TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
4.1.1. Khái niệm và đặc điểm
Trong nên kinh tế thị trường, các thương nhân có thể | tiền hành hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vu qua
hai phương thức cơ bản: giao dịch trực tiếp với khách hàng hoặc giao dịch qua trung gian (tức là việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của thương nhân được thực hiện thông qua việc sử dụng bên thứ ba làm trung gian). Trong phương thức giao dịch trực tiếp, các bên tham gia quan hệ mua bán hay cung ứng dịch vụ trực tiếp đàm phán, thương lượng và thỏa thuận với nhau vẻ tất cả các điều kiện và nội dung của
hợp đồng như về đối tượng, giá cả, phương thức giao nhận, thanh toán... và trực tiếp thực hiện giao dịch đó. Nhưng,
trong phương thức giao dịch qua trung gian thì bên bán hàng (hoặc bên cung ứng dịch vụ) và bên mua hàng (hoặc bên sử
dụng dịch vụ) không trực tiếp gặp nhau, đàm phán, thương
264
lượng và thỏa thuận thiết lập hợp đồng với nhau mà thông qua sự trung gian của một bên thứ ba độc lập. Ví dụ, Công ty A là nhà sản xuất nước ngọt đóng chai; Công ty A không trực tiếp tìm kiếm khách hàng và bán nước ngọt đóng chai đến
tất cả người mua mà thiết lập một hệ thống các đại ly dé ban hàng cho mình đến người mua hàng.
Trong thực tế, không phải mọi thương nhân đều có
khả năng tài chính và năng lực quản trị để có thế thiết lập một hệ thống các cơ sở kinh doanh, hệ thống cửa hàng để giao dịch trực tiếp với khách hàng. Ngay cả với những doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn thì việc thiết lập hệ thống cửa hàng của mình để bán hàng hay cung ứng dịch vụ có hiệu quả kinh tế là việc làm khó khăn và đòi hỏi nguồn vốn
đầu tư lớn. Rất nhiều thương nhân không thể tự thiết lập cho
mình tất cả các kênh tiêu thụ hàng hóa hay cung ứng dịch vụ một cách trực tiếp cho người mua hoặc sử dụng dịch vụ. Các thương nhân thường có nhu cầu cần đến những thương nhân làm trung gian, làm “cầu nối” giữa các bên có nhu cầu mua bán hàng hóa hay cung ứng và sử dụng dịch vụ bởi vì việc sử dụng trung gian thương mại có thể là giải pháp tốt để kinh doanh có hiệu quả. Chẳng hạn, Công ty B có hàng nông sản muốn xuất khẩu ra nước ngoài nhưng chưa tìm được người nhập khâu ở nước ngoài thì có thể họ sẵn sàng trả tiền thù lao cho thương nhân X làm môi giới để bán được hàng với những điều kiện họ mong muốn. Hay Công ty A là nhà sản xuất nước ngọt đóng chai mà thiết lập hệ thống cửa hàng thuộc sở hữu của mình để bán nước ngọt đóng chai do mình sản xuất có lẽ
sẽ không có hiệu quả kinh tế bằng việc thiết lập một hệ thống
265
dai ly ban hang cho minh và trả thù lao cho các đại lý. Sự ra,
đời và phát triển của các hình thức trung gian thương mại là một vẫn đề có tính tất yếu trong nền kinh tế thị trường.
4.1.1.1. Khái niệm trung gian thương mại
Trung gian thương mại được định nghĩa tại Điều 3
LTM 2005. Theo đó, hoạt động trung gian thương mại là hoạt
động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại
cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương, nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và “đại lý thương mại. Như vậy
định nghĩa về trung gian thương mại của Luật Thương mại Việt Nam đã bắt đầu bằng việc xác định trung gian thương mại là một phạm trù khá rộng và cũng khá trừu tượng qua cụm từ “hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định ”. Song, điều khoản định nghĩa này đã liệt kê 4 hình thức trung gian thương mại cụ thê bao gồm: đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại (khoản
lãi Điều 3).
Có thể so sánh định nghĩa về trung gian thương mại trong Luật Thương mại của Việt Nam với các phạm trù pháp
lý như agency (tạm dịch là đại điện hay trung gian) theo pháp
luật của các nước theo truyền thống thông luật (comznon law) hay agent commercial theo pháp luật của Pháp.! Theo Từ điển Blackš Law Dictionary thì agency là một quan hệ tín thác
được xác lập trên cơ sở hợp đồng hay theo pháp luật, trong
! Xem thêm bình luận của Phạm Duy Nghĩa (1998), Giáo trình Luật
266
Ef
ep.
j 1
i. q]
#1 1 Hi
đó một bên (tức là agent) c6 thé hanh déng thay mat cho (act
on behalf of) mét bén khac (goi 1a principal) va hanh d6ng nói trên của agej có giá trị pháp ly rang bude principal.
Trong pháp luật của các nước theo truyền thống thông luật thì ageney có nhiều nét tương đồng với trust; nhưng giữa chúng có điểm khác nhau cơ bản là agez¿ thì hành động cho người khác, còn rws/ee (người nhận ủy thác) thì năm giữ tài sản
cho người khác, hơn nữa quan hệ đại diện (agency) không làm phát sinh mối quan hệ tín thác theo kiểu trust3 Pháp luật nước ngoài cũng phân biệt agency va distributor (nha phân phối) hay franchising (nhuong quyén thương mại) hoặc independent contractor (nha thau độc lập).
4.1.1.2. Đặc điểm của trung gian thương mại
Theo cách định nghĩa của LTM 2005 và các qui định VỀ các hoạt động trung gian thương mại cụ thể trong Luật này thì có thể thấy hoạt động trung gian thương mại có các đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, khoản 11 Điều 4 của LTM quy định “các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân”, cho nên chủ thể thực hiện hoạt động trung gian thương mại phải là thương nhân theo qui định của pháp luật Việt Nam.° Các chủ thể này có thể là các loại công ty, doanh
nghiệp tư nhân, hợp tác xã hay hộ kinh doanh... được thành
Thương mại Việt Nam, tr. 198.
? Bryan A. Garner (ed.) (2001), Blacks Law Dictionary, tr. 25.
*LS Sealy & R J A Hooley (2003), Commercial Law: Text, Cases and Materials, tr. 103.
“LS Sealy & RJ A Hooley, sdd, tr. 104-105.
267
lập, đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, trung gian thương mại là hoạt động thương mại, cũng là một dạng hoạt động kinh doanh. Hoạt động trung gian thương mại do thương nhân thực hiện và được qui định cụ thé tại Chương V của LTM 2005. Theo quy định của Luật này thì hoạt động thương mại là một khái niệm khá rộng, bao
gồm cả dịch vụ thương mại và các hoạt động khác nhằm mục
đích sinh lợi. Mặc dù LTM 2005 không có quy định cụ thể
nhưng có thể coi hoạt động trung đan thương mại như một
loại dịch vụ thương mại do thương nhân thực hiện.
Thứ ba, hoạt động trung gian thương mại của thương
nhân có liên quan đến hai bên khác nhau là bên thuê dịch vụ
và bên thứ ba. Như đã phân tích ở trên, hoạt động trung gian
thương mại là phương thức giao dịch gián tiếp của bên thuê dịch vụ. Bên thuê dịch vụ không trực tiếp giao dịch với khách hàng đề thực hiện việc mua, việc bán hay cung ứng dịch vụ mà lại thông qua thương nhân làm trung gian thương mại. Có
nghĩa là, hoạt động trung gian thương mại thường có sự tham gia của ba bên: bên làm trung gian thương mại, bên thuê dịch
vụ và bên thứ ba. Ví dụ, Công ty TNHH A là nhà sản xuất quạt điện. Công ty A ký hợp đồng đại lý với Công ty TNHH B theo đó B sẽ làm đại lý thương mại dé bán quạt điện do Công ty A sản xuất. Khách hàng C đến cửa hàng đại lý của Công
* Khái niệm thương nhân và các loại thương nhân đã được trình bày tại Chương 1 của Giáo trình. Người đọc cần hiểu rõ và hiểu đúng các loại
thương nhân theo pháp luật thực định của Việt Nam.
268
TH
na...
nn.
ty B và mua quạt điện do Công ty A sản xuất. Như vậy, Công ty B là bên làm trung gian thương mại, Công ty A là bên thuê dịch vụ trung gian thượng mại và C chính là bên thứ ba.
Bên làm trung gian thương mại là người ở giữa, đóng vai trò làm cầu nỗi, làm trung gian cho các bên trong việc
mua bán hàng hóa hay cung cứng dịch vụ. Chắng hạn, trong quan hệ môi giới thương mại, người bản thuê thương nhân làm dịch vụ môi giới tìm kiếm khách hàng để bán hàng, khi người môi giới - tức bên trung gian - tìm được khách hàng tức là người có nhu cầu mua hàng và làm trung gian giúp hai bên giao kết hợp đồng mua bán với nhau thì ở đây, giao dịch đã được xác lập giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba có được trên cơ sở hoạt động của trung gian.
Thứ tư, quan hệ giữa người làm trung gian thương mại va người thuê dịch vụ này là quan hệ ủy quyền khá đặc biệt bởi lẽ nó có những điểm khác với quan hệ ủy quyền thuần tuý theo qui định của BLDS. Theo quy định tại khoản 1 Điều 138 BLDS 2015 thì cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự va pham vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền (Điều 141 BLDS 2015). Nhưng theo qui định của LTM
2005, bên thuê dịch vụ, hay còn gọi là khách hàng của bên làm trung gian thương mại, là bên có hàng hóa, có tiền hay có dịch vụ đã ủy nhiệm cho bên trung gian thương mại thực hiện một hay một số hoạt động thương mại trên danh nghĩa của
chính họ hay của bên thuê dịch vụ đề hưởng thủ lao. Không phải mọi trường hợp, người làm trung gian thương mại đều
269
có quyền nhân đanh bên thuê dich vu dé giao dich với bên thứ ba, chắng hạn trong quan hệ đại lý hay môi giới thương mại, người làm dịch vụ phải nhân danh chính mình trong quan hệ giao dịch với bên thứ ba.
Thứ năm, xét về tư cách pháp lý, bên làm trung gian
thương mại là một bên độc lập với các bên khác tham gia g1ao dịch, độc lập với chính bên thuê dịch vụ và độc lập với bên
thứ ba. Nếu bên làm môi giới, bên nhận ủy thác hay đại lý
thương mại mà không phải là một bên độc lập với chính bên thuê mình thì đây không phải là trúng gian thương mại. Độc lập ở đây là sự độc lập cả về tư cách pháp lý và về tài chính, tài sản. Chi nhánh hay văn phòng đại diện của Công ty X thi không thể là trung gian thương mại của chính Công ty X, vì
đây là mối quan hệ nội bộ bên trong của doanh nghiệp chứ _
không phải là quan hệ trung gian thương mại giữa các thương nhân có tư cách pháp lý độc lập, bởi lẽ chỉ nhánh hay văn
phòng đại diện của một công ty không phải là một thương
nhân. Người lao động hay người được doanh nghiệp trả
lương cũng không thể được coi là bên làm trung gian thương mại của chính doanh nghiệp đó. Bên làm trung gian thương mại phải là một thương nhân độc lập về tư cách pháp lý, về tài sản, tải chính với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba và tự chịu
trách nhiệm trước pháp luật và các tổ chức, cá nhân khác về
hoạt động kinh doanh của mình.
Thứ sáu, quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên làm trung gian thương mại, hay nói cách khác là hoạt động trung
gian thương mại, phải được xác lập trên cơ sở hợp đồng. Hợp
270
đồng trong hoạt động trung gian thương mại là hợp đồng song vụ chứ không phải là hợp đồng đơn vụ," các bên tham gia hợp đồng đều phải có các nghĩa vụ pháp lý với bên kia. Các điều khoản của hợp đồng này phải thể hiện bản chất và nội dung của việc làm trung gian thương mại, trong đó phải qui định
về quyền và nghĩa vụ cụ thể giữa các bên. Tuy nhiên, nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các
bên trong hợp đồng thì các qui định của LTM 2005, BLDS 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan về từng loại
hình trung gian thương mại sẽ được áp dụng đề giải thích và
xác định quyền, nghĩa vụ giữa các bên.
4.1.2. Vai trò của trung gian thương mắi
Đánh giá về vai trò của trung gian thương mại có thể
được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau đối với nền kinh
t, với các thương nhân có liên quan, với người tiêu dùng. Sự _ phát triển của nền kinh tế thị trường, nền sản xuất hàng hóa là tiên đề cơ bản, là nền tảng cho sự hình thành và phát triển của
các hoạt động trung gian thương mại. Nền kinh tế càng phát triển ở trình độ cao, sự phân công lao động, chuyên môn hóa càng sâu sắc thì trung gian thương mại càng phát triển và đa dạng với các dịch vụ khác nhau. Có thể nhận thấy hoạt động trung gian thương mại có các vai trò cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các hoạt động trung gian thương mại góp phân thúc đây sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh
“ Theo Điều 402 BLDS 2015 thì hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi
bên đêu có nghĩa vụ đối với nhau, quy định này cũng giống như quy định của BLDS 2005.
271
qua đó thúc đây sự phát triển của nền kinh tế. Nhờ có sự phát
triển của trung gian thương mại, các thương nhân tức bên bán hàng và bên có nhu cầu mua hàng hóa, bên cung ứng dịch vụ
và bên sử dụng dịch vụ có thể “tìm đến nhau” dễ dàng hơn, các giao dịch được thực hiện nhiều hơn, doanh thu tăng mạnh hơn, từ đó giúp các thương nhân phát triển hoạt động đầu tư kinh đoanh và góp phần phát triển nền kinh tế. Việc sử dụng
trung gian thương mại trong hoạt động kinh doanh cũng giúp
cho các doanh nghiệp xây dựng và phát triển một hệ thống
phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ ở phạm vi rộng lớn,
giúp doanh nghiệp có khả năng tăng qui mô, phát triển kinh doanh mà không cần phải trực tiếp đầu tư thêm nguồn vốn lớn.
Thứ hai, trung gian thương mại là hoạt động mang tính nghề nghiệp, thông qua hoạt động của các thương nhân kinh doanh dịch vụ môi giới thương mại, đại lý thương mại, đại
diện cho thương nhân... từ đó có thể phát triển kinh doanh, thu hút lao động. Thương nhân làm trung gian thương mại thường có thế mạnh hơn thương nhân sản xuất hay thương nhân chuyên cung ứng dịch vụ về khả năng phân phối đến
người tiêu dùng, nắm vững thị trường, hiểu biết vẻ tập quán, phong tục của khu vực đó, hiểu biết rõ hơn về thị trường địa phương...; do vậy, họ có khả năng phát triển việc bán
hàng, cung ứng dịch vụ giúp doanh nghiệp sản xuất hay cung ứng dịch vụ hạn chế rủi ro, đem lại lợi ích không những cho thương nhân làm trung gian, mà còn mang lại lợi ích cho các bên sử dụng dịch vụ và người tiêu dùng.
272
Thứ ba, sử dụng trung gian thương mại giúp các
thương nhân sử dụng dịch vụ giảm khá nhiều chỉ phí đầu tư
và thời gian, giảm bớt sử dụng lao động cho việc xây dựng mạng lưới bán hàng hoặc cung cứng dịch vụ. Chăng hạn, thay
vì phải thuê mặt bằng mở 100 cửa hàng ở 100 địa điểm khác _ nhau trên địa bàn nhiều tỉnh để bán hàng, cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng thì thương nhân sản xuất hay cung ứng:
dịch vụ có thể ký hợp đồng đại lý với các thương nhân làm trung gian thương mại đẻ thiết lập hàng trăm đại lý ở các địa bàn khác nhau để họ thực hiện việc cung ứng dịch vụ hoặc bán hàng. Sử dụng trung gian thương mại giúp thương nhân giảm nhiều chỉ phí kinh doanh, không phải thuê mướn mặt bằng, không phải thực hiện các thủ tục pháp lý thành lập cửa hàng và tuyển dụng nhân viên... Việc sử dụng trung
gian thương mại cũng giúp cho thương nhân có thể thay đổi, chuyền hóa chiến lược kinh doanh dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, tiện lợi hơn, chẳng hạn việc chấm dứt một hợp đồng đại lý thì nhanh chóng và thuận lợi hơn nhiều việc chấm dứt hoạt
động của một chỉ nhánh hay cửa hàng. Việc sử dụng môi giới
Sẽ giúp bên bán và bên mua nhanh chóng lập được hợp đồng và xúc tiến quan hệ mua bán, cung ứng dịch vụ.
Thứ tr, sự phát triển của trung gian thương mại sẽ giúp thị trường phát triển năng động hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều cửa hàng đại lý bán hàng, cung ứng dịch vụ trên khắp mọi nơi, từ bưu điện, dich vụ viễn thông, đến bán quần áo, giầy dép, vật liệu xây dựng v.v... Chúng ta cũng thấy rất nhiều trung tâm cung ứng dịch
vụ môi giới thương mại, giúp các bên có nhu cầu mua bán 273