Quyền và nghĩa vụ của các bên hợp đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ (Trang 170 - 173)

CHƯƠNG 5 MOT SO HOAT DONG THUONG MAI KHAC

5.1. GLA CONG HANG HOA

5.1.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên hợp đồng

3.1.5.1. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công

Cần có sự phân biệt giữa quyền và nghĩa vụ của bên

đặt gia công trong quan hệ hợp đồng gia công với bên nhận gia công và quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công trong quan hệ pháp luật với Nhà nước.

Quyền và nghĩa vụ hợp đồng của bên đặt gia công

được quy định tại Điều 181 LTM 2005, theo đó bên đặt gia cụng cú cỏc quyền và nghĩa vụ như sau: (ù) giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng,

chất lượng và mức giá thỏa thuận; (ii) nhận lại toàn bộ sản

phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn,

nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp

đồng gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; (iii) bán, tiêu hủy, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đư

thừa, phế phẩm, phế liệu theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật; (iv) cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để

337

hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiêm tra chât lượng sản phẩm.

gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; (v) chịu

trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của

hàng hóa gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị

dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.

Ngoài ra, bên đặt gia công còn có các quyên và nghĩa

vụ khác theo thỏa thuận hợp đồng phù hợp với quy định pháp luật. Đối với hoạt động gia công hàng hóa cho nước ngoài

thì bên đặt gia công (là thương nhân nước ngoài) còn có các nghĩa vụ hợp đồng theo các thỏa thuận hợp đồng đặc trưng cho quan hệ hợp đồng loại này.

Vấn đề quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công trong

quan hệ pháp luật với Nhà nước chủ yếu được đặt ra trong quan hệ gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.

Trong quan hệ gia công loại này, bên đặt gia công (là thương

nhân nước ngoài) có các quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước

Việt Nam như: (1) được giao toàn bộ hoặc một phân nguyên liệu, vật tư gia công cho bên nhận gia công (là thương nhân Việt Nam) theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công; (ii) được nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho

bên nhận gia công thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật

tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường

hợp được phép xuất khẩu tại chỗế, tiêu hủy, biếu, tặng theo quy định pháp luật; (iii) được cử chuyên gia đến Việt Nam

* Trong ngữ cảnh của quy định này, “xuất khẩu tại chỗ” sản phẩm gia công, máy móc thiết bị cho bên nhận gia công thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công là việc

338

để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản

phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; (iv) chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên.

gọi xuất xứ hàng hóa; (v) phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các

điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết; (vi) được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa;

phế phẩm, phế liệu theo văn bản thỏa thuận của các bên có

liên quan, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và

các nghĩa vụ tài chính khác théo quy định của pháp luật.

5.1.5.2. Quyên và nghĩa vụ của bên nhận gia công

Đối với bên nhận gia công cũng cần có sự phân biệt giữa quyền và nghĩa vụ hợp đồng của bên này đối với bên đặt gia công và quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công trong quan hệ pháp luật với Nhà nước.

Quyền và nghĩa vụ hợp đồng của bên nhận gia công

được quy định tại Điều 182 LTM 2005, theo đó bên nhận

gia cong cú cỏc quyền và nghĩa vụ như sau: (ù) cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu đề gia công theo

thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá; (ii) nhận thủ lao gia công và các chỉ phí hợp lý khác; (iii) trường hợp nhận gia công cho tô chức,

bên nhận gia công (thương nhân Việt Nam) giao hàng hóa đó cho thương nhân Việt Nam khác tại Việt Nam theo ủy quyền của bên đặt gia công (thương nhân nước ngoài).

339

cá nhân nước ngoải, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn,

nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo

ủy quyền của bên đặt gia công; (iv) trường hợp nhận gia công cho tô chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được

miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế; (v) chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hóa trong trường hợp hàng hóa gia công thuộc diện cản kinh doanh, cắm xuất khẩu, cắm nhập khẩu.

Riêng trong hoạt động gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, bên nhận gia công (thương nhân Việt Nam) còn có các quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp đồng đặc trưng cho loại quan hệ hợp đồng này phù hợp với quy định

pháp luật của Việt Nam.

Vấn đề quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công

trong quan hệ pháp luật với Nhà nước cũng chủ yếu được đặt ra trong quan hệ gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài. Trong quan hệ gia công loại này, bên nhận gia công

(là thương nhân Việt Nam) có các quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt Nam như: (¡) được miễn thuế nhập khẩu đối

với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập

khẩu theo định mức, tỉ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công; được miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm gia công;

(1) được thuê thương nhân khác gia công; (ii) được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để

340

gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công và phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế

nhập khẩu đối với phần nguyên, phụ liệu, vật tư mua trong

nước; (iv) được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa cầm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; đối với sản phẩm

thuộc Danh mục hàng hóa nhập khâu có giấy phép, hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành thì phải tuân thủ các quy - định về cấp phép và quản lý chuyên ngành; (v) phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia cong’ đã được ký kết; (vi) làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công.

Quy định về quyền của bên nhận gia công được thuê thương nhân khác gia công chỉ được áp dụng trong trường hợp các bên trong hợp đồng gia công không có thỏa thuận khác; còn nếu các bên thỏa thuận việc gia công phải do bên gia công trực tiếp thực hiện thì bên gia công phải tuân thủ thỏa thuận đó. Quy định về nghĩa vụ của bên nhận gia công

phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt

động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết cũng cho thấy, mặc dù gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài là quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài và vì vậy các bên có quyền thỏa thuận luật áp dụng, nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định pháp luật bắt buộc của Việt Nam, 341

vì hoạt động gia công này được thực hiện tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ (Trang 170 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(255 trang)