Tại Việt Nam, hoạt động nhượng quyền thương mại mới được quy định lần đầu tiên tại LTM 2005. Tuy nhiên thông tin từ thực tiễn hoạt động thương mại cho thấy hoạt động có tính chất nhượng quyền thương mại đã xuất hiện nhiều năm trước khi Luật này có hiệu lực, khi một số doanh
nghiệp Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu có uy tín
và phát sinh nhu cầu mở rộng mạng lưới kinh doanh dưới thương hiệu đó. Từ khi LTM 2005 có hiệu lực, hoạt động
nhượng quyền thương mại đã nhanh chóng phát triển ở Việt
Nam, đặc biệt là hoạt động nhượng quyền thương mại từ
nước ngoài vào Việt Nam, nhất là khi thị trường bán lẻ Việt Nam được mở cửa gần như hoàn toàn theo cam kết với WTO
từ đầu năm 2009.
Hoạt động nhượng quyền thương mại làm phát sinh
364 `
nhiều vẫn đề cần được điều chỉnh về mặt pháp lý. Pháp luật thương mại chủ yếu điều chỉnh hai vấn đề: (i) quan ly nha
nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại, bao gồm ban hành các quy định về điều kiện nhượng quyền thương mại, các thủ tục hành chính nhà nước liên quan, xử lý các vị
phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại và | (ii) quan hệ nhượng quyền thương mại giữa các thương nhân tham gia. Trong phạm vi giáo trình này, cả hai nhóm vấn đề
trên đều được đề cập, nhưng với trọng tâm là nhóm vẫn đề
về quan hệ nhượng quyền thương mại giữa các bên tham gia.
5.4.1. Khái quát về nhượng quyền thương mại 3.4.1.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại
Từ góc độ pháp lý, LTM 2005 giải thích nhượng quyền
_ thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự minh tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau day: (i) việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được
tiễn hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng
quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên
thương mại, bí quyết kinh doanh, khâu hiệu kinh doanh, biểu
tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; (ii) bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận
quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh (Điều 284).
Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tiễn thương mại, tùy thuộc vào từng góc nhìn mà có nhiều định nghĩa khái niệm nhượng quyền thương mại khác nhau. Nhưng có thể nhận thấy rằng các định nghĩa này đều chứa đựng các nội dung cơ 365
bản như sau: nhượng quyền thương mại là quan hệ hợp đồng
giữa hai hoặc nhiều bên tham gia, trong đó bên tham gia là
bên nhận quyền được quyền tham gia bán sản phẩm hoặc
cung ứng dịch vụ theo một kế hoạch kinh doanh hay trong một hệ thống phân phối do bên nhượng quyền vạch ra và cơ _ hội kinh doanh của bên nhận quyền gắn liền với các quyền được bảo hộ (như nhãn hiệu, sáng chế, quảng cáo) hay các
dâu hiệu thương mại của bên nhượng quyền và bên nhượng
quyên có thể đành cho bên nhận quyền các ưu đãi trên thị trường đầu vào, còn bên nhận quyền có nghĩa vụ trả trực tiếp hoặc gián tiếp khoản tiền nhượng quyền định kỳ.
Khái niệm “nhượng quyền thương mại” trong pháp luật và thực tiễn thương mại Việt Nam được chuyên ngữ từ
pis (
it
thuat ngi “franchise”. Thuật ngữ franchise có nguồn gốc từ „ tiếng Pháp, Tại Pháp, thuật ngữ franchise đã được sử dụng tử thời trung cỗ với ý nghĩa là trao đặc quyền, thường được sử
dụng để chỉ việc nhà nước trao cho một cá nhân nào đó đặc
quyền được cung cấp cho nhà nước một sản phẩm nhất định nào đó. Cũng vào thời trung cổ, ở Vương quốc Anh thuật ngữ franchise được sử dụng để chỉ việc Hoàng gia trao cho các cá nhân được tin cân đặc quyền được thu thuế cho Hoàng gia.
Vào thế kỷ thứ 19, ở Mỹ thuật ngữ franchise được sử dụng đề chỉ việc trao quyền khai thác lãnh thổ, như trao quyền xây
dựng đường sắt qua một lãnh thổ nhất định. Vào cuối thế kỷ
19 và sang đầu thế kỷ 20 thuật ngữ này cũng được bắt đầu
được sử dụng để chỉ việc các công ty sản xuất với thương
hiệu nỗi tiếng thiết lập các hệ thống phân phối sản phẩm với
sự tham gia của các thương nhân độc lập, tự bỏ tiền ra để thiết 366
lập cơ sở phân phối nhằm phân phối các sản phẩm của nhà sản xuất, như hệ thống phân phối của các công ty như Singer (máy may), Coca Cola (nước giải khát), Snap on Tools (công cụ), General Motors (ô tô) v.v...
Tuy nhiên, kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại như ngày nay được xem là có nguồn gốc từ hé thong franchise ca McDonald’s Corporation (My) được triển khai vào năm 1955 bởi Ray Kroc.'' Từ đó, bên cạnh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh của chính mình, McDonald's Corporation còn thiết lập được cả một hệ thống nhà hàng thức
ăn nhanh trên khắp thế giới do các bên nhận quyền tự đầu tư
và tiền hành kinh doanh theo một hệ thống do công ty này ấn định. Đến nay, McDoald°s Corporation đã có đến 35.000 đối tác nhận quyền thương mại trên khắp thế giới.
Ngày nay, kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại đã phát triển rộng khắp trên thê giới. Mỹ được xem là quốc gia có “nền kinh tế nhượng quyền” phát triển nhất, có quy mô ước tính lớn gấp 5 đến 10 lần châu Âu", Còn ở châu Âu, nhượng quyền thương mại cũng ngày càng phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ,
nhà hàng, khách sạn, giải trí và xây dựng. -
!' Về Ray Kroc va hệ thống nhượng quyền của McDonald”s tham khảo:
Gross, Daniel, “Ray Kroc, McDonald’s, and the Fast-Food Industry”, in Gross, Daniel (1997), Forbes Greatest Business Stories of All Time, Nxb.
Wiley, tr. 177-192.
'? Xem: trang thông tin điện tử toàn cầu chính thức của McDonald’s Corporation: www.corporate.mcdonalds.com
3 Thông tin về kinh tế nhượng quyền ở Mỹ, xem: https://franchiseecon-
omy.com
367
Ở Việt Nam, theo thống kê của Vụ Thị trường trong nước và Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công thương), trong thời gian từ 15/01/2007 đến 15/7/2015, có 137 thương nhân và 148 nhãn hiệu nước ngoài được cấp phép nhượng
quyền thương mại vào Việt Nam. Trong đó, lĩnh vực nhà hàng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,7%, 43 thương hiệu), tiếp theo là thời trang (19,3%, 19 thương hiệu), giáo dục đảo tạo (14,1%, 17 thương hiệu), cửa hàng tiện lợi (2,2%, 3 thương hiệu), cửa hàng bán lẻ khác (10,4%, 15 thương hiệu),
sản xuất bán buôn các dịch vụ khác như dược phẩm, hóa chất,
môi giới bất động sản, lưu kho... chiếm 10,3%. Trong khi
đó, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nhượng quyên thương mại ra nước ngoài như Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery, Ninomax, giay dép T&T... Các số liệu trên chưa kể đến hoạt động nhượng, quyền thương mại không có yếu tố nước ngoài.
5.4.1.2. Đặc điễm của nhượng quyền thương mại
Hoạt động nhượng quyền thương mại có một số nét
tương đồng với hoạt động đại lý thương mại và hoạt động
phân phối hàng hóa, nhưng cũng có một số đặc trưng khác phân biệt với các hoạt động này.
a) Đặc điểm về chủ thể
Hoạt động nhượng quyền luôn có sự tham gia của bên nhượng quyén (franchisor) va (cdc) bén nhan quyển
“ Xem: Phương Mai, “Gần 150 thương hiệu nhượng quyền vào Việt Nam trong 8 năm qua”, http:/vinanet.vn/hoi-nhap/gan- I 50-thuong-hieu- nhuong-quyen-vao-viet-nam-trong-8-nam-qua-621485.html.
368
(franchisee). Bén nhwong quyén va bén nhan quyén déu phai là thương nhân và là các chủ thể pháp lý độc lập với nhau.
Như vậy, xét về chủ thể không có sự khác biệt giữa hoạt động
nhượng quyền thương mại và hoạt động đại lý thương mại,
phân phối hàng hóa.
b) Đặc điểm về động cơ và mục tiêu hợp tác
Bên nhượng quyền là thương nhân đã tạo lập được thương hiệu có uy tín và tiếng tăm, muốn tối ưu hóa giá trị thương hiệu của mình bằng phương thức nhượng quyền thương mại cho các thương nhân khác, qua đó không phải tự bỏ vốn đầu tư, quản lý đầu tư mà van phat trién được mạng lưới kinh doanh, thu được nguồn lợi từ khoản tiên nhượng quyền ban đầu, tiền nhượng quyền định kỳ và tiêu thụ được nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, phụ tùng thay thế hay sản phẩm của mình bằng việc bán cho bên nhận quyền trong.
suốt quá trình kinh doanh theo phương thức nhượng quyền của bên nhận quyền.
Bên nhận quyền kỳ vọng ở hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền một xác suất thành công lớn hơn bằng vốn đầu tư ít hơn so với việc tự khởi nghiệp đề xây dựng một thương hiệu riêng. Ủy tín và danh tiếng của thương hiệu được nhượng quyên giúp bên nhận quyền có được khởi đầu thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chính mình, và duy
trì được điều đó trong suốt quá trình kinh doanh bằng việc
tuân thủ các yêu cầu của bên nhượng quyền nhằm bảo vé va
nâng cao hình ảnh của thương hiệu. Cái giá phải trả là khoản tiền nhượng quyền ban đầu và phí nhượng quyền định kỳ 369
thông thường được tính bằng một tỉ lệ phần trăm trên doanh thu lại cũng là động lực để bên nhận quyền tổ chức hoạt động kinh doanh của mình một cách có hiệu quả.
c) Đặc điểm về đối tượng nhượng quyển
Đối tượng của nhượng quyền thương mại là các quyền thương mại mà bên nhượng quyên cấp (theo thỏa thuận hợp đồng) cho bên nhận quyền. Theo quy định của pháp luật thương mại bên nhượng quyền có thể cấp cho bên nhận quyền
các quyền thương mại, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các. he
quyền sau đây (khoản 6 Điều 3 Nehi dinh 35/2006/ND-CP):
a) Quyền được bên nhượng quyền cho phép và yêu
cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên
nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
b) Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận
quyền sơ cấp quyên thương mại chung;
c) Quyền được bên nhượng quyên thứ cấp cấp lại cho
bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương
mại chung;
d) Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền
thương mại.
Trong đó, “quyền thương mại chung” nêu tại điểm b)
370
bao gồm quyền thương mai néu tai diém a) va quyén thuong mai néu tai diém c); bén nhận quyền thứ cấp không được phép cấp lại quyền thương mại chung đó nữa (khoản 9 Điều
3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP). :
Như vậy, khác với hoạt động đại lý hay phân phối hàng
hóa, đối tượng của nhượng quyền thương mại không phải là
hàng hóa hay dịch vụ của bên nhượng quyền, mà là quyền ;
được kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gắn với nhãn hiệu hàng
hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền theo cách thức tổ chức do bên nhượng quyền quy định. Thêm nữa, trong nhiều _ quan hệ nhượng quyền thương rúại, bên nhận quyền không kinh doanh hàng hóa có sẵn do bên nhượng quyền cung cấp, mà do tự minh sản xuất theo đúng công thức, tiêu chuẩn do bên nhượng quyền ấn định và chuyên giao công nghệ.
đ) Tính dài hạn của quan hệ nhượng quyển thương
mại
Do bên nhận quyền luôn phải tự đầu tư để đáp ứng
và duy trì yêu cầu của bên nhượng quyên, nên đối với bên
nhận quyền việc nhượng quyền phải có thời hạn đủ dài để
khoản đầu tư đó được khấu hao và đem lại lợi nhuận. Bên
nhượng quyền cũng có lợi ích thông qua việc đầu tư của bên nhận quyên để tiến hành kinh doanh theo phương thức nhượng quyền một cách có hiệu quả, bởi vì nó mang lại cho
bên nhượng quyền một khoản tiền nhượng quyền định kỳ
cũng như một kênh tiêu thụ hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay
nguyên liệu, bán thành phẩm của mình. Bởi vậy, quan hệ
371
nhượng quyên thương mại luôn được xác lập với kỳ vọng về
một sự hợp tác lâu dài. Thực tiễn cho thấy, hợp đồng nhượng
quyền thương mại thường có thời hạn 5 năm với các điều
khoản gia hạn hợp đồng thêm một thời gian tương ứng và
không giới hạn số lần gia hạn.
ọ) Tỉnh hợp tỏc trong quan hệ nhượng quyờn thương
mại
Bên nhượng quyền luôn có nhu cầu bảo vệ và nâng cao hình ảnh thương hiệu của mình, điều đó đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ và thường xuyên đối với hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền. Trong khi đó, bên nhận quyền cũng thường xuyên cần sự hỗ trợ của bên nhượng quyền, về
mặt kỹ thuật, quân lý, đào tạo nhân sự hay để xúc tiến thương : mại. Điều đó làm cho tính hợp tác của các bên trong hoạt động nhượng quyên thương mại đậm nét hơn rất nhiều so với hoạt động đại lý thương mại và hoạt động phân phối.
3.4.1.3. Hệ thống nhượng quyền thương mại
Hoạt động nhượng quyền thương mại thành công luôn tạo thành một hệ thống nhượng quyền thương mại gồm một
bên nhượng quyền và nhiều bên nhận quyền. Mặc dù quan
hệ giữa bên nhượng quyền với mỗi bên nhận quyền đều là _ các quan hệ pháp lý độc lập với nhau, nhưng bởi yêu cầu xây
dựng một hình ảnh thương hiệu thống nhất, nên xuất phát từ
nhu cầu tự thân đó, bên nhượng quyên thường đặt ra các yêu cầu đồng nhất đối với mỗi một bên nhận quyền. Mặt khác, do
các đòi hỏi đồng nhất của bên nhượng quyên đối với mỗi một bên nhận quyên, nên pháp luật lại đặt ra yêu cầu bên nhượng
372 ‹
hy.
1
iia he
. quyền phải đối xử với mỗi bên nhận quyên trong cùng hệ thống một cách bình đẳng (khoản 5 Điều 287 LTM 2005).
Tuy nhiên, việc thực thi nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với các bên nhận quyền trong cùng hệ thống nhượng quyền thương mại là vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của các bên nhận quyền, bởi vì mỗi bên nhận quyền không được biết về
các điều kiện nhượng quyền giữa bên nhượng quyền với các
bên nhận quyền khác, do mỗi bên nhận quyền đều có nghĩa
vụ giữ bí mật (khoản 4 Điều 289). Thực tế này đòi hỏi có cơ
chế kiểm soát và can thiệp về phía cơ quan nhà nước; nhưng hiện nay pháp luật Việt Nam đang bỏ ngò điều này.
Tuy nhiên, pháp luật thươn§ đại còn sử dụng thuật ngữ “hệ thống nhượng quyền” để chỉ sự tồn tại của nhiều loại hệ thống nhượng quyền khác nhau. Có thẻ phân biệt các hệ thống nhượng quyền khác nhau như sau:
Hệ thống nhượng quyên một cấp: Có hai loại hệ thống nhượng quyền một cấp, đó là: (i) hệ thống nhượng quyền mà bên nhận quyền được cấp quyên thiết lập chỉ một cơ sở
kinh doanh theo phương thức nhượng quyền duy nhất (là loại quyền được đề cập tại điểm a khoản 6 Nghị định 35/2006/
ND-CP) va (ii) hệ thống nhượng quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại trong đó bên nhượng
quyền cấp cho bên nhận quyên quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng quyên thương mại trong phạm vỉ một khu vực
địa lý nhất định (khoản 9 Nghị định 35/2006/NĐ-CP).
Hệ thống nhượng quyên hai cấp: Trong hệ thống 373
nhượng quyền này bên nhượng quyên không chỉ cấp cho bên nhận quyên quyền được tự tiến hành công việc kinh doanh
như trong hệ thống nhượng quyền một cấp, mà còn cấp cho -
bên nhận quyển “quyền thương mại chung” như được đề cập
tại điểm b khoản 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP. Quyền thương
mại chung bao gồm quyên được phép cấp lại quyền thương
mại cho bên nhận quyên ở cấp tiếp theo. Trong trường hợp này, bên nhận quyền được gọi là bên nhận quyền sơ cấp. Khi bên nhận quyền sơ cấp cấp lại quyển thương mại thì bên đó
còn được gọi là bên nhượng quyền thứ cấp và bên được cấp
lại quyền thương mại được gọi là bên nhận quyên thứ cấp.
Ở hệ thống nhượng quyền thương mại hai cấp này bên nhận quyền thứ cấp không được phép cấp lại quyền thương mại chung đó nữa (khoản 9 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP).
Quan hệ nhượng quyền thương mại giữa (ù) bờn nhượng quyền và bên nhận quyền sơ cấp (quan hệ hợp đồng nhượng
quyền thương mại sơ cấp) và (ii) giữa bên nhận quyển sơ
cấp đó (bên nhượng quyền thứ cấp) với bên nhận quyền thứ cấp (quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp) là độc lập về mặt pháp lý với nhau, bởi vậy các chủ thể của
hai hợp đồng nhượng quyền thương mại này phải tự tạo nên mi liên hệ giữa chúng với nhau, vi dụ như thỏa thuận trong
hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp về việc chấm
đứt hợp đồng nảy trong trường hợp hợp đồng nhượng quyền thương mại sơ cấp chấm dứt.
Việc phân biệt các hệ thống nhượng quyền thương mại
khác nhau đê cập ở trên là cần thiết để có thể xác định được
chính xác phạm vi nhượng quyền thương mại và quyền và 374
iy
if
nghĩa vụ của các bên tham gia từng hệ thống nhượng quyền
thương mại đó. ` c