê hàng hóa thì bên

cho thuê vẫn giữ quyền sở hữu đối với hàng hóa cho thuê, nên bên cho thuê (và là chủ sở hữu hàng hóa) vẫn phải chịu tốn thất (chịu rủi ro) đối với hàng hóa cho thuê trong thời hạn thuê nếu bên thuê không có lỗi gây ra tổn thất đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (Điều 273 LTM 2005).

Như vậy, quy định tại Điều 274 LTM 2005 chỉ áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho thuê từ bên cho thuê sang bên thuê, nhưng không thỏa thuận rủi ro được chuyển vào thời điểm nào. Khi đó thời điểm chuyển rủi ro được xác định như sau:

“1, Trường hợp hợp đồng cho thuê có liên quan đến

358

việc vận chuyển hàng hóa:

a) Nếu hợp đồng không yêu cầu giao hàng hóa cho thuê tại một địa điểm cụ thể thì rủi ro sẽ chuyên cho bên thuê

khi hàng hóa cho thuê được: giao cho người vận chuyên đầu tiên;

b) Nếu hợp đồng yêu cầu phải giao hàng hóa cho thuê tại một địa điểm cụ thể thì rủi ro chuyển cho bên thuê hoặc người được bên thuê ủy quyền nhận hàng tại địa điềm đó;

/ 2. Trường hợp hàng hóa cho thuê được nhận bởi người ¡ vận chuyên thì rủi

“nhận hàng để giao mà không phải là người cnuys ` ro chuyển cho bên thuê khi người nhận hang xac nhận quyên chiếm hữu hàng hóa cho thuê của bên thuê; -

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ (Trang 178 - 181)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(255 trang)