Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ (Trang 155 - 161)

Quan hệ giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác phải

được thể hiện bằng hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa. Đây là sự thỏa thuận giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa cho bên ủy thác trên danh nghĩa của mình để được hưởng thù lao.

Hợp đồng này có các đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng gồm 2 bên là bên ủy

thác và bên nhận ủy thác. Bên ủy thác có thể là thương nhân

hoặc không phải là thương nhân, nhưng bên nhận ủy thác bắt buộc phải là thương nhân (Điều 156, 157 LTM 2005). Trong

307

khi đó, nếu so sánh với quan hệ đại diện cho thương nhân chúng ta thấy có sự khác nhau vẻ chủ thê thuê dịch vụ, bên giao đại diện phải là thương nhân. Bên nhận ủy thác phải là thương nhân là qui định hoàn toàn hợp lý bởi vì chủ thể này thực hiện hoạt động thương mại vì mục đích lợi nhuận.

Thứ hai, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phải

được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị tương đương. Đây là qui định hoàn toàn hợp lý nhằm bảo

đảm các quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ ủy thác;

chẳng hạn bên thuê dịch vụ, tức bên ủy thác luôn phải đối mat //

với những rủi ro nhất định. Hình thức hợp đồng bằng văn bản là minh chứng rõ ràng nhất cho mối quan hệ giữa các bên và là cơ sở để bảo vệ lợi ích của bên ủy thác. Vấn để mối quan hệ giữa hình thức của hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng

ủy thác mua bán hàng hóa cũng tương tự như phân tích về hình thức của hợp đồng đại diện đã trình bày ở phần trên của Chương này.

Thứ ba, cũng giỗng như đã trình bày ở trên, LTM 1997 có quy định các nội dung chủ yếu của hợp đồng ủy thác mua

bán hàng hóa (Điều 104), nhưng LTM 2005 không có quy

định về van dé nay. Tuy nhiên, nội dung của hợp đồng ủy thác thông thường có các vẫn đề như: hàng hóa được ủy thác; khối lượng, số lượng của hàng hóa ủy thác; chất lượng, mẫu mã của hàng hóa ủy thác; giá cả mua bán của hàng hóa ủy thác;

thời gian, địa điểm giao nhận hàng hóa ủy thác; thủ lao ủy

thác và thời hạn thanh toán v.v...

4.2.3.3. Quyên và nghĩa vụ của các bên

308

4) Quyển và nghĩa vụ của bên ủy thác

Cũng giống như các hoạt động trung gian thương mại khác, quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác được qui định tại các Văn bản pháp luật và theo thỏa thuận giữa hai bên. Theo quy

định tại Điều 162 và 163 LTM 2005, néu giữa bên ủy thác và

bên nhận ủy thác không có thỏa thuận khác thì bên ủy thác có Các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Quyển yêu cầu bên nhận ủy thác thông báo đây đủ về tình hình thực hiện hợp đồng ủy thác giữa hai bên mà cụ thê là việc thực hiện việc mua hay việc bán hàng hóa theo

thỏa thuận, Bên ủy thác cũng không phải chịu trách nhiệm về

việc bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp sự

vi phạm pháp luật của bên nhận ủy thác có nguyên nhân là do bên ủy thác gây ra hoặc do hai bên cố ý thực hiện hành vi trái pháp luật trong hoạt động ủy thác.

- Bên ủy thác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin,

tài liệu cần thiết, phương tiện cần thiết cho bên nhận ủy thác

để thực hiện hợp đồng ủy thác. Bên ủy thác có nghĩa vụ giao tiền cho bên nhận ủy thác để mua hàng theo thỏa thuận trong

hợp đồng ủy thác mua hàng (trong trường hợp này bên nhận ủy thác sẽ nhân danh chính mình để mua hàng theo số lượng, khối lượng, tiêu chuẩn chất lượng... theo thỏa thuận) hoặc giao hàng cho bên nhận ủy thác để bán theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác bán hàng (trong trường hợp này bên nhận ủy thác sẽ nhân danh chính mình để bán hàng của bên ủy thác theo các điều kiện, đặc biệt là về giá cả, thanh toán, đã thỏa' thuận với bên ủy thác).

309

- Một nghĩa vụ quan trọng khác của bên ủy thác là phải thanh toán thủ lao ủy thác va các khoản chỉ phí hợp lý

khác cho bên nhận ủy thác. Đây là hai khoản tiền khác nhau, khoản thứ nhất chính là nguồn thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ ủy thác, còn khoản thứ hai chính là các chỉ phí thực tế

- hợp lý mà bên nhận ủy thác đã phải bỏ ra để thực hiện công việc được ủy thác.

b) Quyên và nghĩa vụ của bên nhận ty thác

Là bên cung ứng dịch vụ, bên nhận ủy thác cũng có các quyền và nghĩa vụ được quy định bởi pháp luật và theo thỏa thuận giữa hai bên. Một số quyền của bên nhận ủy thác cũng chính là nghĩa vụ của bên ủy thác, và ngược lại. Theo

quy định tại Điều 164 và 165 của LTM 2005 thì, nếu hai bên không có thỏa thuận khác, bên nhận ủy thác sẽ có các quyền

và nghĩa vụ sau đây:

- Bên nhận ủy thác có quyền nhận thù lao ủy thác theo

thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận cụ thể thì có thể áp dụng

nguyên tắc xác định thù lao theo quy định tại Điều 86 LTM

2005. Thù lao của bên nhận ủy thác được xác định theo hợp

đồng giữa hai bên, có thể là một tỷ lệ phần trăm trên giá trị của hàng hóa ủy thác mua hay ủy thác bán hoặc một số tiền

cố định khác. Bên cạnh thù lao ủy thác, bên nhận ủy thác còn có quyền yêu cầu bên ủy thác thanh toán các chỉ phí hợp lý phát sinh trong việc thực hiện công việc ủy thác, tuy nhiên, chi phí này phải là thực tế, phải hợp lý và liên quan đến việc

thực hiện công việc được ủy thác.

- Bên nhận ủy thác có quyền yêu cầu bên ủy thác phải

310

giao tài liệu, cung cấp thông tin cần thiết để thực hiện hợp đồng. LTM 2005 cũng cho phšp bên nhận ủy thác được từ chối trách nhiệm về hàng hóa đã bàn giao đúng thỏa thuận cho bên ủy thác. Cách qui định của LTM 2005 có thể gây lo

ngại cho bên ủy thác, tuy nhiên đây chỉ là nguyên tắc áp dụng

khi bên nhận ủy thác đã giao hàng đúng thỏa thuận, được hiểu là đúng số lượng, khối lượng, chất lượng qui cách phẩm chất v.v... cho bên ủy thác và giữa các bên không có thỏa thuận khác về vấn đề này. Do vay, dé ràng buộc trách nhiệm của bên nhận ủy thác trong việc mua hay bán hàng cho bên ủy thác, các bên nên qui định cụ thê về trách nhiệm của bên nhận ủy

thác. /

⁄ cA a `.

- Bên nhận ủy thác có nghĩa vụ thực hiện công việc

mua hàng hoặc bán hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác, đây là nghĩa vụ bao quát các công việc liên

quan. Là một bên nhận ủy nhiệm, bên nhận ủy thác phải có nghĩa vụ thông tin cho bên ủy thác, phải thông báo cho bên ủy

thác những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng

nhằm giúp bên ủy thác nắm bắt đầy đủ thông tin về việc thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, bên nhận ủy thác cũng có nghĩa vụ bảo mật, không được tiết lộ thông tin về việc thực hiện hợp

đồng cho các tổ chức, cá nhân khác.

- Bên nhận ủy thác có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các chỉ dẫn của bên ủy thác trong quá trình thực hiện hợp đồng. Bên nhận ủy thác phải bảo quản tài sản, tài liệu mà bên ủy thác đã giao để thực hiện hợp đồng. Một nghĩa vụ quan trọng bậc nhất của bên nhận ủy thác là việc phải giao lại tiền

311

hàng đổi với công việc ủy thác bán hàng cho bên ủy thác, va

giao lại hàng hóa đã mua băng tiền của bên ủy thác đối với . việc nhận ủy thác mua hàng cho bên ủy thác đúng theo thỏa thuận trong hợp đông. Với tư cách là bên nhận sự ủy nhiệm của bên ủy thác, bên nhận ủy thác phải liên đới chịu trách

nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác nếu

nguyên nhân của hành vi vi phạm đó có một phần do lỗi của bên nhận ủy thác.

4.2.4. Đại lý thương mại

4.2.4.1. Khái niệm và đặc điểm

Như đã phân tích tại mục 1 của Chương này, các thương nhân muốn bán hàng hóa mà mình Sản xuất ra hay cung ứng dịch vụ ra thị trường cho người tiêu dùng thì có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau, từ việc trực tiếp mở cửa hàng, tự mình thiết lập các địa điểm kinh doanh để bán

hàng hoặc thông qua các trung gian thương mại. Như đã phân

tích trên đây, nếu thiết lập mô hình đại diện cho thương nhân

thì thương nhân làm đại diện không trực tiếp bán hàng cho khách hàng, không trực tiếp thực hiện hoạt động bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng, việc sử dụng người môi giới cũng chỉ giúp cho thương nhân tìm được và đàm phán ký kết hợp đồng với khách hàng chứ người môi giới không trực tiếp thực hiện việc bán hàng ra thị thường cho thương nhân.

Đại lý thương mại là hình thức trung gian thương mại phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Hình thức trung gian thương

mại này đã được quy định tại LTM 1997 và sau đó tiếp tục

được quy định tại LTM 2005 (từ Điều 166 đến 177) với sự 312

en ca —— ——... ...

angen st

thay đổi từ “đại lý mua ban hàng hóa” thành “đại lý thương

mại”. "

Theo quy định tại Điều 166 LTM 2005 thì đại lý thương mại là hoạt động thương mại theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh minh mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung cứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Từ các quy định của LTM 2005, có thể nhận thấy đại lý thương mại có các đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, đây là hình thức trung gian thương mại theo .. đó một thương nhân, gọi là bên đại lý, đứng ở giữa làm trung gian cho việc tiêu thụ hàng hóa, cung cứng dịch vụ giữa bên

giao đại lý và khách hàng. Nhưng, khác với ba hình thức

trung gian thương mại ở trên về cách thức thực hiện. Ví dụ, trong trường hợp một công ty sản xuất vật liệu xây dựng (A) ký hợp đồng đại lý với một công ty làm đại lý (B) thì B sẽ trực tiếp bán hàng theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp

đồng đại lý cho khách hàng (C), và như vậy, bên giao đại lý (A) không trực tiếp là một bên trong quan hệ mua bán vật liệu xây dựng với người mua (C) nhưng đã bán được hàng, đã có doanh thu trên cơ sở quan hệ đại lý bán hàng giữa A và B.

Thứ hai, đại lý thương mại là quan hệ giữa hai bên là

bên đại lý và bên giao đại lý theo đó cả hai bên đều phải là

thương nhân, bởi vì bên giao đại lý chính là người bán hàng

hóa, cung ứng dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi, vì thế việc

LTM 2005 qui định bên giao đại lý phải là thương nhân là hoản toàn phù hợp. Bên đại lý cũng phải có tư cách thương

313

nhân bởi vì bên đại lý chính là chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc làm trung gian thương mại dưới hình thức nay. Điều kiện để trở thành đại lý trong một số lĩnh vực kinh doanh nhất định phải tuân theo quy định của pháp _

luật chuyên ngành. Chẳng hạn, điều kiện để làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu được quy định tại Điều l6 Nghị định 83/2014/NĐ-CP và điều kiện làm đại lý bản lẻ xăng dầu qui

định tại Điều 19 Nghị định này. Theo đó, thương nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm đại lý bán lẻ xăng dầu: ( phải là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật

và có đăng ký kinh doanh xăng dẫu; (ii) phải có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu đoanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng

sở hữu được cấp giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán

lẻ xăng dầu theo quy định; (iii) phải có cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.

Như vậy, cũng giống với việc làm đại diện cho thương

nhân, cả hai bên trong quan hệ đại lý thương mại đều phải là

thương nhân. Nhưng, khác với hình thức môi giới thương mại '

hay ủy thác mua bán hàng hóa vì trong hai hình thức trung gian thương mại này, chỉ cần bên làm dịch vụ là thương nhân,

còn bên thuê dịch vụ, tức bên được môi giới hay bên ủy thác

không nhất thiết phải là thương nhân.

Thứ ba, cách thức thực hiện đại lý thương mại cũng khác hoàn toàn với các hình thức trung gian thương mại khác.

Trong quan hệ đại lý thương mại, bên làm dịch vụ, tức là bên

314

đại lý nhân danh chính mình, sử dụng tư cách pháp lý của

mình trong việc giao dịch với các bên thứ ba (khách hàng), cũng giống như người môi giới trong môi giới thương mại hay bên nhận ủy tác trong quan hệ ủy thác mua bán hàng

hóa. Bên đại lý bán hàng cho bên giao đại lý hoặc mua hàng

cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại

lý cho khách hàng chứ không phải bán hàng của mình, mua

hang cho mình hay cung ứng dịch vụ của mình. Đặc điểm

này có nhiều điểm tương đồng với quan hệ ủy thác mua bán

hàng hóa nhưng thực chất ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý

thương mại khác nhau một cách cơ bản.

Thứ tư, bên giao đại lý vẫn là chủ sở hữu đối với hàng

hóa đã giao cho bên đại lý dé ban cho khach hang hoặc là chủ

sở hữu đối với tiền giao cho bên đại lý để mua hàng.” Theo đúng bản chất của đại lý, một hình thức trung gian thương

mại, một loại hình dịch vụ, thì việc qui định hàng hóa đại lý

- thuộc quyền sở hữu của bên giao đại lý là hoàn toàn phù hợp nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích của bên giao đại lý.

Thứ năm, quan hệ đại lý thương mại giữa bên đại lý Và bên giao đại lý được thực hiện mang tinh gắn bó lâu dài, ôn định chứ không phải thường là theo từng vụ việc, từng đợt mua bán hàng hóa như quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa.

Trong rất nhiều trường hợp, quan hệ đại lý thường có thời hạn cụ thể, có thể là 1 năm, 3 năm thậm chí 5 năm hay 10 năm,

trong khi quan hệ ủy thác thường không đặt ra van dé thoi hạn. Hơn nữa, đối tượng của hoạt động đại lý có thể là hàng

? Xem: Điều 170 LTM 2005.

315

hóa hoặc dịch vụ, nhưng đối tượng của quan hệ ủy thác chỉ có hàng hóa chứ không có dịch vụ, tức là ủy thác mua hàng hay bán hàng chứ không có ủy thác cung ứng dịch vụ.

Thứ sáu, cũng giỗng như các hình thức trung gian thương mại khác, quan hệ đại lý thương mại phải được thực

hiện trên cơ sở hợp đồng đại lý thương mại được thiết lập ˆ theo qui định của pháp luật. Đây chính là cơ sở, là căn cứ pháp lý quan trong dé bảo vệ quyền và lợi ích của các bên.

4.2.4.2. Các hình thức dai ly Ụ

Thực tiễn kinh doanh cho thấy các thương nhân có thể”

sử dụng những hình thức đại lý khác nhau, khá đa dạng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình. Điều 169 LTM 2005

đã qui định cụ thê vẻ 03 hình thức đại lý, nhưng cho phép các thương nhân được quyền thỏa thuận với nhau các hình thức

đại lý khác.

+ Dai ly bao tiêu: được hiệu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua hoặc bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại ly dé duge hưởng thù lao. Hình thức đại ly này có nhiều nét tương đông với ủy thác mua bán hàng hóa. Bên đại lý phải thực hiện bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa nhất định hay mua một khôi lượng hàng hóa nhất định cho bên giao đại lý. LTM 2005 không có quy định cụ thể “một khối lượng hàng hóa” là bằng bao nhiêu, nên các bên có thể thỏa thuận

cụ thể về vấn đề này, đó có thể là một khối lượng, số lượng

hàng hóa nhất định như 50 chiếc tivi, hay 03 tấn hàng hoặc

100 bộ quân áo v.v...

316

——.

+ Dai ly độc quyên: là hình thức đại lý mà tại một khu

“vue dia ly nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý thực hiện việc mua-hoặc bản một hoặc một số mặt hàng hoặc chỉ cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định. Như

vậy, chữ “độc quyền” cho thấy sự hạn chế về thị trường địa lý và cả về hàng hóa đại lý hoặc dịch vụ làm đại lý của bên đại lý. LTM 2005 không có qui định cụ thể về phạm trù “một khu vực địa lý nhất định”, do vậy các bên trong quan hệ hợp đồng đại lý có thể tự mình xác định không gian đại lý này.

Trong thực tiễn, bên đại lý thường thích làm đại lý độc quyền bởi vì họ sẽ không phải e ngại nhiều về vấn đề cạnh tranh với

các đại lý khác. : /

Tuy nhiên, cần phân biệt đại lý độc quyền với tính chat là một hình thức đại lý với những điều khoản về hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng đại lý, chẳng hạn như các quy định về việc bên đại lý không được làm đại lý cho bất kỳ một thương

nhân nào khác trong việc tiêu thụ hàng hóa, mua hàng hay cung cứng dịch vụ mà có khả năng cạnh tranh với hàng hóa,

dịch vụ của bên giao đại lý. |

+ Tổng đại lý: theo quy định của LTM 2005 thì tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống các đại lý trực thuộc dé

thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Trong quan hệ với bên giao đại lý thì tong dai ly đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc; các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa

của tổng đại lý. Như vậy, LTM 2005 qui định rõ ràng về tư

317

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ (Trang 155 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(255 trang)